Bài học rút ra từ phim Ký sinh trùng

Ký sinh trùng (tựa gốc: Gisaengchung, tựa tiếng Anh: Parasite) xoay quanh cuộc sống của một gia đình Hàn Quốc bốn người ở khu ổ chuột. Hằng ngày, họ phải đi từ đường lớn, len theo những bậc cầu thang, xuống dưới một căn nhà nhỏ, mà nói chính xác hơn là một căn hầm ẩm thấp.

Mỗi khi nhìn qua ô cửa sổ hẹp, họ được thấy chút ánh sáng, và cả những người tè bậy. Bốn người nương tựa vào nhau trong cuộc sống cơ cực ấy cho đến một ngày, bạn của Ki Woo phải đi du học và nhờ cậy Ki Woo trông chừng giúp người mà anh chàng này thích. Muốn thế, Ki Woo phải làm giả chứng từ đại học để vào làm gia sư cho cô bé nữ sinh này.

Đó là một gia đình giàu có với ông chủ (ông Park) bận rộn chuyện làm ăn, người vợ (bà Park) nhẹ dạ cả tin và không biết làm việc nhà, cô con gái Da Hye lạc lõng trong chính căn nhà của mình, và Da Song cậu con trai nhỏ trong một thế giới rất riêng. Sau ngày đầu tiên đi dạy, Ki Woo lập kế hoạch hoàn hảo, từng bước đưa em gái Ki Jung, bố Ki Taek và mẹ Chung Sook vào làm việc trong nhà. Một sự việc bất ngờ diễn ra khiến kế hoạch này có nguy cơ bại lộ và đẩy các thành viên nhà Ki Woo vào bước đường cùng.

Bài học rút ra từ phim Ký sinh trùng
‘Ký sinh trùng’ trở thành phim Hàn có doanh thu chiếu sớm cao nhất tại Việt Nam
Ký sinh trùng đã tạo cơn sốt lớn tại Hàn Quốc, và sau khi phim đạt giải thưởng Cành cọ vàng thì tiếng vang lại càng vươn xa hơn. Vì lẽ đó, khán giả các nước khác đã mong đợi được xem bộ phim, đã đặt nhiều kỳ vọng vào nó. Và khi có dịp trải nghiệm, mỗi người sẽ đưa ra cho mình những đáp án khác nhau về một bộ phim tầng tầng ý nghĩa, nhưng cũng rất dễ hiểu và dễ cảm nhận.

Mang thể loại hài kịch đen (dark comedy), câu chuyện được kể bằng những tình tiết hài hước, nhưng lại là một tấn bi kịch, một chuỗi liên hoàn những hình ảnh, những khung cảnh đậm tính nghệ thuật. Mấu chốt của phim chính là chủ đề về cuộc sống và suy nghĩ giữa hai tầng lớp giàu nghèo trong xã hội Hàn Quốc nói riêng và toàn thế giới nói chung. Đạo diễn Boong Joon Ho đã dùng ngôn ngữ điện ảnh rất riêng và có phần dị biệt để miêu tả vấn đề này một cách rất nặng nề và bi thương. Bộ phim dùng hình ảnh, dùng tình tiết, dùng nhân vật để khiến “giàu” và “nghèo” biến thành cơn ác mộng đối với mọi người, gặm nhấm dần tâm trí của khán giả.

Sẽ chẳng có con ký sinh trùng nào xuất hiện trong phim, mà chỉ có sự vô hình len lỏi, ký thác vào người khác. Nó bám vào từng nhân vật bất kể giàu nghèo, lì lợm không dứt ra được. Nhưng khi đã bị nó lôi kéo thì họ cũng sẽ phải nhìn lại, có hay không có, được hay mất, họ cũng không thể nào thay đổi bản thân. Nằm ở tầng lớp tận đáy xã hội thì cho dù có ngoi lên, làm mọi thứ để nắm bắt được cơ hội, hưởng thụ nó, nhưng rồi cũng không thể duy trì được mãi.

Bài học rút ra từ phim Ký sinh trùng

Bộ phim hướng khán giả theo góc nhìn của gia đình nhà nghèo, nhưng bạn vẫn có thể hiểu cho suy nghĩ và hành động của gia đình nhà giàu

Phim mang được cái hài trong nghệ thuật vào một bi kịch tạo ra những cảnh tượng đáng suy nghĩ và thấm sâu vào lòng của mỗi người. Bạn sẽ cười, rồi sẽ thấy nhói đau, hay đến được tận cùng của sự kiềm hãm, tức giận, vượt qua giới hạn.

Ẩn sâu trong từng khung hình của bộ phim là những ý nghĩa đối lập cực mạnh giữa hai giai cấp. Bạn sẽ thấy được sự xa hoa của tầng lớp thượng lưu và có những cảnh phải nghẹn ngào đối với tầng lớp thấp bé, dưới đáy xã hội của Hàn Quốc. Tiểu biểu nhất là cái nhìn của các nhân vật qua khung cửa. Một bên là con đường nhỏ, u ám, những hình ảnh dơ bẩn, một bên là thế giới xanh mướt, xa hoa. Bằng lối dẫn chuyện từ tốn, nhẹ nhàng và rồi đánh mạnh cảm xúc bằng hình ảnh, những cú lia máy, cách quay, qua nhiều phân đoạn, người xem sẽ thật sự bị ''bóp nghẹn'' trong sự cùng khổ và vùi dập của cuộc sống.

Bài học rút ra từ phim Ký sinh trùng

Bối cảnh phim chân thật, sắp đặt hợp lý nhưng “quảng cáo ngầm” làm điểm trừ dành cho phim

Thông qua những gì mà khán giả được nhìn thấy, bộ phim còn rất tinh tế khi mang rất nhiều chi tiết châm biến tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng cay nghiệt. Bên cạnh sự vô hình của loài ký sinh trùng là sự hiện hữu của những bậc thang dẫn lối bước lên ngôi nhà sang trọng hay đi xuống nơi ẩm thấp, là khối đá đè nặng lên tâm trí, là cơn mưa mát lành với người giàu và sự ám ảnh của người nghèo, là mùi của gia đình ông Ki Taek… Thay cho những lời giải thích dông dài, hình ảnh trong Ký sinh trùng ấn tượng và vô cùng sâu sắc. Tự khán giả sẽ là người đưa ra đáp án cho những chi tiết ẩn dụ đó.

Đạo diễn Bong Joon Ho đúng là bậc thầy của sáng tạo khi vận dụng tài tình những câu thoại, một trong hai ngôn ngữ biểu đạt chính của điện ảnh, bên cạnh hình ảnh. Có những lúc, các nhân vật nói thật nhiều, những câu chuyện đời thường ngỡ như vô thưởng vô phạt nhưng tất cả đều là cài cắm cho cái kết bùng nổ. Có khi, sự im lặng biểu hiện cho những u uất, giằng xé nội tâm. Và có khi, những lời thoại thốt ra, sâu sắc có, mà cay đắng cũng có. Đó là khi hai vợ chồng ông Park chủ nhà nói về “mùi nghèo”, là khi ông Ki Taek cứ hỏi ông Park có yêu vợ không, là khi ông Ki Taek nói “Chẳng có kế hoạch nào theo đúng ý ta. Kế hoạch tốt nhất là không có kế hoạch”…

Bài học rút ra từ phim Ký sinh trùng

Những góc quay và những đại cảnh xa hoa đan xen trong Ký sinh trùng

Trong một câu chuyện vừa phức tạp lại vừa đơn giản, bên cạnh những góc cận gương mặt nhân vật thảng thốt hay bình tĩnh đến lạ, là tiếng réo rắt dồn dập của những bản giao hưởng. Có thể nói, âm nhạc chính là điểm cộng lớn nhất của phim, đẩy diễn xuất của diễn viên và cảm xúc của khán giả lên cao nhất.

Nhưng nếu phần âm nhạc hoàn hảo, hình ảnh trau chuốt tinh tế, hóa trang và diễn xuất sống động, nội dung sâu sắc, thì nhiều tình tiết trong phim lại không được xử lý tốt nhất có thể. Có lẽ, đoàn phim quá tham lam khi muốn mang nhiều, nhiều hơn những hiện thực khốc liệt của xã hội, nhưng lại bị giới hạn về thời gian, nên có nhiều chi tiết được thắt nút mà không kịp mở nút. Sẽ có những tình tiết đắt giá khiến khán giả suy ngẫm và tự tìm ra câu trả lời, thì cũng có những tình tiết trôi qua rất phí như vai trò người bạn của Ki Woo tác động lớn thế nào đến cậu, như việc tại sao Ki Jung có thể “trị” được Da Song, như cuốn nhật ký của Da Hye có ý nghĩa gì… Có rất nhiều điều chưa được giải thích thỏa đáng trong phim, nhưng lợi thế về hình ảnh và chiều sâu tâm lý đã khỏa lấp những điều đó và khéo léo cuốn khán giả theo dõi suốt hành trình của gia đình nhân vật chính và đi theo đúng lối mà phim đã vạch ra.

Bài học rút ra từ phim Ký sinh trùng

Tính cách nhân vật được khai thác tốt nhưng đôi khi khán giả cũng thắc mắc vì sự thông minh xuất sắc của họ

Bộ phim khép lại không chỉ có đau xót và nặng nề, mà còn làm khán giả không ngừng suy nghĩ, chiêm nghiệm lại bản thân. Ký sinh trùng không quá khó hiểu khi đạt Cành cọ vàng Cannes năm nay. Một câu chuyện chung của xã hội, một cái nhìn sắc bén nhưng cũng rất đỗi nhân văn, u uất nhưng cũng rất tươi sáng, phức tạp nhưng dễ cảm!

Phim đang có số điểm rất cao với 8.6/10 trên IMDB và 98% trên Rotten Tomatoes.

Ảnh: CJ Entertainment, Barunson E&A

Tin liên quan

“Con có biết kế hoạch nào sẽ không thất bại không? Đó là không có kế hoạch gì cả. Bởi cho dù con có lên kế hoạch cụ thể thì cuộc sống cũng sẽ không tuân theo chúng ta.”

Lưu ý: Bài viết có tiết lộ tình tiết phim, cần cân nhắc trước khi đọc.

Bài học rút ra từ phim Ký sinh trùng

Ký sinh trùng mở đầu bằng hình ảnh của những chiếc tất, được phơi bên trong ngôi nhà của một gia đình 4 người thuộc tầng lớp thấp của xã hội Hàn Quốc. Hình ảnh ngôi nhà nằm dưới tầng hầm có cửa sổ nhìn ra ngang mặt đường, đầy ẩm thấp và bồn cầu thì được xây cao hơn cả ngôi nhà. Lối đặc tả hình ảnh cho thấy địa vị không thể thấp kém hơn được nữa của những con người này.

Bài học rút ra từ phim Ký sinh trùng
(Từ trái qua phải) Nhà họ Kim: con trai Ki-woo, Ki-taek, Yeon-Kyo và con gái Ki-jung

Bốn con người sống chen chúc nhau, những đứa con bỏ học để phụ gia đình gấp hộp giấy pizza. Nơi duy nhất kết nối được “wifi chùa” – cánh cổng duy nhất tiếp cận được với xã hội hiện đại, thì lại nhà nhà vệ sinh. Và đó cũng là nơi khi người ta xịt thuốc diệt côn trùng thì họ lại mở cửa sổ để tận dụng chút lợi ích cho mình.

Chẳng khác nào một cách khéo léo, đạo diễn đã miêu tả kiếp mạt rệp của họ cũng như những loài côn trùng kí sinh nhỏ bé, lay lắt sống dưới các góc khuất tối tăm của xã hội. Và hình ảnh khi nhân viên diệt côn trùng xả thuốc thẳng vào gia đình nọ, chính là lời ẩn dụ họ chính là loài sống kí sinh.

Bài học rút ra từ phim Ký sinh trùng
Hai anh em Ki-woo và Ki-jung phải bắt wifi chùa tại phòng vệ sinh

Khi ký sinh trùng tìm thấy vật chủ

Nhưng cuộc sống gia đình nhà họ Kim bắt đầu bước sang ngã rẽ mới khi được người bạn thân của cậu con trai cả – Ki Woo tặng cho một cục đá cầu thịnh vượng. Cũng như giới thiệu anh làm gia sư cho cô con gái của một gia đình thượng lưu họ Park. Từ đây là hành trình của gia đình hạ lưu từng bước dấn thân để vươn lên, vùng vẫy giành lấy quyền lợi cho mình.

Bài học rút ra từ phim Ký sinh trùng

Khán giả thở phào nhưng cũng chẳng lâu, tưởng chừng kế hoạch của nhà Ki-taek thành công thì câu chuyện dường như chỉ là vừa mới bắt đầu. Vào ngày sinh nhật của con trai út Da-song, gia đình thượng lưu đi dã ngoại. Nhân cơ hội này gia đình nghèo đã tranh thủ vào tận hưởng cuộc sống giàu sang. Mạch phim nhanh chóng xoay chuyển cùng những nút thắt bất ngờ hé lộ dưới hầm của ngôi nhà thượng lưu này lại là một tầng lớp “kí sinh trùng” khác.

Không chỉ dừng lại ở đấy, đây cũng chính là lúc người chủ nhà lại đột ngột quay về. Các nhân vật chính của câu chuyện đã bị đẩy vào một tình huống léo le tiến thoái lưỡng nan, và họ bắt buộc phải oằn mình để được tồn tại, cho dù là làm những điều trái với lương tâm.

Bài học rút ra từ phim Ký sinh trùng

Đạo diễn Bong đã dẫn dắt cảm xúc người xem một cách quá tài tình trong phân cảnh này. Ông cũng hé lộ trước tình cảnh sắp tới với gia đình nghèo khó này qua câu nói của người vợ Choong-sook lúc say xỉn: “Nếu chủ nhà mở cửa bước vào, thì chúng ta chẳng khác nào như những loài gián chạy tán loạn trước ánh đèn bị phát hiện kia”. Chỉ cần như thế, người xem được dịp nín thở theo dõi từng bước chân và hành động tiếp theo của từng thành viên trong nhà: chốn chui trốn nhủi như những loài gián để tránh bị bắt gặp bởi những người chủ kia.

Mùi hương, cơn mưa và vật chủ không còn

Trong lúc trốn dưới gầm bàn, Ki-taek đã nghe thấy ngài Park bình luận về chính mùi hương trên cơ thể của mình. Đó là “mùi của củ cải thối, mùi của người trong xe tàu điện” – mùi hương đại diện cho tầng lớp hạ lưu trong xã hội. Đây cũng là khởi nguyên cho diễn biến tâm lý của nhân vật chính của chúng ta đẩy đến những tấn bi kịch sau này.

Bài học rút ra từ phim Ký sinh trùng

Nhưng có lẽ đỉnh điểm là khi gia đình hạ lưu trốn thoát ra được khỏi ngôi nhà vốn không thuộc về họ để trở về chính thực tại trong cơn mưa nặng hạt, để trở về ngôi nhà dưới tầng hầm ngập nước bởi trận mưa tầm tã, về với nơi duy nhất không bị ngập lại chính là cái bệ xí kia.

Có câu “Sau cơn mưa trời lại sáng” nhưng có lẽ “trời sáng” đây chỉ là phạm trù cho người giàu, vì họ xem cơn mưa là việc ban phước lành, làm trời quang mây tạnh. Còn với những con người ở tận đáy của xã hội thì chính cơn mưa ấy đã cuốn trôi đi hết tất cả vốn có của họ . Chính cơn mưa này cũng không thể gột sạch được những mùi hương “nghèo khổ” trên người, và thậm chí còn bốc mùi hơn trước. Điều này thể hiện qua hình ảnh bà chủ nhà Yeon-kyo vốn dĩ trước đây không nhận ra được mùi hương trên người ông tài xế Kim; mà nay phải bị mũi, mở cửa để xua mùi.

Bài học rút ra từ phim Ký sinh trùng

Cũng chính cơn mưa này là đỉnh điểm để dồn Ki-taek đến bước đường cùng khiến cho tấn bi kịch chất chồng. Bởi sau chính cơn mưa ấy, tại bữa tiệc xa hoa của kẻ giàu là vụ thảm sát dẫn đến cái chết của người con gái Ki-jung và ông chủ nhà Park. Để chính Ki-taek lại là giống ký sinh trùng thay thế ở bên dưới căn nhà kia.

Những bậc thang của thứ bậc

Xuyên suốt của bộ phim, hình ảnh của những nấc thang là đại diện cho thứ bậc trong xã hội. Từ bậc thang bước xuống nhà họ Kim đến bậc thang bước lên cửa nhà họ Park, hay bậc thang bí ẩn dẫn xuống căn hầm định mệnh. Đặc biệt hơn, để bước lên bồn cầu, thành viên nhà Kim phải bước lên một bậc tam cấp, như muốn nói rằng cuộc sống của họ còn thấp hơn cả một cái nhà xí.

Bài học rút ra từ phim Ký sinh trùng

Bộ phim còn có một khung cảnh vô cùng ấn tượng: ba cha con nhà Kim phải lết bộ về nhà trong cơn mưa định mệnh. Từ dinh thự xa hoa nhà Park, họ đi xuống những nấc thang hun hút tưởng như vô tận trong một góc máy rộng bao quát như ẩn ý về việc họ trở về nơi họ thuộc về: dưới đáy của xã hội, một nơi thấp hơn cả “mặt đất”.

Không chỉ thế, ngay từ những khung cảnh đầu tiên khi Ki-woo bước lên những bậc thang của nhà học Park. Cậu đã nheo mắt trước ánh sáng mặt trời chói chang của ngôi nhà trên đỉnh đồi, ám chỉ cậu vốn không thuộc về một thế giới tươi sáng.

Hòn đá cầu thịnh vượng

Việc này đưa ta tới hình ảnh biểu tượng xuất hiện đầu tiên từ đầu bộ phim đó là hình ảnh của hòn đá cầu thịnh vượng nhà Kim được tặng. Ki-woo xem hòn đá chính là cột mốc nguyên nhân cho sự đổi đợi của gia đình nọ.

Bài học rút ra từ phim Ký sinh trùng

Đó cũng chính là lí do cậu ta lại chọn đem cục đá đi trong trận lụt từ cơn mưa. Không phải tiền bạc, không phải của cải mà lại là hòn đá cầu thịnh vượng này. Nhưng khi mọi thứ vỡ lẽ, hòn đá này lại chính là gánh nặng cho chính Ki-woo. Để rồi cậu nhận ra giới hạn cho riêng mình.

Với những người không cần phải lo đến gánh nặng cơm áo gạo tiền, hòn đá sẽ là vật trang trí xa hoa. Nhưng ngược lại, khi đặt trong tay những mảnh đời hèn mọn, tới miếng cơm còn chẳng đủ, hòn đá sẽ quay về bản chất nguyên thuỷ của chính nó. Đó là công cụ sinh tồn, giết chóc của loài người.

Kiếp sống ký sinh trùng

Bong Joon-ho đã tài tình cài cắm những hình ảnh đối nghịch ẩn dụ tinh tế xuyên suốt thể hiện sự chêch lệch giai cấp quá lớnđể một người thường, một giống kí sinh có thể leo tới.

Bài học rút ra từ phim Ký sinh trùng

Sau cái chết của ông Park, Ki-taek đã phải trốn dưới căn hầm và chính ông đã trở thành vật ký sinh kế nhiệm cho căn nhà. Một vòng tròn luẩn quẩn của kiếp “ký sinh”, cho dù chúng ta có cố gắng bao nhiêu thì cuộc sống vẫn cứ nhẫn tâm thẳng tay đẩy ta vào tận đáy của cuộc sống.

Qua bao biến cố, ngôi nhà sang trọng vẫn y nguyên, tầng lớp thượng lưu vẫn tiếp tục bước vào bên trong ngôi nhà này. Những loài ký sinh trùng kia vẫn hiện hữu như một phần hiện thực của cuộc sống không thể chối bỏ, nhỏ bé dưới góc khuất của xã hội. Mang trong nó những câu chuyện bằng máu và nước mắt nhưng chẳng hề lay động đến một ai.

Bài học rút ra từ phim Ký sinh trùng

Để rồi kết phim, đạo diễn Bong vẫn bỏ ngỏ cho ta một câu trả lời về cuộc sống của các nhân vật. Liệu kế hoạch của Ki-woo có thành công để cứu cha của mình hay khiến Ki-taek lại đi vào vết xe đổ của lớp kí sinh trước đó? Chúng ta chỉ biết rằng, dây tất ẩm mốc nồng nặc mùi hôi vẫn ở đó đến lúc kết phim.

Đây cũng chính là triết lý của phần lớn người Á Đông, vốn được phát triển như một mạch ngầm nhưng lại nổi lên một cách đầy thông suốt: “Cuộc sống vốn dĩ tràn đầy điều bất ngờ mà chúng ta chẳng thể lường trước được”.

Lời kết

Parasite (Ký sinh trùng) là bộ phim đầu tiên của điện ảnh Hàn Quốc đạt giải thưởng sau hành trình dài 100 năm. Bộ phim cũng đã xuất sắc giành được giải thưởng Cành Cọ Vàng danh giá cùng kỷ lục màn pháo tay dài 8 phút từ các nhà phê bình tại LHP Cannes 2019 vừa qua.

Bài học rút ra từ phim Ký sinh trùng

Trái lại với những suy nghĩ phim Cành Cọ Vàng sẽ mang tính art-house khó xem. Thì bộ phim lại cực kì dễ xem và theo dõi. Ký sinh trùng được ví một bữa tiệc thịnh soạn đầy những gia vị cảm xúc cùng thể loại. Bộ phim cũng không hề xuất hiện một giống côn trùng gây hoảng sợ, nhưng những triết lý là câu chuyện mà bộ phim xây dưng nên mới chính là thứ cảm xúc gây ám ảnh lâu dài đến sâu cay cho người xem.

Âm nhạc tuyệt vời đến từ Jung Jae-il, nơi những bản giao hưởng và nhịp trống dồn dập đã đẩy người xem đến những đỉnh cao của cảm xúc. Phần hình ảnh xuất sắc đến từ Hong Kyung-pyo, người đã hợp tác nhiều lần cùng đạo diễn Bong. Và cũng nhờ ông mà chỉ cần thay đổi một chút ánh sáng hay khung cảnh có thể thay đổi hoàn toàn nhận thức của người xem. Không thể không nhắc đến dàn diễn viên tài năng tròn vai giúp ta có từng phút giây tuyệt vời nhất.

Bài học rút ra từ phim Ký sinh trùng
Giây phút vui đùa chiến thắng của nam chính Song Kang-ho cùng đạo diễn Bong Joon-ho tại LHP Cannes 2019 vừa qua (trái qua phải) Ảnh: Getty Images

Lời cuối cùng, tôi xin được tán dương đến đạo diễn Bong Joon-ho. Sau một bộ phim Okja không mấy thành công, thì với Ký sinh trùngông đã trở về đúng cái chất hài kịch đen sở trường của mình với một bộ phim thuần Hàn. Bộ phim xứng đáng được ca tụng và giành được giải thưởng cao nhất trên trường quốc tế. Để rồi cái tên Parasite sẽ được nhắc lại không chỉ một tuần, một tháng mà còn là nhiều năm sau nữa bởi những giá trị hiện thực sâu sắc về xã hội mà nó đã kể cho ta.

Xem thêm:

Review phim Burning: Những người trẻ châu Á quẩn quanh

Review phim Ex Machina: Nỗi ám ảnh đến từ tương lai

Bài viết: Katelyn (Tạp chí Phái mạnh ELLE Man, Hình ảnh: CJ Ent.)