6 tác dụng của nhạc phim với bộ phim

6 tác dụng của nhạc phim với bộ phim
Bài hát nhạc phim yêu thích của bạn là gì?

Infographic dưới đây sẽ gợi ý cho bạn các bộ phim điện ảnh với phần nhạc phim hay, hấp dẫn. Chắc hẳn bạn sẽ có khoảng thời gian thư giãn, đầy cảm xúc khi theo dõi những bộ phim này:

6 tác dụng của nhạc phim với bộ phim
Ngoài các phim trong danh sách trên, vẫn còn rất nhiều bộ phim khác với phần nhạc phim được đánh giá cao. Health+ sẽ tiếp tục giới thiệu cho bạn các bộ phim như vậy trong thời gian tới.

Âm thanh là một phần đóng vai trò khá quan trọng trong điện ảnh, nhưng lại là phần tương đối khó để lưu tâm đến khi khán giả đang tập trung thị giác vào màn ảnh. Âm thanh có khả năng kì diệu làm khơi gợi trí tưởng tượng, xây dựng bối cảnh, xây dựng nhân vật và âm thầm đưa vào đầu người xem những thông tin quan trọng về cảnh phim mà chính chúng ta không hề hay biết là chúng ta đang tiếp nhận.

6 tác dụng của nhạc phim với bộ phim

Từ dàn nhạc trực tiếp biểu diễn đồng hành cùng các bộ phim câm trong thời kì sơ khai, cùng với sự phát triển nhanh chóng của điện ảnh, âm thanh trong phim ngày nay cũng trở nên phức tạp hơn nhiều.

6 tác dụng của nhạc phim với bộ phim

Chắc hẳn ai cũng đều biết và có thể dễ dàng phân biệt hai khái niệm phổ biến soundtrack (nhạc phim) và score (nhạc nền). Soundtrack nói đến một album được phát hành đi kèm với phim, là tổng hợp của các bản thu âm được lấy cảm hứng hoặc có mặt trong một bộ phim. Còn score là âm nhạc hòa tấu, được soạn riêng làm nhạc nền cho một bộ phim. Nhạc nền trong điện ảnh hiện đại, không kể bất cứ quốc gia nào, thường chịu ảnh hưởng lớn của âm nhạc giao hưởng phương tây. Âm nhạc trong phim chủ yếu có 4 tác dụng lớn:

  1. Tạo ra một không khí hợp lý với không gian và thời gian của cảnh phim. Ví dụ như nếu bộ phim đặt bối cảnh ở châu âu những năm 40 thì nhạc nền sẽ thường là Jazz. Tuy nhiên không bắt buộc nhạc nền luôn luôn phải mang âm hưởng của đúng thời kỳ đó. Các nhà làm phim luôn có sáng tạo của riêng mình. Một ví dụ điển hình là bài rap 100 black coffins của Rick Ross được sử dụng trong Django Unchained (2012). Nhạc rap hoàn toàn không phải là âm nhạc của thời kỳ những năm 1800, nhưng lại là âm nhạc của văn hóa da màu- chủ đề của phim và tạo nên cảm giác kích thích rất hợp lý cho sự thể hiện cảnh phim này. Quentin Tarantino cũng là đạo diễn nổi tiếng trong việc sử dụng nhạc nền tinh tế và sáng tạo. 100 black coffins scene- Django Unchained
  2. Nhấn mạnh một cảm giác về tâm lý. Ví dụ như việc sử dụng âm nhạc dồn dập và hồi hộp trong phim kinh dị. Tiêu biểu cho hiệu ứng của âm nhạc trong phim phải kể đến bài nhạc nền được sử dụng ở cảnh giết người trong nhà tắm nổi tiếng trong bộ phim kinh dị kinh điển Psycho (1960) của đạo diễn Alfred Hitchcock. Bài nhạc nền có giai điệu tựa như tiếng rít ken két vừa gây căng thẳng vừa rất ăn nhập với những nhát dao tên giết người liên tục chém vào tấm nhựa che bồn tắm và người nạn nhân. Shower scene- Psycho
  3. Tạo cảm giác liền mạch.Để tạo sự liền mạch giữa các đoạn cắt cảnh, một đoạn nhạc thường được sử dụng xuyên suốt nhiều cảnh phim. L cut là một kĩ thuật cắt cảnh phổ biến trong đó âm thanh từ cảnh trước vẫn được giữ nguyên liền mạch đến cảnh tiếp sau.
  4. Tạo cảm giác kết thúc. Các bộ phim hành động thường có đoạn kết là một cảnh toàn cảnh đi kèm với âm nhạc hùng tráng. Star Wars Episode III: Revenge of the Sith- Ending scene
  5. Lấp đầy sự im lặng. Nhiều khi âm nhạc được sử dụng đơn giản để trám vào khoảng không im lặng trong phim, điện ảnh Hollywood hiện đại thường coi trọng điều này. Các khán giả của điện ảnh hiện đại có thói quen luôn được nghe âm nhạc để tránh sự nhàm chán nhưng đôi lúc sự im lặng cũng vô cùng cần thiết trong một bộ phim. Nói về những khoảng lặng trong phim, có thể tham khảo video essay của Tony Zhou nói về các khoảng lặng trong phim của đạo diễn Martin Scorsese.
    Martin Scorsese: The Art of Silence – Everyframeapainting

Trong phim, ngoài âm nhạc còn có các loại âm thanh khác như giọng nói của các nhân vật, âm thanh từ các đồ vật trong phim,..v..v.

Âm thanh trong phim thường được phân làm hai loại: Diegetic sound (Âm thanh trong ranh giới truyện kể) và Non-Diegetic sound (Âm thanh ngoài ranh giới truyện kể). Âm thanh trong ranh giới truyện kể là các âm thanh có xuất xứ từ các nguồn trong phim còn Âm thanh ngoài ranh giới truyện kể thì ngược lại. Cách đơn giản nhất để phân biệt hai loại này là việc các nhân vật trong phim có nghe thấy âm thanh đó hay không. Nếu các nhân vật nghe thấy, đó là Diegetic sound, còn chỉ khán giả mới nghe thấy thì là Non-Diegetic sound.

 Diegetic sound bao gồm giọng nói của các nhân vật, âm thanh từ các sự vật có mặt trong phim và âm nhạc phát ra từ các nhạc cụ trong phim. Diegetic sound có thể được thể hiện trên màn ảnh (on screen) hoặc không trên màn ảnh (off screen). Ví dụ như cảnh quay này trong The Boondock Saints (1999), có tiếng đối thoại của các nhân vật nhưng cảnh quay lại không thể hiện các nhân vật thực hiện đối thoại và cuộc nói chuyện được sử dụng như âm thanh nền cho sự xuất hiện của nhân vật Paul Smecker. Vì vậy đây là off-screen Diegetic sound.

The Boondock Saints- Introducing agent Paul Smecker

Non-Diegetic sound bao gồm lời người dẫn chuyện, âm nhạc thể hiện tâm trạng nhân vật và âm nhạc để tạo hiệu ứng tâm lý cho cảnh quay. Có sự tranh cãi về một loại âm thanh thứ ba, lai giữa Diegetic và Non-Diegetic (Trans Diegetic).Ví dụ như một cảnh quay một chiếc radio phát một bài nhạc, bài nhạc đó lúc này là Diegetic sound, sau đó cắt cảnh sang một không gian khác bài nhạc vẫn tiếp tục nhưng được dùng như Non-Diegetic sound để thể hiện tâm trạng nhân vật.

Âm thanh hiệu ứng (sound effects) trong Non-Diegetic sound lại được chia thành Natural Sound (âm thanh tự nhiên) và Characteristic sound (âm thanh đặc thù). Âm thanh tự nhiên là âm thanh trực tiếp được thu từ hiện trường quay (direct sound/production sound/on location sound) chưa qua xử lý. Thường thì âm thanh tự nhiên khó có thể được như mong đợi của nhà làm phim cho nên hay bị thay thế hoặc lồng thêm các âm thanh khác đè vào. Âm thanh đặc thù là âm thanh có đặc tính dựa trên góc nhìn của một nhân vật nào đó trong phim. Âm thanh hiệu ứng thường phải thỏa mãn hai yêu cầu: dễ nhận biết và đạt đúng cảm giác tâm lý mà khán giả mong đợi. Nếu phải lựa chọn giữa sự trung thực với âm thanh gốc và hiệu ứng phóng đại thì nhà làm phim thường sẽ lựa chọn hiệu ứng phóng đại để gia tăng cảm xúc cho người xem. Một số âm thanh trong phim thường xuyên được phóng đại lên so với đời thực, tiêu biểu là tiếng bước chân.

Một số định nghĩa khác về các loại âm thanh:

Establishing sound (âm thanh mang tính kiến tạo): được sử dụng ở đầu cảnh phim , thể hiện đặc trưng bao quát của khung cảnh xung quanh. Âm thanh mang tính kiến tạo thường được giảm âm lượng khi có xuất hiện đối thoại nhưng có thể được lặp lại về sau.

Point-of-audition sound (âm thanh theo hướng người nghe): dùng để kết nối giữa các không gian mà quan hệ giữa chúng không thể dễ dàng được thể hiện trong một cảnh quay toàn cảnh. Chuỗi cảnh quay Point-of-audition thường bắt đầu bằng cảnh quay giới thiệu âm thanh, sau đó cắt đến cảnh người nghe thấy âm thanh đó. Đối lập với chuỗi cảnh quay Point-of-view (điểm nhìn) thường quay người nhìn trước rồi cắt đến sự vật, hiện tượng theo hướng nhìn của người đó.

Nonsimultaneous sound (âm thanh không đồng thời): là âm thanh hiện diện trước khi hành động xuất hiện trên màn ảnh. Âm thanh này cung cấp cho người xem thông tin nhất định về diễn biến câu chuyện mà không cần thể hiện bằng hình ảnh. Đi kèm với loại âm thanh này là kĩ thuật J-cut, kĩ thuật cắt cảnh thể hiện âm thanh trước rồi mới cắt đến cảnh nguồn phát ra âm thanh đó.

(tổng hợp từ nhiều nguồn)

6 tác dụng của nhạc phim với bộ phim
6 tác dụng của nhạc phim với bộ phim

Vintage Mobile Wallpaper Picture Background - WallMaya.com

Làm phim quả thực là một quá trình kì diệu. Đây là sự phối hợp nhịp nhàng và chuyên nghiệp của nhiều lĩnh vực sáng tạo khác nhau. Từ thiết kế hình ảnh cho đến âm thanh, quá trình làm phim được ví như là “sự hòa trộn”. Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong phim cũng như nắm giữ nhiều vai trò khác nhau. Trong bài viết này, lamphimquangcao.tv sẽ chỉ cho bạn thấy những khác biệt giữ âm nhạc và nhạc phim. Nhạc phim là một thể loại âm nhạc giúp truyền tải cảm xúc nhất định. Vài đặc tính của nó nói chung thì thường không có vocal. Dù cho âm nhạc và nhạc phim điều có âm thanh, nhưng quả thực nhạc truyền thống thường có nốt nhạc với âm thanh trừu tượng hơn. Đương nhiên điều này chỉ là chủ quan và có một số ngoại lệ là đúng.

6 tác dụng của nhạc phim với bộ phim

Âm nhạc rất thú vị bởi vì theo nghĩa đen thì nó mang lại những tác động rõ ràng đến mạch phim. Người xem có thể ghi nhớ một bản nhạc dễ dàng hơn so với nhạc phim. Mốt điều kì diệu về nhạc phim đó là nó khiến cho người nghe cảm giác như khi âm nhạc được sử dụng hợp lý và phù hợp, thì nó có vai trò như là một nhân vật trong phim vậy.

Quentin Tarantino được biết đến như là đạo diễn có khả năng sử dụng âm nhạc làm ám ảnh tâm trí người xem. Âm nhạc nếu sử dụng cẩn thận có thể mang đến những hiệu ứng đặc biệt. Bộ phim ngắn gần đây có tên “It Rained on Tuesday“ cũng đã đưa yếu tố âm nhạc như là một nhân vật trong phim. Lý do đạo diễn thực hiện việc này không phải do đạo diễn Quentin Tarantino truyền cảm hứng mà là ông muốn mang lại chất thơ cho bộ phim. Do đó, bạn trình bày một vấn đề, làm thế nào chúng ta có thể thay đổi điều này chỉ đơn giản là  từ âm nhạc đến một phần thiết yếu của bộ phim? Có một vài cách để thực hiện việc này. Tuy nhiên một vài đạo diễn đã sử dụng âm nhạc như là công cụ truyền tải nỗi đau của nhân vật. Nó giống như là người kể chuyện hoặc nói lên cảm xúc về những điều mà nhân vật trong phim đang trải qua. Điều này cho phép hạ tông của cuộc hội thoại xuống và dùng âm nhạc để thay lời của nhân vật muốn nói. Qua đó âm nhạc sẽ trở thành nhân vật mà chúng ta chỉ có thể nghe nhưng không thể nào nhìn thấy.

6 tác dụng của nhạc phim với bộ phim

Nhưng làm thế nào để chọn đúng âm nhạc cho bộ phim? Việc làm phim vốn có chủ quan vì vậy không có bất cứ thứ gì như “đúng âm nhạc”. Tuy nhiên có một cách mà bạn có thể khiến mọi người cảm nhận được bạn muốn gì đầy cảm xúc nhất.

Bầu không khí

Âm nhạc phải phù hợp với bầu không khí phim. Trừ khi bạn muốn tạo ra sự trái ngược rõ ràng với thể loại nhạc quá khó để thực hiện. Bầu không khí trong trường hợp này chính là cảm xúc chung mà bộ phim muốn truyền tải. Có phải phim của bạn là một bộ phim vui tươi, lạc quan? Bầu không khí ở đây thường là cảm xúc chung khi chuyển từ cảnh này sang cảnh khác. Chẳng hạn như bạn muốn làm một bộ phim tình yêu ngược tâm kiểu “anh rất tốt nhưng em rất tiếc” hay nam chính và nữ chính đều gặp phải khó khăn trong tình yêu, thì nhạc phim sử dụng phải có yếu tố buồn thảm, bi ai cho hợp với cảm xúc đau khổ mà bộ phim muốn truyền tải. Còn nếu như bạn muốn nhạc phim là một bản nhạc pop sôi động thì tôi nghĩ bạn đừng nên trình chiếu bộ phim cho bất kì ai nếu không muốn ăn một rổ gạch đá.

Nhân cách

Âm nhạc không phải là một thứ gì đó khách quan như phim. Người ta không thích nhạc phim của bạn, không sao cả. Như là một nhà làm phim, nhân cách và niềm tin của bạn phải thực sự mang đến sự sáng tạo. Do đó bạn nên chọn bản nhạc mà bạn thích, hãy làm những gì mà cá nhân bạn mong muốn để giữ được tính xác thực và tạo ra chất riêng cho bản thân. Một đạo diễn đã chọn lựa rất nhiều bản nhạc nhưng lại thích nhạc của Chan Marshall không chỉ bởi chất nhạc hợp với tâm trạng bộ phim mà đó còn lại bởi cô ta là ca sĩ mà đạo diễn đó yêu thích. Người ta nói rằng nếu bạn làm phim theo chất riêng của mình thì bộ phim sẽ càng hay.

Lời nhạc

Chất trữ tình tự nhiên của lời nhạc vừa có thể trái ngược với mạch phim và các cuộc đối thoại và vừa ca ngợi tôn vinh lên nó. Việc lựa chọn thật sự phải theo hướng mà bạn muốn làm cho bộ phim của mình. Đôi lúc âm nhạc cũng dự báo cho những gì sẽ diễn ra tiếp theo.

Âm nhạc thật tuyệt phải không. Nó không chỉ đẹp mà còn là cầu nối cảm xúc của con người. Khi kết hợp với cái gì đó cũng có khả năng kết nối cảm xúc của mọi người thì điều kì diệu sẽ xảy ra. Hãy tập áp dụng âm nhạc vào các bộ phim của bạn và xem nó như là một vai diễn vô hình trong bộ phim. Chăm chỉ luyện tập học hỏi và có khi thành quả của bạn cũng khiến nhà làm phim bậc thầy như Quentin Tarantino phải kinh ngạc. Nếu có nhã hứng, lamphimquangcao.tv mời bạn xem qua bộ phim “It Rained on Tuesday” dưới đây: