Bài phép đối tu từ có những hình thức nào

Một trong những biện pháp tu từ có tính nghệ thuật cao nhất trong ngữ pháp Việt Nam là phép đối. Vậy phép đối là gì? Phân loại, tác dụng, ví dụ minh họa chi tiết sẽ được thư viện hỏi đáp giải thích trong bài viết này.

Khái niệm phép đối là gì?

a – Khái niệm

  • Phép đối là cách sắp xếp các loại từ ngữ, cụm từ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau trong diễn đạt nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó.
  • Và phép đối có phải biện pháp tu từ không xin trả lời là có nhé

b – Tác dụng phép đối và tác dụng của biện pháp đối lập

Dưới đây là tác dụng của phép đối , tác dụng của nghệ thuật đối và hiệu quả của phép đối :

  • Nhằm mục đích gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hòa trong diễn đạt để trình bày, nhấn mạnh một ý nghĩa nào đó.
  • Tạo ra sự cân đối hài hòa về mặt âm thanh, đối về nghĩa với nhau.
  • Tạo ra sự hoàn chỉnh và dễ nhớ.

c – Những đặc điểm của phép đối

  • Số lượng âm tiết trong phép đối phải bằng nhau ví dụ như 4/4, 5/5, 7/7…
  • Thanh điệu: Phải đầy đủ thanh bằng – thanh trắc.
  • Các từ ngữ đối: phải cùng loại với nhau như cùng là danh từ phải đối với danh từ, động từ đối với động từ, tính từ đối với tính từ.
  • Nghĩa các từ đối: có thể là từ trái nghĩa, từ cùng trường nghĩa hoặc từ đồng nghĩa với nhau để tạo hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa.
  • Phép đối phải diễn ra giữa 2 dòng.
  • Về ngữ pháp: Phải lặp lại kết ngữ pháp với nhau.

d – Ví dụ về phép đối và tác dụng

Ví dụ 1: Ví dụ về phép đối trong thơ

Vân xem trang trọng khác vời.

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang.

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

Ta thấy trong đoạn thơ trên có các từ đối gồm: Khuôn trăng >< nét ngài, đầy đặn >< nở nang, hoa <> ngọc, cười <> thốt, mây <> tuyết, thua >< nhường, nước tóc >< màu da.

Ví dụ 2:

Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt.

Trót đem thân thế hẹn tang bồng.

Các từ đối nhau gồm: mượn >< đem, điền viên >< thân thế, vui >< hẹn, tuế nguyệt >< tang bồng.

Ví dụ 3 : nêu hiệu quả của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

Phân loại phép đối

a – Mô hình phép đối

Đầu tiên các bạn cần xác định được mô hình phép đối là như thế nào, có 2 mô hình phép đối gồm:

Nếu phép đối diễn ra trên cùng 1 dòng thì mô hình là:

  • a + b + c + d >< a’ + b’ + c’ + d’

Nếu phép đối diễn ra trên 2 dòng khác nhau thì mô hình là:

  • a + b + c…..
  • \><
  • a’ + b’ + c’….

b – Các loại phép đối

Tiểu đối: hay còn gọi là phép tự đối, là phép đối trên 1 câu, 1 dòng với nhau.

Ví dụ phép tự đối:

Đói cho sạch, rách cho thơm.

Các từ đối là: Đói >< rách, sạch >< thơm.

Trường đối: Hay còn gọi là bình đối là phép đối giữa dòng trên với dòng dưới, đoạn trên với đoạn dưới với nhau.

Ví dụ phép bình đối

Tiên học lễ: diệt trò tham nhũng.

Hậu học văn: trừ thói cửa quyền.

c – Những lưu ý khi phân tích và nhận biết phép đối

Khi sử dụng và phân tích phép đối, cần chú ý sự cân xứng của các yếu tố diễn đạt, vẻ đẹp chuẩn mực của phép đối thường được thể hiện trong thơ Đường luật và trong câu đối.

Bài tập ví dụ phép đối

Câu hỏi Bài tập 1:

a – Phân tích phép đối trong câu tục ngữ sau: “ Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng”

b – Phép đối trong tục ngữ thường có tác dụng gì? Vì sao người ta không thể thay thế những từ trong đó.

Đáp án bài tập 1

Câu a:

Đây là phép đối thanh bằng >< trắc với nhau, 2 từ đối là tật >< lòng.

Câu b

Phép đối trong câu tục ngữ thường phục vụ cho sự so sánh, đối chiếu để khẳng định những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống xã hội hay hiện tượng tự nhiên.

Sử dụng phép đối thì tục ngữ mới có những điều kiện để nêu những nhận định khái quát trong một khuôn khổ ngắn gọn, cô đọng.

Phép đối trong tục ngữ thường đi đôi với vần, nhịp, phép điệp từ ngữ và kết cấu ngữ pháp giúp người đọc dễ nhớ, dễ thuộc.

Câu hỏi bài tập 2: Xác định các phép tu từ trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của phép tu từ đó.

Lá bàng đang đỏ ngọn cây.

Sếu giang mang lạnh đang bay giữa trời.

Mùa đông còn hết em ơi.

Mà con én đã gọi người sang xuân.

Đáp án bài tập 2:

Phép điệp ngữ âm: Vần “ang” được lặp lại 6 lần.

Tác dụng: Tạo âm hưởng ngân vang, gợi ra không gian mênh mông, rộng mở và gợi cảm nhận về sự nối tiếp, trôi chảy của thời gian.

Kết luận: Đây là câu trả lời cho câu hỏi phép đối là gì? Tác dụng, phân loại và ví dụ minh họa chi tiết về phép đối.

Luyện tập về phép đối

1. Đọc những ngữ liệu II (SGK trang 125, 126) và trả lời câu hỏi:

a). Ngữ liệu (1) và (2) đều có cách sắp xếp từ ngữ cân đối giữa hai vế trong một câu. Mỗi câu đều có hai vế, mỗi vế đều có ba từ. Hai vế cân đối được gắn kết với nhau nhờ phép đối.

– Vị trí của các danh từ (chim, người; tổ, tông…) các tính từ (đói, rách, sạch, thơm…), các động từ (có, diệt, trừ…) tạo thế cân đối là nhờ chúng đứng ở những vị trí giống nhau xét về cấu tạo ngữ pháp của mỗi vế.

– Ví dụ hai danh từ “chim” và “người” đều đứng ở vị trí đầu mỗi vế; hai tính từ “sạch” và “thơm” đều đứng ở vị trí cuối mỗi vế…

b). Trong ngữ liệu (3) và (4) có những cách đối khác nhau:

– Ngữ liệu (3) sử dụng cách tiểu đối trong một câu (Khuôn trăng đầy đặn – nét ngài nở nang, Mây thua nước tóc – tuyết nhường màu da).

– Ngữ liệu (4) sử dụng cách đối giữa hai câu (Rắp mượn điền viên vui tế nguyệt – Trót đem thân thế hẹn tang bồng) đối theo kiểu câu đối.

c). Trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi; Truyện Kiều của Nguyễn Du có rất nhiều câu văn sử đụng phép đối.

– Hịch tướng sĩ:

+ “Trăm thân này phơi ngoài nội cỏ – nghìn xác này gói trong da ngựa”.

+ “Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa – hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển – hoặc vui thú ruộng vườn – hoặc quyến luyến vợ con…”.

– Bình Ngô đại cáo:

+ “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

+ “Gươm mài đá, đá núi phải mòn – Voi uống nước, nước sông phải cạn”.

– Truyện Kiều:

“Gươm đàn nửa gánh – non sông một chèo.

Người lên ngựa – kẻ chia bào…”.

– Thơ Đường luật của Bà Huyện Thanh Quan:

“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc – Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”.

(Qua đèo Ngang)

– Câu đối:

Một người thợ nhuộm chết. Vợ ông ta đến nhờ cụ Tam nguyên Yên Đổ làm một đôi câu đối. Nguyễn Khuyến viết như sau:

“Thiếp kể từ khi lá thắm se duyên, khi vận tía, lúc cơn đen, điều dại, điều khôn nhờ bố đỏ.

Chàng dưới suối vàng có biết, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan tím ruột với trời xanh”.

d). Định nghĩa về phép đối:

Phép đối là cách sắp đặt từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm mục đích gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hòa nhằm diễn đạt một ý nghĩa nào đó.

2. Phân tích các ngữ liệu ở mục 2 (SGK trang 126) và trả lời câu hỏi:

a). Tục ngữ là những câu nói cô đọng, ngắn gọn và thường được sử dụng phép đối. Tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong ứng xử xã hội.

– Phép đối trong tục ngữ có tác dụng làm cho người đọc, người nghe dễ nhớ, dễ thuộc.

– Từ ngữ sử dụng trong tục ngữ hầu như không thể thay được vì mỗi câu tục ngữ đều mang tính cố định giống như các thành ngữ, quán ngữ. Tục ngữ sử dụng phép đối rất cân chỉnh, không thể có một từ khác thay vào mà tính cân chỉnh của phép đối tốt hơn.

– Phép đối trong tục ngữ thường đi kèm với các biện pháp ngôn ngữ như thường gieo vần lưng (tật/thật), từ ngữ dùng mang giá trị tu từ (ẩn dụ, so sánh, nhân hóa…); câu ngắn và thường tỉnh lược các bộ phận…

b). Tục ngữ là những câu rất ngắn nhưng vẫn khái quát được hiện tượng rộng, người không học mà cũng nhớ, không cố ý ghi lại mà vẫn được lưu truyền. Sở đĩ có được điều đó là vì cách diễn đạt của tục ngữ được chọn lọc, gọt giũa, có vần, có đối, nghe một lần là nhớ và rất khó quên.

3. Bài tập.

a). Tìm mỗi kiểu đối một ví dụ.

Có nhiều kiểu đối: Đối thanh điệu; đối từ loại; đối ngữ nghĩa; đối chọi về nghĩa; đối từ loại…

b). Có rất nhiều cách ra vế đối, cần tham khảo thêm câu đối của các nho sĩ xưa để học tập cách ra vế đối và cách đối.

Câu hỏi: Phép đối là gì?

Trả lời:

– Phép đối là cách sắp xếp các loại từ ngữ, cụm từ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau trong diễn đạt nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó.

I. Khái niệm phép đối là gì?

– Phép đối là cách sắp xếp các loại từ ngữ, cụm từ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau trong diễn đạt nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó.

II. Tác dụng phép đối

– Nhằm mục đích gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hòa trong diễn đạt để trình bày, nhấn mạnh một ý nghĩa nào đó.

– Tạo ra sự cân đối hài hòa về mặt âm thanh, đối về nghĩa với nhau.

– Tạo ra sự hoàn chỉnh và dễ nhớ.

III. Đặc điểm của phép đối

– Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau.

VD: Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng

(Ca dao)

– Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ – tính từ đối với động từ – tính từ).

VD:

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao

(Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm)

– Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau, hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa.

VD:

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

(Hồ Xuân Hương)

IV. Phân loại các loại phép đối

– Có hai loại đối:

+ Tiểu đối (tự đối): Các yếu tố đối xuất hiện trong nội bộ một câu, một dòng.

VD: Hoa cười ngọc thốt đoan trang (Nguyễn Du)

+ Trường đối (bình đối): dòng trên và dòng dưới, đoạn trên và đoạn dưới đối nhau

VD: Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

(Bà huyện Thanh Quan)

V. Ví dụ phép đối

Ví dụ 1:

Vân xem trang trọng khác vời.

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang.

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

Đáp án:

Ta thấy trong đoạn thơ trên có các từ đối gồm: Khuôn trăng >< nét ngài, đầy đặn >< nở nang, hoa <> ngọc, cười <> thốt, mây <> tuyết, thua >< nhường, nước tóc >< màu da.

Ví dụ 2:

Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt.

Trót đem thân thế hẹn tang bồng.

Đáp án:

Các từ đối nhau gồm: mượn >< đem, điền viên >< thân thế, vui >< hẹn, tuế nguyệt >< tang bồng.

Ví dụ 3:

  1. Phân tích phép đối trong câu tục ngữ sau: “ Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng”
  1. Phép đối trong tục ngữ thường có tác dụng gì? Vì sao người ta không thể thay thế những từ trong đó.

Đáp án:

Câu a: Đây là phép đối thanh bằng >< trắc với nhau, 2 từ đối là tật >< lòng.

Câu b: Phép đối trong câu tục ngữ thường phục vụ cho sự so sánh, đối chiếu để khẳng định những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống xã hội hay hiện tượng tự nhiên.

– Sử dụng phép đối thì tục ngữ mới có những điều kiện để nêu những nhận định khái quát trong một khuôn khổ ngắn gọn, cô đọng.

– Phép đối trong tục ngữ thường đi đôi với vần, nhịp, phép điệp từ ngữ và kết cấu ngữ pháp giúp người đọc dễ nhớ, dễ thuộc.

Ví dụ 4: Xác định các phép tu từ trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của phép tu từ đó.

Lá bàng đang đỏ ngọn cây.

Sếu giang mang lạnh đang bay giữa trời.

Mùa đông còn hết em ơi.

Mà con én đã gọi người sang xuân.

Đáp án:

– Phép điệp ngữ âm: Vần “ang” được lặp lại 6 lần.

– Tác dụng: Tạo âm hưởng ngân vang, gợi ra không gian mênh mông, rộng mở và gợi cảm nhận về sự nối tiếp, trôi chảy của thời gian.

Luyện tập về phép đối

Câu 1. Đọc những ngữ liệu (1), (2, (3), (4) trong SGK trang 125,126 và trả lời câu hỏi:

  1. Ở ngữ liệu (1) và (2), anh (chị) thấy cách sắp xếp từ ngữ có gì đặc biệt ? Sự phân chia thành hai vế câu cân đối được gắn kết lại nhờ những biện pháp gì ? Vị trí của các danh từ (chim, người ; tổ, tông,…), các tính từ (đói, rách, sạch, thơm,…), các động từ (có, diệt, trừ,…) tạo thế cân đối như thế nào ?
  1. Trong ngữ liệu (3) và (4) có những cách đối khác nhau như thế nào ?
  1. Tìm một số ví dụ về phép đối trong Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du) và thơ Đường luật. Đọc một vài câu đối mà anh (chị) nhớ được.
  1. Phát biểu định nghĩa về phép đối.

Trả lời:

  1. Ngữ liệu (1) và (2) đều có cách sắp xếp từ ngữ cân đối giữa hai vế trong một câu. Mỗi câu đều có hai vế, mỗi vế đều có ba từ. Hai vế cân đối được gắn kết với nhau nhờ phép đối.

Vị trí của các danh từ (chim, người/tổ, tông…) các tính từ (đói, rách, sạch, thơm…), các động từ (có, diệt, trừ…) tạo thế cân đối là nhờ chúng đứng ở những vị trí giống nhau xét về cấu tạo ngữ pháp của mỗi vế (ví dụ hai danh từ “chim” và “người” đều đứng ở vị trí đầu mỗi vế; hai tính từ “sạch” và “thơm” đều đứng ở vị trí cuối mỗi vế;…).

  1. Trong ngữ liệu (3) và (4) có những cách đối khác nhau:

– Ngữ liệu (3) sử dụng cách tiểu đối trong một câu (Khuôn trăng đầy đặn / nét ngài nở nang, Mây thua nước tóc / tuyết nhường màu da).

– Ngữ liệu (4) sử dụng cách đối giữa hai câu (Rắp mượn điền viên vui tế nguyệt / Trót đem thân thế hẹn tang bồng) – Đối theo kiểu câu đối.

  1. Ta có thể tìm thấy trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi; Truyện Kiều của Nguyễn Du rất nhiều câu văn sử dụng phép đối. Ví dụ:

– Hịch tướng sĩ:

+ Trăm thân này phơi ngoài nội cỏ / nghìn xác này gói trong da ngựa;

+ Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa / hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển / hoặc vui thú ruộng vườn / hoặc quyến luyêh vợ con;…

– Bình Ngô đại cáo:

+ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân / Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;

+ Gươm mài đá, đá núi phải mòn / Voi uống nước, nước sông phải cạn;…

– Truyện Kiều: Gươm đàn nửa gánh / non sông một chèo; Người lên ngựa / kẻ chia bào…

– Thơ Đường luật của Bà Huyện Thanh Quan:

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

(Qua đèo Ngang)

– Một người thợ nhuộm chết. Vợ ông ta đến nhờ cụ Tam nguyên Yên Đổ làm cho một đôi câu đối. Nguyễn Khuyến viết như sau:

+ Thiếp kể từ khi lá thắm se duyên, khi vận tía, lúc cơn đen, điều dại, điều khôn nhờ bố đỏ

+ Chàng dưới suối vàng có biết, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan tím ruột với trời xanh.

  1. Phát biểu định nghĩa về phép đối: Phép đối là cách xếp đặt từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau để tạo nên hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hòa trong cách diễn đạt để hướng đến làm nội bật nội dung ý nghĩa nào đó.

Câu 2. Phân tích các ngữ liệu ở mục 2 (SGK trang 126) và trả lời câu hỏi:

  1. Phép đối trong tục ngữ có tác dụng gì ? Vì sao người ta không thể thay được những từ trong đó (ví dụ: nhiều người muốn thay bán và mua) ? Phép đối phải dựa vào những biện pháp ngôn ngữ nào đi kèm (vần, từ, câu) ?
  1. Vì sao tục ngữ ngắn mà khái quát được hiện tượng rộng, người không học mà cũng nhớ, không cố ý ghi lại mà vẫn được lưu truyền ?

Trả lời:

  1. Tục ngữ là những câu nói hết sức cô đọng, ngắn gọn và thường được sử dụng phép đối. Tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong ứng xử xã hội.

– Phép đối trong tục ngữ có tác dụng làm cho người đọc, người nghe dễ nhớ, dễ thuộc.

– Từ ngữ sử dụng trong tục ngữ hầu như không thể thay được vì mỗi câu tục ngữ đều mang tính cố định giống như các thành ngữ, quán ngữ. Hơn nữa, tục ngữ sử dụng phép đối rất cân chỉnh, không thể có một từ khác thay vào mà tính cân chỉnh của phép đối tốt hơn.

– Phép đối trong tục ngữ thường đi kèm với các biện pháp ngôn ngữ như: thường gieo vần lưng (tật/ thật), từ ngữ dùng mang giá trị tu từ (ẩn dụ, so sánh, nhân hoá…); câu ngắn và thường tỉnh lược các bộ phận…

  1. Tục ngữ là những câu rất ngắn nhưng vẫn khái quát được hiện tượng rộng, người không học mà cũng nhớ, không cố ý ghi lại mà vẫn được lưu truyền. Sở đĩ có được điều đó là vì cách diễn đạt của tục ngữ được chọn lọc, gọt giũa, có vần, có đối, nghe một lần là nhớ và rất khó quên.

Câu 3. Bài tập ở nhà

  1. Tìm mỗi kiểu đối một ví dụ.
  1. Ra một vế đối cho các bạn cùng đối, kiểu như:

Tết đến, cả nhà vui như Tết

Trả lời:

  1. Có nhiều kiểu đối: đối thanh điệu; đối từ loại; đối ngữ nghĩa…

Ví dụ:

– Kiểu đối thanh:

+ chim có tổ/ người có tông: (“tổ’’ – thanh trắc / “tông”, thanh bằng).

+ Ăn cây nào / rào cây ấy, uống nước / nhớ nguồn. (trắc đối bằng)

– Kiểu đối chọi về nghĩa: Gần mực thì đen / gần đèn thì sáng: (mực – xấu / đèn – tốt).

– Kiểu đối từ loại:

+ Đói cho sạch /rách cho thơm: (các từ có cùng từ loại đối với nhau: đối – rách; sạch – thơm).

+ Chó treo/ mèo đậy (chó / mèo (danh từ); treo / đậy (động từ)).

  1. Có rất nhiều cách ra vế đối, cần tham khảo thêm câu đối của các bậc nho sĩ xưa để học tập cách ra vế đối và cách đối.

Ví dụ:

Tết đến, cả nhà vui như Tết.

Xuân về, khắp nước trẻ cùng xuân.

(đối ý và đối thanh)

hoặc:

Tết đến, cả nhà vui như Tết.

Xuân về, trường lớp ngát hương xuân.

LUYỆN TẬP CỦNG CỐ

1. Phân tích tác dụng của phép đối trong những câu sau :

a.

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh ngắt một màu,

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ?

(Chinh phụ ngâm)

  1. Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.

(Hồ Chí Minh)

Trả lời:

  1. Trong đoạn thơ của Chinh phụ ngâm có dùng phép điệp nhiều lần (cùng, thấy, ngàn dâu,…), đặc biệt là phép điệp liên hoàn (còn gọi là điệp ngữ vòng hay điệp ngữ chuyển tiếp ; từ ngữ cuối của câu trước được lặp lại ở đầu câu sau). Tác dụng : diễn tả sự cách xa đôi ngả, không gian rộng lớn và tâm trạng vô vọng của người ra đi và người trở về.
  1. Trong lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh có cả phép điệp từ ngữ (với, nào, cũng,…), cả phép điệp kết cấu ngữ pháp giữa các vế câu. Tác dụng : nhấn mạnh phẩm chất, sức mạnh và nhiệm vụ trọng đại của quân đội, đồng thời khẳng định niềm tin chắc chắn vào khả năng bách chiến bách thắng của quân đội.

2. Phân tích tác dụng của phép đối trong những câu sau :

a)

Khúc sông bên lở bên bồi

Bên lở thì đục, bên bồi thì trong.

(Ca dao)

b)

Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao

Mặt tơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng.

c)

Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung ;

chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm ;

tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

(Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc)

Trả lời:

  1. Phép đối diễn tả sự tương phản giữa bên lở và bên bồi của một khúc sông.
  1. Phép đối có tác dụng làm tăng mức độ của đêm khuya và trạng thái nhớ thương, buồn bã trong lòng người xa cách.
  1. Phép đối có ở từng cặp câu văn tế ; ở mỗi cặp, diễn tả sự đối lập giữa công việc làm ruộng quen thuộc hằng ngày với việc quân cơ chiến trận xa lạ đối với người nông dân Cần Giuộc.

3. Phân tích hiệu quả của Phép Điệp, Phép đối trong những câu sau :

  1. Vui là vui gượng kẻo là

Ai tri âm đó mặn mà với ai

( Truyện Kiều)

  1. Đồng Đăng có phố Kì Lừa,

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

(Ca dao)

  1. “Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà

(Hàn Mặc Tử)

  1. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! dân tộc đó phải được độc lập!

(Hồ Chí Minh)

  1. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

(Hồ Chí Minh)

Trả lời:

  1. Điệp từ nhấn mạnh cảm xúc của Thúy Kiều khi sống trong cảnh lầu xanh: bề ngoài tỏ ra vui vẻ, thoải mái với khách lầu xanh nhưng trong lòng thì gượng gạo, miễn cưỡng, không hề gắn bó mặn mà với họ.
  1. Điệp từ có được nhắc lại ba lần liên tiếp (có phố, có nàng, có chùa), kết hợp với nhịp thơ dồn dập thể hiện sự hứng khởi cao độ, niềm tự hào cùng tình cảm gắn bó thiết tha đối với quê hương.
  1. Câu thơ có điệp từ “khách đường xa” thể hiện tâm trạng khắc khoải nhớ mong về khoảng cách xa vời của một mối tình đơn phương, vô vọng
  1. Đại từ “ai” vừa mang tính cụ thể, vừa phiếm chỉ: xuất hiện hai lần ở câu thơ cuối như khoảng cách đầy thắc mắc, dằn vặt trong tâm hồn con người, nỗi băn khoăn trăn trở của tác giả, không biết cô gái có thực sự yêu mình hay không.

Trong đoạn văn của Hồ Chí Minh, các điệp ngữ có tác dụng nhấn mạnh tinh thần đấu tranh của dân tộc và sự xứng đáng được hưởng quyền tự do độc lập của dân tộc ấy.

  1. Chữ “chúng” được nhắc lại nhiều lần ,câu văn ngắn, đanh thép, hùng hồn, đầy sức thuyết phục, nhấn mạnh tội ác của thực dân Pháp

Chủ đề