32 bit và 64 bit khác nhau thế nào năm 2024

Nói một cách đơn giản, các bộ xử lý 64-bit có nhiều khả năng thực thi hơn so với những bộ xử ly 32-bit, bởi nó có thể xử lý nhiều dữ liệu hơn cùng một lúc. Một bộ xử lý 64-bit có khả năng lưu trữ nhiều giá trị tính toán hơn, bao gồm cả địa chỉ bộ nhớ, nghĩa là nó có thể truy cập vào bộ nhớ vật lý nhiều hơn 4 tỉ lần so với một bộ xử lý 32-bit.

Điểm khác biệt chính giữa chúng: những bộ xử lý 32-bit chỉ có thể xử lý được một lượng RAM hạn chế (trong Windows, con số này thấp hơn 4GB), trong khi các bộ xử lý 64-bit lại có khả năng tận dụng được nhiều hơn thế. Dĩ nhiên, để đạt được điều này, hệ điều hành của bạn cũng cần được phải thiết kế để tận dụng khả năng truy cập vào bộ nhớ lớn hơn. Microsoft đã giải quyết vấn đề giới hạn bộ nhớ này bằng cách cung cấp nhiều phiên bản Windows khác nhau. Nhưng nếu đang chạy Windows 10 mới nhất, bạn sẽ chẳng cần phải lo lắng về những giới hạn này.

Với sự gia tăng tính khả dụng của bộ vi xử lý 64-bit và dung lượng RAM lớn hơn, cả Microsoft và Apple đều đã nâng cấp các phiên bản hệ điều hành của họ được thiết kế để tận dụng tối đa công nghệ mới. Hệ điều hành 64-bit hoàn chỉnh đầu tiên là Mac OS X Snow Leopard vào năm 2009. Trong khi đó, điện thoại thông minh đầu tiên có chip 64-bit (Apple A7) là iPhone 5s.

Trong Microsoft Windows, các phiên bản cơ bản của hệ điều hành đặt giới hạn phần mềm về số lượng Ram có thể được sử dụng bởi các ứng dụng. Ngay cả trong phiên bản cuối cùng và chuyên nghiệp của hệ điều hành, 4GB là bộ nhớ có thể sử dụng tối đa mà phiên bản 32-bit có thể xử lý. Trong khi các phiên bản mới nhất của hệ điều hành 64-bit có thể tăng đáng kể khả năng của bộ xử lý, thì sức mạnh thực sự đến từ phần mềm được thiết kế theo kiến trúc này.

Các ứng dụng và trò chơi điện tử đòi hỏi hiệu suất cao có thể tận dụng lợi thế của việc tăng bộ nhớ khả dụng ( đó là lý do mà hầu hết mọi người nên có 8GB trong máy tính của mình). Điều này đặc biệt hữu ích cho các chương trình có thể lưu trữ nhiều thông tin để truy cập ngay lập tức, ví dụ như phần mềm chỉnh sửa hình ảnh có thể mở nhiều tệp lớn đồng thời.

Hầu hết các phần mềm đều có khả năng tương thích ngược, cho phép bạn chạy các ứng dụng 32-bit trong môi trường 64-bit mà không gặp phải bất kỳ sự cố nào, ngoại trừ phần mềm chống virus và drivers do những phần cứng chủ yếu yêu cầu cài đặt phiên bản phù hợp để có thể hoạt động chính xác.

Giống nhau, nhưng cũng khác nhau

Ví dụ thực tiễn nhất về sự khác biệt là ngay trong hệ thống tệp của bạn. Nếu là người dùng Windows, bạn có thể nhận thấy rằng mình có hai thư mục tệp chương trình: Program Files và Program Flies (x86)

.jpg)

Tất cả các ứng dụng đều sử dụng tài nguyên được chia sẻ trên hệ thống Windows (được gọi là file DLL), có cấu trúc khác nhau, tùy thuộc vào việc nó được sử dụng cho ứng dụng 64-bit hay 32-bit. Ví dụ, nếu một ứng dụng 32-bit tiếp cận với một DLL và tìm thấy phiên bản 64-bit, ứng dụng đó sẽ ngừng hoạt động.

Kiến trúc 32-bit (x86) đã có từ rất lâu và vẫn còn một số ứng dụng sử dụng kiến trúc này, dù điều đó đang dần thay đổi trên một số nền tảng. Các hệ thống 64-bit hiện địa có thể chạy cả phần mềm 32-bit lẫn 64-bit nhờ vào một giải pháp đơn giản và dễ dàng: phân ra 2 thư mục Program Files riêng biệt. Khi các ứng dụng 32-bit được sắp xếp riêng vào thư mục x86 phù hợp, Windows sẽ cung cấp đúng phiên bản DLL 32-bit cho chúng. Mặt khác, mọi thứ trong thư mục Program Files thông thường đều có thể truy cập các nội dung khác.

Kiến trúc 32-bit (x86) đã xuất hiện từ rất lâu và vẫn còn một số ứng dụng sử dụng kiến trúc 32-bit - mặc dù điều đó đang thay đổi trên một số nền tảng. Các hệ thống 64-bit hiện đại có thể chạy cả phần mềm 32-bit và 64-bit nhờ một giải pháp đơn giản và dễ dàng: phân ra hai thư mục Program Files riêng biệt. Khi các ứng dụng 32-bit được sắp xếp riêng vào thư mục x86 phù hợp, Windows sẽ cung cấp đúng DLL - phiên bản 32-bit. Mặt khác, mọi thứ trong thư mục Program Files thông thường đều có thể truy cập nội dung khác.

Phần lớn máy tính Windows hiện nay đều trang bị 2 phiên bản 32bit và 64bit. Nếu người dùng đang sử dụng bản 32bit và muốn nâng cấp lên 64bit thì hoàn toàn có thể tự thực hiện với những hướng dẫn cách nâng cấp win 32bit lên 64bit dưới đây.

Nên cài Win 32bit hay 64bit cho máy tính

Thực tế hai phiên bản Win 64bit và 32bit không có nhiều khác biệt. Tuy nhiên, bản 32bit sẽ bị giới hạn dung lượng RAM tối đa 4GB trong khi Win 64bit có thể hỗ trợ dung lượng RAM lớn hơn. Do vậy, tùy thuộc vào cấu hình máy, nếu sở hữu RAM lớn hơn 4GB thì nên dùng bản 64bit. Và để kiểm tra cấu hình máy tính, mọi người có thể tham khảo hướng dẫn này.

Hai phiên bản Win 64bit và 32bit không có nhiều khác biệt

Người dùng có thể tiến hành nâng cấp Win 10 32bit lên 64bit hoặc trên Win 7. Tuy nhiên, trước tiên bạn cần đảm bảo chiếc máy tính của mình được trang bị đầy đủ cấu hình phần cứng phù hợp với phiên bản 64bit. Sau đó, người dùng chuẩn bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ quá trình nâng cấp win 32bit lên 64bit cho Win 7 hoặc Win 10 bao gồm: phần mềm Winrar, bản Setup Win7 64bit.ISO và USB boot.

Chi tiết các bước nâng cấp win 7 32bit lên 64bit thực hiện như sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn bật chế độ hiển thị những tập tin, thư mục ẩn trên Windows lên. Tiếp đó nhấn phím Alt > chọn Tools > chọn Folder options.

Bật chế độ hiển thị những tập tin, thư mục ẩn trên Windows

Bước 2: Tại cửa sổ mới hiện lên, bạn chọn Tab View để hiển thị bảng danh sách những tùy chọn. Nhấn tiếp chọn mục Show hidden files, folders and drivers. Tại mục Hide protected operating system files, bạn bỏ chọn mục này. Ngay sau đó sẽ có thông báo xuất hiện, bạn nhấn Yes và OK để xác nhận thao tác.

Chọn mục Show hidden files, folders and drivers

Bước 3: Bước tiếp theo trong cách nâng win 7 32bit lên 64bit, bạn dùng phần mềm Winrar để giải nén bản Setup Win7 64bit.ISO tại một ổ đĩa bất kỳ trên máy tính (trừ ổ C và ổ cứng đang chứa hệ điều hành trên thiết bị).

Giải nén bản Setup Win7 64bit.ISO

Bước 4: Tại ổ đĩa C, bạn tiến hành đổi tên hoặc xóa File bootmgr. Mục đích của thao tác này nhằm gọi File bootmgr của bộ cài đặt vừa giải nén ở trên để bắt đầu tiến hành cài win 7 64 bit.

Bước 5: Tiếp theo bạn tạo và sử sụng USB boot hoặc dùng USB thường nhưng phải tạo một thiết bị cho phiên bản này.

  • Xem thêm: Cách xem máy tính 32bit hay 64bit trên Windows đơn giản nhất

Tạo USB cài Win nhanh từ USB thường

Cách biến USB thường thành USB boot như sau:

  • Cần chuẩn bị một file *.iso của hệ điều hành windows 7 Professional x64 và một USB 4GB được format về định dạng NTFS cùng với bộ phần mềm Windows 7 USB/DVD Download Tool có khả năng hỗ trợ tạo bộ cài Win ở trên USB.
  • Sau đó tải công cụ Windows 7 USB/DVD Download Tool về máy tính rồi tiến hành cài đặt.
  • Tiếp đó, bạn khởi động phần mềm hệ điều hành Windows 7 USB/DVDDownload Tool vừa cài đặt và chỉ đường dẫn đến file *.iso rồi nhấn Next để chuyển sang thao tác sau.
  • Tại cửa sổ mới hiện ra sẽ yêu cầu bạn lựa chọn 1 thiết bị phù hợp. Sau đó bạn nhấn chọn USB, và nhấn mục Begin copying thiết bị để bắt đầu bootable, thường mất vài phút.

Bước 6: Để nâng cấp Win 32bit lên 64bit, bạn cắm USB Boot vừa tạo vào máy tính và tiến hành thiết lập boot USB trước tiên rồi chọn mục Boot from Hard Drive. Ngay sau đó, máy tính sẽ gọi file bootmgr để bắt đầu tiến hành nâng cấp phiên bản Win 7 64bit.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách nâng cấp Win 32bit lên 64bit trên Windows 7 và 10, giúp người dùng nâng đời cho thiết bị. Hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích cho người dùng Windows để nâng cao trải nghiệm người dùng nhé!

Làm sao biết win 10 32bit hay 64bit?

Bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R > Nhập "msinfo32" vào ô Open > Nhấn OK. Bạn quan sát ở mục System Type. Nếu như hiện dòng x64-based PC thì máy tính của bạn đang chạy Windows 64 bit, nếu hiện dòng x86-based PC thì đó là Windows 32 bit.

Win 32 bit và 64 bit có gì khác nhau?

Sự khác nhau cơ bản nhất giữa phiên bản Win 32bit và Win 64bit chính là dung lượng RAM được hỗ trợ. Theo đó, với Win Win 64bit sẽ nhận đầy đủ dung lượng trên RAM có dung lượng hơn 4GB, còn Win 32bit chỉ dưới 3GB.

Phiên bản 64 bit là gì?

Thuật ngữ 64-bit mô tả một thế hệ máy tính, trong đó các bộ vi xử lý 64-bit là chuẩn. 64 bit là một kích thước từ xác định một số lớp kiến ​​trúc máy tính, bus, bộ nhớ và CPU, và bằng cách mở rộng phần mềm chạy trên chúng.

32bit có nghĩa là gì?

Nói cách khác, 32 bit là số bit tạo thành một thành phần dữ liệu. Một thanh ghi 32 bit có thể lưu trữ 232 hoặc 4.294.967.296 giá trị khác nhau. Bộ xử lý 32 bit là bộ xử lý chính được sử dụng trong tất cả các máy tính cho đến đầu những năm 1990.

Chủ đề