Ăn dứa nhiều có tốt không

Dứa là loại quả phố biến trong mùa hè. Được coi là một trong những loại quả đặc trưng của khí hậu nhiệt đới. Với mùi thơm, hương vị tươi ngon, dứa là được sử dụng trong rất nhiều món ăn và thức uống. Thế nhưng, nhiều người vẫn không biết việc ăn dứa nóng hay mát và có nên ăn nhiều dứa không. Hôm nay, Lorca Việt Nam sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên nhé.

Xem thêm:

  • Mách bạn mẹo chọn mực tươi ngon như dân biển

Ăn dứa nhiều có tốt không

Lợi ích của dứa đối với sức khỏe

Trước khi tìm hiểu xem ăn dứa nóng hay mát, chúng ta cùng điểm qua một vài lợi ích mà loại quả này mang lại cho sức khỏe:

  • Dứa là loại trái cây có hàm lượng vitamin C dồi dào. Trong đó, vitamin C có tác dụng làm giảm bệnh tật, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Dứa có vị chua, tính bình. Thích hợp để thanh nhiệt, giải độc và trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đặc biệt là táo bón.
  • Ở phần cuống và thịt của quả dứa có chứa chất bromelain, có khả năng tiêu hóa thực phẩm. Dùng dứa sau phẫu thuật giúp giảm viêm, giảm sưng các tế bào bị tổn thương.
  • Dứa chín chứa rất nhiều betacarotene. Đây là loại chất thường có trong các loại quả có màu đỏ, cam, vàng. Chúng có tác dụng trì hoãn tình trạng thoái hóa bạch cầu, cải thiện thị lực, tốt cho mắt.
  • Do chứa nhiều chất xơ, dứa giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn. Hỗ trợ việc giảm cân.
  • Ngoài ra dứa còn giúp làm giảm các cơn đau khớp, viêm họng.
  • Nước ép lá dứa có tác dụng hạ sốt, lợi tiểu.

Ăn dứa nhiều có tốt không

Ăn dứa nóng hay mát?

Khi ăn dứa, nhiều người có cảm giác nóng trong người, nổi mụn, mẩn đỏ,… Do đó, mặc dù dứa có rất nhiều ích lợi cho sức khỏe, nhưng nhiều người vẫn phân vân không biết có nên ăn dứa không. Cùng tìm câu trả lời cho câu hỏi ăn dứa nóng hay mát bạn nhé.

Dứa có tên gọi khác là thơm hay khóm, có nhiều mắt, thịt quả màu vàng, vị chua ngọt. Loại quả này phát triển vào mùa hè, trong điều kiện thời tiết nắng nóng, nên được sử dụng là một loại thực phẩm giải nhiệt. Có nhiều cách ăn dứa, có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành sinh tố và nhiều món ăn khác.

Dứa có tính bình, giàu vitamin C, chất xơ, vừa giải nhiệt lại làm đẹp da. Các loại khoáng chất mà dứa chứa đều là những chất rất cần thiết cho cơ thể con người.

Bởi lẽ do loại quả này xuất hiện vào mùa hè nắng nóng, nên bị nhầm lẫn là nguyên nhân gây nóng trong. Thực chất, chúng không hề nóng mà còn rất mát, có tác dụng giải độc, tốt cho hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên, cũng chỉ nên ăn với một lượng vừa đủ, không nên lạm dụng.

Ăn dứa nhiều có tốt không

Có nên ăn nhiều dứa không?

Bên cạnh việc quan tâm ăn dứa nóng hay mát, bạn nên lưu ý một số nguy hiểm đối với cơ thể nếu ăn dứa quá nhiều:

  • Bromelain trong dứa có thể gây dị ứng da ở một số người.
  • Nếu bạn đang sử dụng các loại kháng sinh như amoxicillin, tetracycline, chloramphenicol,… thì không nên ăn dứa. Bởi dứa sẽ làm tăng sự hấp thụ các chất kháng sinh, khiến nồng độ thuốc trong máu tăng.
  • Ăn dứa quá nhiều khiến cơ thể bị ngộ độc chất bromelain. Bạn có thể bị phát ban, tiêu chảy, buồn nôn, nặng hơn là bị dị ứng dứa.
  • Nhiều người có thói quen ăn cả phần lõi dứa. Tuy nhiên trong lõi dứa có chất gây búi xơ ruột, khi ăn dứa nên loại bỏ phần này.
  • Chỉ ăn dứa khi dứa đã chín vàng. Dứa xanh thường gây ra những kích ứng liên quan tới cuống họng và hệ tiêu hóa.

Ăn dứa nhiều có tốt không

Một số lưu ý khi ăn dứa

Ăn dứa tốt cho sức khỏe, không gây nóng trong, tuy nhiên không được ăn quá nhiều. Thêm một vài lưu ý về việc ăn dứa cho bạn:

  • Phụ nữ mang thai không nên ăn dứa. Dứa có chứa chất gây kích thích co bóp tử cung, nếu thai phụ ăn nhiều có thể bị đau bụng, thậm chí là sảy thai hoặc sinh non.
  • Dứa chứa nhiều đường, ăn nhiều dứa không tốt cho những người bị cao huyết áp, tiểu đường.
  • Khi đói, tuyệt đối không được ăn dứa. Enzyme phân hủy trong dứa rất mạnh, ăn dứa khi đói sẽ làm dạ dày bị tổn thương.
  • Không kết hợp dứa với mật ong. Sự kết hợp này sẽ tạo khí trong dạ dày, gây đầy hơi, chướng bụng.
  • Dứa mọc sát đất nên dễ là môi trường cư trú của nấm. Chọn dứa lưu ý không chọn những quả bị dập nát, bởi chúng có khả năng cao bị nhiễm nấm, dễ bị mề đay, ngộ độc.
  • Trước khi ăn ngâm qua dứa với nước muối sẽ làm giảm tình trạng rát lưỡi.

Ăn dứa nhiều có tốt không

Lorca Việt Nam hi vọng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc ăn dứa nóng hay mát và nên ăn dứa như thế nào cho đúng cách. Lần tới, Lorca sẽ hướng dẫn bạn một vài món ăn ngon miệng cùng với loại trái cây này, bạn nhớ đón xem nhé!

(SGTTO) – Các nghiên cứu đã chứng minh, nếu ăn quá nhiều thơm (dứa) thì bạn có thể mắc bệnh tiểu đường, sâu răng, những phản ứng dị ứng, các rối loạn thuốc kê theo toa và có thể gây ra các vấn đề chảy máu nghiêm trọng. Trong khi đó, trái thơm lại có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư nhờ chứa enzyme bromelin và bromelain.

Vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau tìm ra những mặt tốt và mặt xấu của việc ăn nguyên cả quả thơm mỗi ngày, cũng như một số lời khuyên để tận dụng được những lợi ích tốt nhất từ ​​loại quả này mà không gặp rủi ro.

Ăn dứa nhiều có tốt không
Ảnh: Internet.
  1. Vấn đề về đường huyết

Thông thường, chúng ta không cần phải lo lắng về chất đường có trong các loại trái cây. Tuy nhiên, lượng đường trong thơm khá cao và nếu bạn ăn nhiều thơm mỗi ngày có thể làm tăng lượng đường trong máu.

Đường huyết cao mãn tính là nguy cơ chính gây ra bệnh tiểu đường. Một trái thơm chứa hơn 122g carbohydrate, vượt hơn 40% mức carbohydrate mà bạn nên tiêu thụ hàng ngày.

2. Dị ứng

Thơm thực sự là một chất gây dị ứng khá phổ biến. Các triệu chứng nói chung là nhẹ, nhưng có thể nghiêm trọng đối với những người cơ địa nhạy cảm. Thường những người này sẽ bị những triệu chứng như môi bị sưng, mềm và ngứa hoặc bị ngứa ran trong cổ họng. Một phản ứng nghiêm trọng hơn có thể khiến người đó nổi mề đay và nôn mửa.

Ngoại trừ những trường hợp nghiêm trọng nhất, các triệu chứng sẽ tự giảm trong vòng vài giờ. Tuy nhiên, việc ăn thơm mỗi ngày đối với những người bị dị ứng sẽ gây ra tình trạng căng thẳng cho cơ thể. Hoặc tình trạng viêm có thể dẫn đến một loạt các bệnh khác, chưa kể đến việc khiến cho bạn cảm thấy khó chịu một cách không cần thiết.

Ăn dứa nhiều có tốt không
Ảnh: Internet..

3. Quá liều chất Bromelain

Bromelain là một hợp chất có sẵn trong thơm, và đã được chứng minh là có rất nhiều lợi ích sức khỏe như hỗ trợ tim mạch và giảm đau do viêm, thậm chí còn có vai trò trong việc chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư.

Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều bromelain lại gây ra tác dụng phụ. Có thể gây ra tiêu chảy, buồn nôn và nôn, cũng như chảy máu kinh nguyệt nhiều hơn bình thường. Vấn đề cuối cùng liên quan đến khả năng làm loãng máu của bromelain. Vì lý do này, nó không bao giờ được sử dụng trước hoặc sau khi phẫu thuật.

4. Tương tác với các loại thuốc

Vì bromelain làm tan máu nên những người uống thuốc chống đông máu không nên ăn thơm. Các loại thuốc khác cũng có thể tương tác với bromelain, bao gồm kháng sinh, thuốc an thần và thuốc chống động kinh.

Ăn dứa nhiều có tốt không
Ảnh: Internet.

Nói chung bromelain làm tăng hiệu quả của các loại thuốc, nghe có vẻ tốt, nhưng thực sự nó có thể khiến bạn rơi vào tình trạng quá liều mà không biết.

Bromelain cũng có thể làm tăng tác dụng phụ của việc dùng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Ví dụ như ăn dứa khi bạn đang phải dùng thuốc amoxicillin có thể dẫn đến những cảm giác khó chịu như đau ngực, chảy máu mũi, ớn lạnh, sốt và chóng mặt.

5. Sâu răng

Thơm có tính axit cao. Nếu mỗi ngày ăn một trái thơm thì men răng của bạn sẽ bị mòn rất nhanh. Vấn đề sẽ trở nên tệ hơn nếu bạn đánh răng sau khi ăn, vì men răng của bạn sẽ bị axit làm mềm và dễ bị mòn hơn bởi chính chiếc bàn chải đánh răng.

Khi men răng không còn nữa, răng của bạn sẽ trở nên yếu hơn nhiều. Bạn sẽ cảm thấy cực kỳ nhạy cảm với nóng và lạnh, cũng như thực phẩm có tính axit và cay. Đó là khi bạn ăn quá nhiều thơm, còn nếu ăn ít hơn thì lượng axit có trong thơm sẽ giúp loại bỏ vết bẩn trên bề mặt răng và mang lại cho bạn nụ cười rạng rỡ hơn. Tốt nhất là nên uống một ít nước sau khi ăn thơm để làm sạch răng miệng.

6. Quá nhiều chất dinh dưỡng

Thơm là một loại trái cây rất bổ dưỡng, nhưng ăn quá nhiều có thể khiến bạn nạp quá liều một số vitamin và khoáng chất. Mỗi ngày, cơ thể chúng ta chỉ cần cung cấp 131% RDA (nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị) vitamin C và 76% RDA mangan. Ăn cả một quả thơm có khả năng cung cấp quá giới hạn những chất này.

Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra khi bạn tiêu thụ quá nhiều vitamin C là bị tiêu chảy, còn quá nhiều mangan có thể dẫn đến các tác dụng phụ giống như bệnh Parkinson, như run tay chân, cũng như bệnh gan.

Ăn dứa nhiều có tốt không
Ảnh: Internet.

Ngoài ra, thơm còn chứa các chất dinh dưỡng cần thiết khác với số lượng ít hơn như: vitamin B6, đồng, thiamin và folate. Không chỉ thế, dứa cũng chứa kali, magiê, sắt, axit pantothenic, riboflavin và niacin, cũng như một lượng vitamin A và K, phốt pho, kẽm và canxi.

7. Lợi ích của Bromelain

Như đã nhắc đến những lo lắng về chất bromelain, đặc biệt là những tác động của nó với những loại thuốc kê theo toa. Nhưng chất này cũng rất tốt đối với cơ thể con người.

Bromelain được cho là giúp hỗ trợ tiêu hóa bằng cách phân hủy protein để cơ thể dễ sử dụng hơn. Là một chất chống viêm mạnh mẽ, bromelain cũng hữu ích trong điều trị các bệnh như viêm khớp.

Một tin vui là các nghiên cứu trong ống nghiệm đã phát hiện ra rằng bromelain ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là những tế bào được tìm thấy trong da, ống mật, hệ thống dạ dày và ruột kết. Ngoài ra, nó cũng kích thích hệ thống miễn dịch và giúp các tế bào bạch cầu ức chế hiệu quả hơn và thậm chí tiêu diệt các tế bào ung thư.

Ăn dứa nhiều có tốt không
Ảnh: Internet.

Thơm là một loại trái cây chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe – và có một điều chắc chắn là bạn có thể ăn thơm mỗi ngày. Nếu bạn bị dị ứng, bạn sẽ cảm thấy khó chịu trong một thời gian ngắn, nhưng tất cả chỉ mất một tháng thì những cảm giác đó sẽ hết. Hãy chọn thơm làm một nguyên liệu trong món salad đa dạng trái cây và rau củ quả để có thể tận dụng được tất cả những lợi ích đáng kinh ngạc mà không hề có rủi ro.

Ăn nhiều dứa có tác hại gì?

Để hiểu rõ hơn, bạn hãy cùng tìm hiểu về 9 tác hại của dứa và cách phòng tránh để ăn dứa tốt cho sức khỏe..
Gây dị ứng. ... .
Làm tăng đường huyết. ... .
Gây loãng máu. ... .
Gây tương tác với thuốc. ... .
Làm hư hại răng. ... .
Kích thích hội chứng dị ứng đường miệng. ... .
Ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. ... .
Làm tăng nguy cơ sảy thai..

Ngày nào cũng ăn dứa có tốt không?

Quả dứa rất giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Không chỉ chứa nhiều vitamin và khoáng chất, dứa còn rất giàu chất xơ, tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa táo bón, giảm đầy hơi chướng bụng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Ăn dứa cũng giúp bạn cảm thấy no với ít calo.

Ăn nhiều dứa có bị làm sao không?

Ăn quá nhiều lõi dứa có thể khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruột. Dứa là trái cây nhiều nước, mát, rất thích hợp trong mùa hè. Tuy nhiên, nếu bạn ăn khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao, khó chịu. Nguyên nhân là do các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột.

Ăn dứa bao nhiêu là đủ?

Ăn bao nhiêu dứa là đủ và tác hại đáng sợ nếu dùng nhiều? Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khuyến cáo, nam giới trên 19 tuổi và phụ nữ từ 19 - 30 tuổi có thể sử dụng khoảng 2 cốc sinh tố dứa/ngày sẽ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, phụ nữ trên 31 tuổi chỉ nên uống khoảng 1.5 cốc.