Bác sĩ đông y là gì

Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông y) dùng chỉ nền y học có nguồn gốc Trung Quốc và Việt Nam xưa, để phân biệt với Tây y (y học hiện đại từ phương Tây). Lý luận Đông y dựa trên nền tảng triết học cổ Trung Hoa: Âm Dương, Ngũ Hành. Âm Dương, Ngũ Hành cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh, việc chữa bệnh nhằm lập lại trạng thái cân bằng của các yếu tố đó trong khi Tây y dựa trên các kiến thức về giải phẫu, sinh lý, vi sinh...

Bên cạnh Âm Dương, Ngũ Hành, cơ sở lý luận Đông y còn bao gồm: học thuyết Thiên Nhân hợp nhất, học thuyết kinh lạc, bát cương, học thuyết tạng tượng. Mặc dầu tạng tượng học Đông y có nhiều điểm tương đồng với giải phẫu và sinh lý học Tây y, các từ Hán-Việt dùng để chỉ các tạng (tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận), phủ (vị, đởm, tam tiêu, bàng quang, tiểu trường, đại trường) trong Đông y không đồng nhất với các từ chỉ các cơ quan theo giải phẫu học Tây y (tim, gan, lách, phổi, cật; dạ dày, mật v.v.). Bởi lẽ Đông y có một hệ thống lý luận khác, theo đó, việc chia tách cơ thể thành các bộ phận khác nhau một cách rạch ròi chỉ là khiên cưỡng, do cơ thể là một thể thống nhất.

Y học cổ truyền chẩn bệnh bằng các phương pháp: vọng chẩn (quan sát bệnh nhân và hoàn cảnh), văn chẩn (lắng nghe âm thanh từ thể trạng và tâm sự của bệnh nhân), vấn chẩn (hỏi bệnh nhân và người nhà những điều liên quan), thiết chẩn (khám bằng tay và dụng cụ) để xác định bệnh trạng.

Về điều trị, Y học cổ truyền sử dụng các phương thức: châm cứu; thuốc uống hoặc dùng ngoài da, và cả xoa bóp; vật lý trị liệu

Phương pháp châm cứu dựa trên hệ thống kinh mạch được miêu tả chi tiết với hàng trăm huyệt trên cơ thể. Các huyệt và các đường kinh mạch có mối liên hệ với các tạng, phủ trong cơ thể, để điều trị các rối loạn ở tạng phủ nào, rối loại kiểu nào thì can thiệp vào các huyệt tương ứng và một số huyệt khác để hỗ trợ nếu cần thiết. Điều đặc biệt là hệ thống các huyệt, kinh mạch đó không thể dùng các phương pháp giải phẫu, sinh lý của Tây y để miêu tả được, tuy rằng trong thời đại ngày nay, châm cứu được sử dụng như một phương pháp gây vô cảm (gây tê) trong một số cuộc phẫu thuật (Đông Tây y kết hợp).

Thuốc Bắc là các vị thuốc được khai thác và bào chế theo sách của Trung Quốc truyền sang (và phát triển bởi các lương y người Việt). Thuốc Nam là các vị thuốc do các thầy thuốc khám phá trên lãnh thổ Việt Nam. Các vị thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam là Lê Hữu Trác (còn lưu truyền bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh là sách căn bản của Đông y Việt Nam) và Tuệ Tĩnh (tác giả của câu nói nổi tiếng "Nam dược trị Nam nhân" - thuốc Nam dùng chữa bệnh cho người Nam).

Bác sỹ y học cổ truyền được đào tạo chuyên sâu về sử dụng các phương pháp chữa bệnh cổ truyền ví dụ như sử dụng thuốc bắc, thuốc nam, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt… để chữa bệnh và nghiên cứu các phương pháp chữa bệnh, phục hồi chức năng cho người bệnh.

Sinh viên theo học ngành bác sỹ y học cổ truyền sẽ được cung cấp các kiến thức đại cương chung của khối B và các kiến thức cơ sở của ngành y. Ngoài ra sinh viên còn được học các kiến thức chuyên sâu về y học cổ truyền: Dược học cổ truyền (Thực vật dược, Dược lâm sàng, Dược học cổ truyền, Chế biến dược liệu, Các phương pháp bào chế các dạng thuốc y học cổ truyền); Dưỡng sinh (Phương pháp xoa bóp, Phương pháp thực dưỡng); Châm cứu (Điện châm, Đầu châm, Châm tê, Thủy châm); Bệnh học (Bệnh học kết hợp nội khoa, Bệnh học kết hợp Ngoại, Nhi, Nhiễm, Phụ sản và Điều trị học dùng thuốc y học cổ truyền…)

Phẩm chất, kỹ năng cần đạt được sau khi tốt nghiệp: Sinh viên sau khi ra trường có khả năng khám, chữa bệnh, phục hồi sức khỏe, dự phòng bệnh tật, giáo dục tăng cường sức khỏe bằng y học cổ truyền; phát hiện và xử lý ban đầu một số bệnh cấp cứu; tổ chức quản lý các dịch vụ, các chương trình chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền tại cộng đồng; tham gia công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học

Nghề bác sĩ Y học cổ truyền đang được xem là một trong những nghề rất HOT. Nắm bắt được xu hướng này, nhiều thí sinh đã rất nhanh nhạy khi lựa chọn học Y học cổ truyền để theo học Đại học, Cao đẳng. Có lẽ cũng vì thế mà nghề Bác sĩ Y học cổ truyền được xem là rất “có giá”. Vậy để trở thành Y sĩ Y học cổ truyền bạn cần tố chất nào? Cơ hội việc làm ra sao?

Thời gian đào tạo bác sĩ y học cổ truyền là bao lâu?

Cũng như việc đào tạo Bác sĩ các ngành khác, thời gian học của ngành này ở Việt Nam là 6 năm. Nếu đã xác định theo ngành buộc học viên phải có lòng yêu nghề, vị tha và có tinh thần ham học hỏi. Muốn đi trọn vẹn 6 năm học một cách suôn sẻ thì bên cạnh sự siêng năng, chăm chỉ, ngành y học cổ truyền đòi hỏi sinh viên có sự dũng cảm, tự tìm tòi nghiên cứu các vị thuốc đông y.
Bởi đây là ngành phải tiếp tục nghiên cứu, chứng minh các kinh nghiệm có từ xưa, không sẵn có như phương tiện trị liệu dễ dàng như Tây y.

Thời gian học Bác sĩ y học cổ truyền và Bác sĩ Tây y là tương đương nhau, nhưng chương trình học của ngành Y học cổ truyền sẽ nhiều môn hơn với tổng cộng 350 đơn vị học trình so với BS đa khoa là 320 đơn vị học trình.

Bác sĩ đông y là gì

Sinh viên sẽ phải học gần như 2 lần cho mỗi môn học như giải phẫu sinh lý học y học hiện đại, giải phẫu sinh lý YHCT, bệnh học y học hiện đại, bệnh học YHCT… Bác sĩ Y học cổ truyền cần có kiến thức căn bản của Bác sĩ đa khoa và kiến thức cơ bản chuyên ngành YHCT. Bởi vậy chương trình học Bác sĩ y học cổ truyền trong 4 năm đầu giống với chương trình đào tạo Bác sĩ đa khoa, 2 năm cuối sẽ học chuyên sâu ngành Y học cổ truyền.

Ngành Y học cổ truyền học những gì?

Sinh viên ngành Y học cổ truyền sẽ được đào tạo những kiến thức về chẩn đoán & điều trị bệnh theo phương pháp y học cổ truyền. Các kiến thức chuyên sâu về Y học cổ truyền bao gồm: Dược học cổ truyền, Châm cứu, Dưỡng sinh, Bệnh học,…

Bác sĩ Y học cổ truyền sẽ được đào tạo chuyên sâu các phương pháp khám chữa bệnh cổ truyền như thuốc đông y, chữa bệnh bằng xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu,…

Cơ hội việc làm của Bác sĩ Y học cổ truyền có cao không?

Cơ hội việc làm y học cổ truyền cũng tương đương với các ngành khác: Bác sĩ y học cổ truyền ra trường có thể làm việc tại các bệnh viện Y học cổ truyền, khoa Y học cổ truyền của các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, làm việc tại các phòng khám tư nhân. Nếu tốt nghiệp loại khá giỏi sẽ được ở lại các trường y khoa làm cán bộ giảng day.

Lưu ý rằng bác sĩ y học cổ truyền sẽ chậm có kinh nghiệm điều trị hơn so với các đồng nghiệp trẻ ngành đa khoa hoặc chuyên khoa Tây Y. Nguyên nhân là do Đông Y còn thiếu Cây thuốc Quý, và những phương tiện sẵn có.

Trên đây là một số thông tin hữu ích khi học ngành bác sĩ y học cổ truyền. Không có cơ hội làm bác sĩ y học cổ truyền bạn có thể học từ cấp y sĩ y học cổ truyền, hãy đến với khoa YHCT Trường Trung cấp Y Dược Tuệ Tĩnh để đăng ký học Trung cấp Y học cổ truyền.