Bài đọc trong đề thi elist

IELTS là kỳ thi về bốn kỹ năng Nghe, Đọc, Viết và Nói với tổng thời gian thi là dưới ba giờ.

Có 2 hình thức chính khi thi IELTS

1.1 IELTS Học Thuật (IELTS Academic)

Được công nhận rộng rãi như là yêu cầu ngôn ngữ đầu vào cho tất cả các khóa học Đại học và Sau Đại học và là tiêu chuẩn đánh giá liệu ứng viên đã sẵn sàng cho việc theo học các chương trình Đại học và Sau Đại học được giảng dạy bằng tiếng Anh.

1.2 IELTS Tổng quát (IELTS General)

Thích hợp cho tất cả những ai chuẩn bị tới các nước nói tiếng Anh để hoàn tất chương trình trung học, các chương trình đào tạo hoặc với mục đích nhập cư.

Các tổ chức có quy định riêng về loại hình thí sinh cần thi. Thí sinh nên liên hệ với tổ chức nơi mình nộp hồ sơ để biết rõ quy định.

2. Cấu trúc đề thi IELTS

Cả hai hình thức thi IELTS Academic và IELTS General (Học thuật và Tổng quát) đều bao gồm bốn kỹ năng Nghe, Đọc, Viết và Nói. Cấu trúc đề thi được tóm gọn như sau:

Bài đọc trong đề thi elist

3. Chi tiết từng kỹ năng

Nghe - IELTS Listening

(Thời gian: 30 phút)

Từ ngày 04/01/2020, cấu trúc bài thi IELTS trên giấy phần Listening sẽ thay đổi 1 số đặc điểm sau:

1/ Cụm từ “SECTIONS” của sẽ chuyển thành “PARTS”. Như vậy bài thi nghe sẽ bao gồm Part 1, 2,3,4.

2/ Phần Example trong Part 1 sẽ bị xóa đi.

3/ Số trang tham chiếu sẽ bị xóa đi. VD: Thí sinh sẽ chỉ được hướng dẫn: Nghe đoạn hội thoại sau để trả lời cho câu hỏi số 1 đến số 4. (Thay vì câu hỏi số 1 đến số 4 của trang số 3)

Sự thay đổi trên nhằm đảm bảo tính đồng nhất giữa 2 hình thức thi IELTS trên giấy và máy tính.

Bạn sẽ nghe bốn đoạn ghi âm – độc thoại và đàm thoại bởi một số người bản xứ - và viết câu trả lời cho các câu hỏi. Phần thi này bao gồm các câu hỏi kiểm tra năng lực của bạn trong việc nắm bắt các ý chính và thông tin thực tế thật chi tiết, khả năng nhận thức quan điểm và thái độ của người nói, khả năng hiểu được mục đích của vấn đề được nói đến và khả năng theo kịp sự trình bày các ý kiến. Nhiều tiếng và giọng nói của người bản xứ được sử dụng và bạn sẽ được nghe từng phần chỉ một lần duy nhất.

Thi Nghe giống nhau cho cả hai hình thức Học thuật và Tổng quát.

Phần 1

Một đoạn đàm thoại giữa hai người trong ngữ cảnh xã hội hàng ngày, chẳng hạn như một mẫu đàm thoại tại một đại lý thuê nhà.

Phần 2

Một đoạn độc thoại trong ngữ cảnh xã hội hàng ngày chẳng hạn như một bài diễn văn về các tiện ích địa phương.

Phần 3

Một mẫu đàm thoại giữa tối đa bốn người trong ngữ cảnh giáo dục hoặc đào tạo, chẳng hạn như một giáo viên trợ giảng tại trường đại học và một sinh viên đang thảo luận về bài tập.

Phần 4

Một đoạn độc thoại về chủ đề học tập, chẳng hạn một bài giảng đại học.

Đọc - IELTS Reading

(Thời gian: 60 phút)

Phần thi môn Đọc gồm có 40 câu hỏi. Một vài loại câu hỏi được sử dụng để kiểm tra kỹ năng đọc. Các kỹ năng này bao gồm đọc để nắm bắt ý chính, đọc để hiểu các khái niệm chính, đọc để nhớ chi tiết, đọc lướt, đọc hiểu các lập luận chặt chẽ, và nhận ra quan điểm, thái độ và mục đích của người viết.

Đọc – hình thức Học thuật

Hình thức Học thuật bao gồm ba đoạn văn dài từ miêu tả và tả thực đến sự rời rạc và phân tích. Các đoạn văn có thực và được trích từ sách, tập san, tạp chí và báo. Các đoạn văn này được chọn để dành cho đọc giả không chuyên nhưng được công nhận thích hợp với mọi người ghi danh vào các khóa đại học hoặc cao học hoặc đang dự định đăng ký về chuyên môn.

Đọc – hình thức Tổng quát

Hình thức Tổng quát yêu cầu bạn đọc các đoạn trích từ sách, tạp chí, báo, thông báo, quảng cáo, sổ tay công ty và các hướng dẫn. Có các tài liệu mà bạn có thể bắt gặp hàng ngày trong môi trường nói Tiếng Anh

Viết - IELTS Writing

(Thời gian: 60 phút)

Viết – hình thức Học thuật

Phần thi môn Viết Học thuật bao gồm hai phần. Các chủ đề môn viết là mối quan tâm chung về và thích hợp với mọi người vào học đại học hoặc cao học hoặc đang dự định đăng ký về chuyên môn.

Phần 1

Bạn sẽ được đưa ra một đồ thị, bảng, đồ thị hay biểu đồ và được yêu cầu miêu tả, tóm tắt hay giải thích thông tin bằng từ ngữ của chính mình. Bạn cũng có thể được yêu cầu mô tả và giải thích dữ liệu, mô tả các giai đoạn của một quá trình, một điều gì đó hoạt động như thế nào hay mô tả một đối tượng hay một sự kiện.

Phần 2

Bạn sẽ được yêu cầu viết một bài luận để phản hồi lại một quan điểm, một lập luận hay một vấn đề. Bạn phải hoàn thành cả hai phần thi bằng phong cách viết văn trang trọng.

Viết – hình thức Tổng quát

Phần thi môn Viết Tổng quát bao gồm hai phần được căn cứ vào các chủ đề được quan tâm chung.

Phần 1

Bạn sẽ được giới thiệu một tình huống và được yêu cầu viết một lá thư đề nghị cung cấp thông tin hoặc giải thích tình huống. Lá thư có thể được viết theo phong cách thân mật, bình thường hoặc trang trọng.

Phần 2

Bạn sẽ được yêu cầu viết một bài luận phải hồi lại một quan điểm, một lập luận hay một vấn đề. Bài luận này có thể sẽ thiên về phong cách thân mật hơn là bài luận trong Phần 2 của hình thức thi Học thuật.

Nói - IELTS Speaking

(Thời gian: tầm 15 phút)

Phần thi môn Nói đánh giá khả năng nói của bạn và diễn ra trong vòng 11 đến 14 phút. Mỗi phần thi đều được ghi âm.

Vui lòng lưu ý rằng phần thi môn Nói của hai hình thức Học thuật và Tổng quát đều giống nhau.

Phần 1

Bạn sẽ được hỏi những câu hỏi chung về bản thân và vài chủ đề tương tự như là nhà bạn, gia đình, công việc, học tập và sở thích. Phần này kéo dài từ bốn đến năm phút.

Phần 2

Bạn sẽ được trao một mẫu giấy yêu cầu bạn nói về một chủ đề cụ thể. Bạn sẽ có một phút để chuẩn bị trước khi nói tối đa hai phút. Sau đó giám khảo sẽ hỏi bạn một hoặc hai câu về chủ đề này để kết thúc phần thi.

Phần 3

Bạn sẽ được hỏi thêm về chủ đề trong Phần 2. Các câu hỏi này tạo cơ hội cho bạn thảo luận thêm về các vấn đề và ý niệm trừu tượng. Phần này kéo dài từ bốn đến năm phút.

Phần thi môn Nói được tiến hành theo cách không cho phép bạn lặp lại các câu trả lời đã trình bày trước đó.

Tài liệu luyện thi mẫu

Để tham khảo đề thi mẫu, vui lòng tải xuống Tài liệu luyện thi IELTS.

>>> Xem thêm: Cách Đăng Ký Thi IELTS ONLINE

Bài đọc trong đề thi elist
File hướng dẫn chi tiết đăng ký thi IELTS online

(Reading time: 6 - 11 minutes)

Theo trang web chính thức của tổ chức thi IELTS, đề IELTS Reading có tổng cộng 11 dạng bài tập, nhưng có một số giáo viên (như Ms. Liz chẳng hạn) chia kỹ hơn nên sẽ có 14 dạng. Trong đề thi IELTS Reading Academic, mỗi bài đọc sẽ áp dụng 3-4 dạng câu hỏi và 40 câu hỏi sẽ trải đều cho 3 bài đọc.

Vậy mỗi dạng bài tập trong IELTS Reading có những đặc thù riêng nào?

Bài đọc trong đề thi elist

Hai điểm tối quan trọng khi giải quyết các dạng câu hỏi là: 1) tìm câu trả lời ở đâu (theo thứ tự hay không)2) nội dung của câu trả lời / câu hỏi là gì (thông tin chi tiết hay là ý chính / ý tổng quát).  

Theo thứ tự có nghĩa là thứ tự câu hỏi / câu trả lời tương ứng với thứ tự thông tin trong bài đọc. Biết được điều này là cực kỳ quan trọng nhằm giúp bạn khoanh vùng được vị trí thông tin, bạn chỉ cần scan thông tin ở 1 – 2 đoạn nhất định nào đấy chứ không phải scan cả bài. Điều này cực kỳ quan trọng vì nó giúp bạn đỡ tốn thời gian scan và chọn được đáp án nhanh, chính xác hơn. Cách làm cụ thể bạn vui lòng xem bài: “Kỹ năng khoanh vùng và xác định thông tin trong bài đọc IELTS Reading Academic”

Thông tin chi tiết thường là các ý bổ trợ (supporting ideas) để chứng minh cho lập luận / ý chính nào đó: đó có thể là số liệu (figure), bằng chứng (evidence), thông tin thực tế (fact), etc có trong bài. Để tìm ra các ý này, kỹ năng cần có là khoanh vùng, scan và xác định thông tin. Trong khi đó, ý chính / ý tổng quát là ý được chứng minh, hoặc được ngầm hiểu một cách logic. Để nắm được các ý này bạn cần phải có kỹ năng khoanh vùng, scan, xác định và quan trọng nhất là đọc và hiểu ý đồ, mục đích của người viết. Bảng tổng kết sau trình bày tóm lược cách xử lý 14 dạng câu hỏi. Các  bạn phải chú ý vào hai điểm: 1) tìm thông tin gì (chi tiết hay tổng quát), 2) khoanh vùng thông tin ở vị trí nào.

Dạng bài tập

Kỹ năng

Khoanh vùng thông tin

Cách làm

Chọn trắc nghiệm 1 đáp án chính xác

·   Scan thông tin chi tiết

·   Hiểu thông tin ý nghĩa của các thông tin này

Theo thứ tự

·   Đọc câu hỏi và các đáp án trắc nghiệm, paraphrase chúng.

·   Khoanh vùng và xác định thông tin trong bài

·   Chọn đáp án (A, B, C, D).

Quyết định xem thông tin trong câu hỏi là True (đúng) hay False (sai) hay Not Given (không được đề cập)

·   Scan thông tin chi tiết

·   Hiểu thông tin ý nghĩa của các thông tin này

Đa phần theo thứ tự, cũng có đôi khi không theo nhưng khá ít

·   Hiểu đúng ý nghĩa của T/F/NG và Y/N/NG

      + Yes/True: thông tin trong câu hỏi khớp hoàn toàn với thông tin trong bài đọc

      + No/False: thông tin trong câu hỏi sai hoàn toàn với thông tin trong bài đọc.

      + Not given: thông tin trong câu hỏi không thể tìm thấy trong bài đọc.

·   Mẹo để phân biệt No/False với Not given là nếu câu đó No/False, dựa vào bài đọc, ta có thể sửa lại câu đó cho đúng; còn nếu câu đó Not given thì ta không thể làm gì cả. Bạn xem chi tiết tại bài viết: Để Y/N/NG hay T/F/NG không còn là cơn ác mộng.

·   Đọc câu hỏi và các đáp án trắc nghiệm, paraphrase chúng.

·   Khoanh vùng và xác định thông tin trong bài để đưa ra câu trả lời

Quyết định xem ý kiến nêu trong câu hỏi là Yes (có) hay No (không) hay Not Given (không được đề cập)

·   Scan thông tin chi tiết (ý kiến của người viết)

·   Hiểu các ý kiến, quan điểm này

Thông tin trong câu hỏi được đề cập trong đoạn văn nào của bài đọc

·   Scan và xác định thông tin chi tiết

Không theo thứ tự

·   Đọc thông tin trong câu hỏi và paraphrase

·   Khoanh vùng và xác định thông tin trong bài

·   Chọn đáp án. Nhớ đọc kỹ hướng dẫn.

·   Không phải đoạn văn nào cũng được sử dụng.

Chọn heading thích hợp cho từng đoạn văn trong bài đọc

·   Xác định ý chính của đoạn văn

·   Phân biệt được ý chính và ý bổ trợ

Theo thứ tự đoạn văn

·   Đọc hết một lượt tát cả các heading

·   Đọc từng đoạn, xác định topic sentence / ý chính của đoạn đó. Thường topic sentence chính là câu mà heading paraphrase lại. Do đó, chú ý vào những câu đầu hay cuối của đoạn văn vì đó thường là vị trí của các topic sentence.

·   Lưu ý vấn đề thời gian vì thường dễ bị sa đà khi làm dạng câu hỏi này.

*Bạn xem bài viết: Cách xử lý bài tập Matching Heading chính xác nhất để biết cách làm nhé.

Phân loại thông tin trong câu hỏi vào trong số các nhóm được cho

·   Scan và xác định thông tin chi tiết

·   Phân loại thông tin

Không theo thứ tự

·   Đọc thông tin trong câu hỏi

·   Khoanh vùng và xác định thông tin trong bài

·   Cẩn thận có những câu sẽ bị paraphrase

Làm thành câu hoàn chỉnh bằng cách ráp nửa đầu của câu với nửa sau của câu được cho theo 1 danh sách

·   Scan thông tin (có thể là chi tiết hoặc tổng quát)

·   Xác định và hiểu thông tin trong bài

Theo thứ tự

·   Đọc một lượt các nửa đầu và một lượt các nửa sau

·   Cố gắng đoán vế sau nào phù hợp với vế đầu nào (dựa vào ngữ pháp, ý nghĩa)

·   Tìm thông tin trong bài đọc và chọn đáp án đúng

·   Câu hoàn chỉnh phải đúng về mặt ngữ pháp

·   Đề sẽ cho dư câu trả lời

Chọn từ vựng trong bài đọc để điền vào chỗ trống tạo thành câu hoàn chỉnh

·   Scan thông tin chi tiết

·   Chọn từ thích hợp

·   Hiểu thông tin trong bài đọc

Đa phần theo thứ tự

·   Xác định loại từ thích hợp để điền vào chỗ trống (danh / động / tính / trạng etc)

·   Khoanh vùng và xác định thông tin trong bài đọc để chọn từ đúng

·   Đặc biệt chú ý vào ngữ pháp vì nó sẽ giúp có thêm manh mối để chọn đúng từ

·   Đọc kỹ đề yêu cầu ‘No more than --- words’ để chọn đúng số từ

Hoàn thiện một đoạn tóm tắt (summary) hoặc đoạn ghi chú (note) bằng cách chọn từ vựng trong danh sách cho sẵn, hoặc bằng cách chọn từ vựng trong bài đọc

·   Scan thông tin chi tiết

·   Hiểu mối liên hệ và vai trò của các ý này

Có khi theo thứ tự, có khi không. Tuy nhiên, câu trả lời sẽ nằm tập trung ở 1 đoạn văn nào đó chứ không nằm rải rác trong cả bài đọc.

·   Xác định loại từ thích hợp để điền vào chỗ trống (danh / động / tính / trạng etc)

·   Khoanh vùng và xác định thông tin trong bài đọc để chọn từ đúng

·   Đặc biệt chú ý vào ngữ pháp vì nó sẽ giúp có thêm manh mối để chọn đúng từ

·   Nếu phải chọn từ vựng trong bài đọc, phải đọc kỹ đề yêu cầu ‘No more than --- words’ để chọn đúng số từ

Chọn từ vựng trong bài đọc để hoàn thiện một bảng thông tin (table)

·   Scan thông tin chi tiết

·   Chọn từ thích hợp

·   Hiểu ý nghĩa các thông tin này

Có khi theo thứ tự, có khi không. Tuy nhiên, câu trả lời sẽ nằm tập trung ở 1 đoạn văn nào đó chứ không nằm rải rác trong cả bài đọc.

·   Đọc tiêu đề của các cột trong bảng được cho

·   Xác định loại từ cần điền vào chỗ trốnhg

·   Khoanh vùng và scan thông tin trong bài đọc

·   Đọc kỹ đề yêu cầu ‘No more than --- words’ để chọn đúng số từ

Chọn từ vựng trong bài đọc để hoàn thiện một quy trình nào đó (flow-chart)

·   Scan thông tin chi tiết

·   Chọn từ thích hợp

·   Hiểu ý nghĩa và trình tự của các thông tin này

Có khi theo thứ tự, có khi không. Tuy nhiên, câu trả lời sẽ nằm tập trung ở 1 đoạn văn nào đó chứ không nằm rải rác trong cả bài đọc.

·   Xác định loại từ cần điền vào chỗ trống

·   Tận dụng các hướng mũi tên và các ô thông tin trong bảng quy trình (flow-chart) để dò ra thứ tự thông tin, rồi đối chiếu qua bài đọc

·   Chọn từ vựng thích hợp

·   Đọc kỹ đề yêu cầu ‘No more than --- words’ để chọn đúng số từ

Dán nhãn cho các bước / quá trình của một biểu đồ, sơ đồ

·   Khoanh vùng và scan thông tin chi tiết trong bài đọc

·   Chọn đúng từ thích hợp

Có khi theo thứ tự, có khi không. Tuy nhiên, câu trả lời sẽ nằm tập trung ở 1 đoạn văn nào đó chứ không nằm rải rác trong cả bài đọc.

·   Xác định loại từ thích hợp để điền vào chỗ trống (danh / động etc)

·   Khoanh vùng và xác định đoạn văn có thông tin liên quan

·   Ráp nối thông tin trong bài đọc với sơ đồ trong câu hỏi

·   Chọn từ thích hợp

·   Đặc biệt chú ý vào ngữ pháp vì nó sẽ giúp có thêm manh mối để chọn đúng từ

·   Đọc kỹ đề yêu cầu ‘No more than --- words’ để chọn đúng số từ

Chọn 2 hoặc 3 đáp án chính xác từ danh sách đáp án đề bài cho.

·   Scan thông tin (có thể là chi tiết hoặc tổng quát)

·   Hiểu các thông tin này và mối liên hệ giữa chúng với nhau

Theo thứ tự

·   Đọc câu hỏi và danh sách các đáp án một lượt

·   Xác định keyword của câu hỏi

·   Paraphrase các đáp án

·   Khoanh vùng và xác định thông tin trong bài đọc

Trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin chi tiết nào đó trong bài

·   Khoanh vùng, xác định và hiểu các thông tin chi tiết trong bài đọc

Theo thứ tự

·   Đọc câu hỏi & xác định loại từ cần dùng để trả lời câu hỏi (danh / động / tính / trạng etc)

·   Paraphrase từ vựng trong bài đọc

·   Scan bài đọc để khoanh vùng vị trí thông tin cần tìm

·   Đọc kỹ đề yêu cầu ‘No more than --- words’ để chọn đúng số từ

Các bài tập liên quan đến ý tổng quát khó hơn so với các câu hỏi về thông tin chi tiết. Do đó, chiến lược làm là xử lý các dạng bài tập về thông tin chi tiết trước, làm các dạng bài liên quan ý tổng quát sau. Điều này giúp tiết kiệm số lần đọc của bạn và giúp bạn tiếp thu bài đọc dễ hơn.  Điều này là do trí não và mắt con người scan và tiếp thu các thông tin liên quan đến số liệu, hình ảnh minh hoạ, ngày/tháng/năm nhanh hơn so với văn bản chữ viết thông thường. Tuy nhiên sẽ có khác một chút đối với section nào mà có dạng bài ‘Matching heading’ vì đây là dạng bài ngoại lệ, mặc dù nội dung liên quan đến ý tổng quát nhưng bạn phải làm nó trước.

Vận dụng các kiến thức trên là bạn sẽ có được một chiến lược làm cho cả một section trong đề thi IELTS Reading, hãy xem bài viết ‘Phương pháp làm toàn bộ đề thi IELTS AC Reading nhanh nhất & đúng nhất’ để biết phải làm như thế nào nhé.

(Nguồn: tổng hợp và dịch từ trang http://ieltsliz.com/ielts-reading-question-types/)