Ảnh chỉ hay nếu phong cách sáng tác của nhà thơ Xuân Diệu và Huy Cận

Bạn cần ngắn gọn à ^^ - Thế thì ý chính thôi nhé 1. Xuân Diệu: -Trước cách mạng: thơ Xuân Diệu thể hiện hai tâm trạng dường như trái ngược nhau: yêu đời, tha thiết với cuộc sông, đồng thời cũng rất chán nản, hoài nghi, cô đơn; chịu sự ám ảnh nặng nề của thời gian. Hai tâm trạng này có mối liên quan nhân quả với nhau. - Sau cách mạng: Thơ Xuân Diệu thể hiện sự nổ lực muốn hòa nhập cái tôi vào cái ta chung rộng lớn của Đất nước. 2.Huy Cận: Thơ Huy Cận thể hiện nỗi sầu đời yêu đời, những khát vọng vũ trụ thanh cao. Nếu thơ Xuân Diệu chịu nỗi ám ảnh nặng nề về thời gian thì những vần thơ Huy Cận thường gắn với không gian rộng lớn. Một nhà phê bình đã nhận xét:"Cái màu riêng của Huy Cận là sự "đơn chiếc","cô độc" cho đến "chăn chiếu mục cũng nở màu vĩnh viễn"" 3. Hàn Mac Tử: Hàn Mặc Tử là nhà thơ tiên phong đã đổi mới tư tưởng, đặt nền móng tưởng tượng, mộng mơ và giao cảm trong thơ Việt Nam, với một quan niệm rõ ràng về thi ca

4. Nguyễn Bính: Các tác phẩm của ông mang đậm chất chân quê. Thường sử dụng thể thơ lục bát dân tộc cùng sự kết hợp tinh ý với những câu ca dao dân ca

Last edited by a moderator: 18 Tháng tư 2012

cảm ơn bạn!!!
bạn có thể nói thêm về các nhà thơ khác như: xuân quỳnh, chế lan viên, thanh thảo, tố hữu, nguyễn khoa điềm, quang dũng... Với 1 vài câu thơ có thể nói lên phong cách của nhà thơ đó được không?.. cam on bạn nhiều....

chao ban! minh co cau nhan xet nay chac ban co the dung duoc trong cac mo bai khi viet ve cac nha tho moi nhe! " Chua bao gio nta thay xuat hien cung mot lan mot hon tho rong mo nhu The Lu,mo mang nhu Luu Trong Lu,hung trang nhu Huy Thong, trong sang nhu Nguyen Nhuoc Phap, ao nao nhu Huy Can, que mua nhu Nguyen Binh,, ki di nhu Che Lan Vien va thiet tha,rao ruc,ban khoan nhu Xuan Dieu" -Hoai Thanh- Con cac nha tho khac ban cu gio sach giao khoa ra,luon co mot phan noi ve phong cach cac nha tho ay!

Chuc ban hoc tot!

Ảnh chỉ hay nếu phong cách sáng tác của nhà thơ Xuân Diệu và Huy Cận


Chế Lan Viên
Phong cách thơ Chế Lan Viên "trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ, thậm chí, có một thời gian dài dường như im lặng (1945-1958). Trước Cách mạng tháng Tám đề tài ông hướng đến đó là trường thơ loạn, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa "trường thơ loạn": "kinh dị, thần bí, bế tắc của thời Điêu tàn với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm.
Sau này, thơ ông đã đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng, và có những đổi thay rõ rệt. Trong thời kì 1960-1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự. Sau chiến tranh, thơ Chế Lan Viên dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái "tôi" trong sự phức tạp, đa diện, và vĩnh hằng của đời sống Hồn thơ Chế Lan Viên chứa đầy mâu thuẫn, sự phức hợp các trạng thái tinh thần đối lập trong quá trình sáng tác, vô hình trung, đã tạo nên cho ông một văn phong đa dạng.

Có thể chỉ ra một số phương diện chủ yếu trong phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên như sau: - Tính trí tuệ nổi bật, - Một phong cách thơ giàu tính triết lý - suy tưởng - Sử dụng rộng rãi thủ pháp so sánh, đối lập trong thơ,

- Ngôn ngữ và hình ảnh thơ Chế Lan Viên.


(sưu tầm , chọn lọc)

Tố Hữu

-Tố Hữu là nhà thơ của lý tưởng cộng sản,thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị.


- Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu thường tìm đến và gắn liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn.
- Thơ Tố Hữu có giọng điệu riêng: đó là giọng tâm tình, ngọt ngào , tha thiết , giọng của tình thương mến
- Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật biểu hiện : sử dụng thể thơ lục bát , song thất lục bát , sử dụng những lối so sánh, các phép chuyển nghĩa và cách diễn đạt trong thơ ca dân gian đã trở nên quen thuộc với tâm hồn người Việt...

-Xuân Quỳnh: "Chất thơ trữ tình của của Xuân Quỳnh đan quyện cái đắm đuối của cảm xúc trẻ trung vừa đồng thời là niềm lo âu hạnh phúc của người đã qua trải nghiệm, đem đến cho người đọc niềm cảm chân thành, sự lôi cuốn lãng mạn, nóng hổi tình đời, tình người."
Tuy không sinh ra và lớn lên từ quê biển, nhưng cảm xúc về “biển”, về “sóng”, về “thuyền” của Xuân Quỳnh thấm đẫm chất triêt lý nhân gian của người xứ biển, quyện lẫn chất trữ tình đậm chất nhân văn của thời đại. Chất thơ trữ tình của của Xuân Quỳnh đan quyện cái đắm đuối của cảm xúc trẻ trung vừa đồng thời là niềm lo âu hạnh phúc của người đã qua trải nghiệm, đem đến cho người đọc niềm cảm chân thành, sự lôi cuốn lãng mạn, nóng hổi tình đời, tình người.
-Tố Hữu:
Tố Hữu là nhà thơ của lý tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị. Tố Hữu là một chiến sĩ – thi sĩ, làm thơ trước hết là phải phục vụ sự nghiệp cách mạng, cho lý tưởng của Đảng. Trong thơ Tố Hữu từ trước đến sau, dù đề tài, nội dung cảm hứng có đa dạng đến đâu thì vẫn nhất quán ở chỗ lấy lý tưởng cách mạng, quan điểm chính trị làm hệ quy chiếu cách nhìn nhận và xúc cảm về mọi phương diện, mọi hiện tưởng của đời sống, kể cả đời sống riêng tư của chính nhà thơ. Với Tố Hữu, “ tả tình hay tả cảnh, kể chuyện mình hay kể chuyện người, viết về các vấn đề lớn hay về một sự việc nhỏ (…) là để nói cho được cái lý tưởng cộng sản ấy thôi” (Chế Lan Viên)

Quang Dũng

Ông không viết thơ chính luận, không đưa triết lý cao siêu vào thơ. Cái mạnh của thơ Quang Dũng, là cảm xúc mạnh và nồng ấm. Ngôn ngữ thơ ông giản dị, mộc mạc; nhưng lấp lánh, hào hoa. Thơ Quang Dũng là dòng thơ hướng nội. Ông ít quan tâm đến cách tân hình thức, không chủ trương tạo sự cầu kỳ rắc rối ngôn từ. Nhưng thơ ông vẫn trẻ, vẫn mới.

Thơ Quang Dũng thường nghiêng về tả. Qua tả, để giãi bày cái tình của mình. Ông có biệt tài về tả. Câu thơ Quang Dũng thường ngắn gọn, xúc tích. Ông là người ít chú ý đến vần điệu. Nhưng thơ ông lại rất giàu hình ảnh. Hình ảnh trong thơ ông luôn gợi mở tâm trạng. Tâm hồn Quang Dũng khoáng đạt. Tuy là người chỉnh chu hết mực với công việc, với gia đình, nhưng ông lại rất sợ sự gò bó, khuôn phép, máy móc. Ông là thi sĩ thích sự mênh mang, xê dịch.Nếu nói thơ ca hay ở giá trị chân thiện mỹ, thì thấy thơ Quang Dũng đã hướng về những giá trị đó. Ông sáng tác không chút vụ lợi. Quang Dũng không viết giả dối, không làm xiếc trên các con chữ. Ông viết bằng tấm lòng, bằng xúc cảm của ông. Chính vậy, những tác phẩm của ông đã sống với thời gian, lắng sâu trong tâm trí người đọc.

Thanh Thảo


Về mặt nội dung, thơ Thanh Thảo giai đoạn này chủ yếu hướng vào hiện thực cuộc sống đời thường với những trăn trở về con người và những vấn đề nóng hổi của cuộc sống. Tuy nhiên không vì thế mà thơ Thanh Thảo bớt đi tính trí tuệ. Ngược lại, chất trí tuệ trong thơ ông được nâng lên một tầm khái quát mới. Những vấn nạn của cuộc sống, sự giả dối của con người, cùng bao nhiêu cái xấu, cái ác nhan nhản tồn tại xung quanh khiến Thanh Thảo phải chạnh lòng.

Nguyễn Khoa Điềm


Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ có phong cách riêng với tâm hồn nghệ sĩ đầy nhạy cảm. Không chỉ thành công khi viết về chiến tranh với những đề tài mang tầm vóc thời đại lớn lao mà còn đạt đến độ chín trong suy tư cảm xúc giữa bộn bề cuộc sống thường ngày. Ngay từ khi cho ra đời những bài thơ đầu tiên, Nguyễn Khoa Điềm đã gây được sự chú ý của người đọc, với những bài phê bình, nghiên cứu về thơ ông.