Bài tập cuối khóa Module 9 Toán 6 chân trời

Tải về

Bài tập cuối khóa Module 9 THCS – Tất cả các môn: Toán, Ngữ Văn, Tin học, Công nghệ, Khoa học tự nhiên…. bao gồm học liệu số phục vụ cho một hoạt động học trong kế hoạch bài dạy môn Tin học và mô tả cách sử dụng học liệu số trong hoạt động dạy học giúp giáo viên hoàn thành mô đun 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh nhanh chóng và đạt hiệu quả cao nhất.

Bài tập cuối khóa mô đun 9 Trung học cơ sở chỉ mang tính chất tham khảo để các thầy cô giáo lấy ý tưởng hoàn thành bài.

  • Bài tập cuối khóa Module 9 Toán 6 chân trời

1. Bài tập cuối khóa Module 9 THCS môn Toán

BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TÊN BÀI DẠY: VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA ĐƯỜNG THẲNG VÀ ĐƯỜNG TRÒN

Môn học: Hình học; Lớp:9

Thời lượng thực hiện: (2 tiết)

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức

– Nhận biết được các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn; các khái niệm tiếp tuyến, cát tuyến, tiếp điểm, giao điểm.

– Chỉ ra được quan hệ giữa khoảng cách từ tâm đường tròn tới đường thẳng và bán kính của đường tròn với vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.

– Vận dụng được các kiến thức về vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn để giải quyết một số bài toán.

– Thấy được một số hình ảnh thực tế về vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.

2. Về năng lực

– Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.

– NL sử dụng công nghệ thông tin.

3. Về phẩm chất

– Trung thực, trách nhiệm: Biết đoàn kết, giúp đỡ và hợp tác trong các hoạt động nhóm.

– Giáo dục tính chăm chỉ: Học sinh cẩn thận trong vẽ hình, tính toán, vận dụng.

II. Thiết bị dạy học và học liệu số

1. Đối với giáo viên

– SGK, Giáo án word và Powerpoint.

– Máy tính, máy chiếu, thước, compa, phấn màu.

– Các phần mềm hỗ trợ dạy học: Google form, Geogebra, Quizizz.

2. Đối với học sinh

– Điện thoại thông minh (Hoặc máy tính).

– Sách giáo khoa, dụng cụ học tập (thước, compa,… ). Tìm hiểu các tài liệu liên quan: Sách bài tập, sách tham khảo, …

– Làm bài tập trên Google form (hoàn thành trước giờ học).

3. Mô tả hoạt động học có ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị, phần mềm và học liệu số

Tên hoạt động: 1.Hoạt động mở đầu

a) Mục tiêu: HS quan sát và biết được số điểm chung của đường thẳng và đường tròn Tạo tâm thế học tập cho HS.

b) Nội dung:

– HS quan sát kết quả thực hiện nhiệm vụ ở nhà trên Google form.

– HS quan sát hình giáo viên thực hiện trên Geogebra từ đó dẫn dắt vào bài mới, tạo tâm thế cho học sinh vận dụng lí thuyết vào bài tập.

c) Sản phẩm: HS trả lời được số điểm chung của đường thẳng và đường tròn

d) Tổ chứcthực hiện:

Học sinh tiến hành các hoạt động theo yêu cầu của giáo viên; ghi lại các nội dung bài học vào vở.

2. Hình thành kiến thức mới.

Hoạt động 1: Ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

a, Mục đích:

– Nắm được ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, các khái niệm tiếp tuyến, tiếp điểm.

– Biết vận dụng các kiến thức để nhận biết các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.

– Thấy được một số hình ảnh về vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn trong thực tế.

b) Nội dung: Học sinh tiến hành các hoạt độngtheo yêu cầucủa giáo viên; ghi lại các nội dung bài học vào vở.

c) Sản phẩm.

d) Cách thức thực hiện.

1. Ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

?1:

a, Đường thẳng và đường tròn cắt nhau:

+ Đường thẳng a và đường tròn (O) có hai điểm chung A và B . Ta nói đường thẳng và đường tròn cắt nhau.

+Đường thẳng a gọi là cát tuyến của đường tròn (O). Khi đó:

OH < R và HA = HB =

?2

*Trường hợp a đi qua tâm thì ta có khoảng cách từ O đến đường thẳng a bằng 0 nên OH < R.

*Nếu a không đi qua tâm . Kẻ OH vuông góc AB ta có

OH < OB nên OH <R.

b, Đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau:

– Đường thẳng a và đường tròn (O)chỉ có 1 điểm chung.

Ta nói: Đường thẳng a và (O) tiếp xúc nhau. Đường thẳng a là tiếp tuyến của đường tròn (O)

Khi đó H trùng với C, OC và OH = R

* Định lý : SGK – 108

c, Đường thẳng và đường tròn không giao nhau:

Đường thẳng a và đường tròn (O) không có điểm chung

Ta chứng minh được rằng OH > R

Nhiệm vụ 1:

+ Giao việc cho HS: Yêu cầu Hs h/đ cá nhân.

Khi nào đường thẳng a và đường tròn (O) cắt nhau?

Thế nào là cát tuyến của đường tròn.

+ Thực hiện: Học sinh thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

+ Báo cáo, thảo luận: HS đại diện trình bày, học sinh khác nhận xét bổ sung

+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: HS chốt kiến thức.

GV chốt lại kiến thức.

Nhiệm vụ 2:

+ Giao việc cho HS: Yêu cầu Hs h/đ cá nhân ?2.

+ Thực hiện: Học sinh thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

+ Báo cáo, thảo luận: HS đại diện trình bày, học sinh khác nhận xét bổ sung

+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: HS chốt kiến thức.

GV chốt lại kiến thức.

Nhiệm vụ 3:

+ Giao việc cho HS: Yêu cầu Hs h/đ cá nhân tìm hiểu.

Đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau

+ Thực hiện: Học sinh thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

+ Báo cáo, thảo luận: HS đại diện trình bày, học sinh khác nhận xét bổ sung

+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: HS chốt kiến thức.

GV chốt lại kiến thức.

Nhiệm vụ 4:

+ Giao việc cho HS: Yêu cầu Hs h/đ cá nhân tìm hiểu.Đường thẳng và đường tròn không giao nhau.

+ Thực hiện: Học sinh thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

+ Báo cáo, thảo luận: HS đại diện trình bày, học sinh khác nhận xét bổ sung

+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: HS chốt kiến thức.

GV chốt lại kiến thức.

Hoạt động 2: Tìm hiểu hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính của đường tròn

a, Mục đích:

Nắm được định lí về tính chất của tiếp tuyến. Nắm được các hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính của đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

b) Nội dung:Học sinh tiến hành các hoạt độngtheo yêu cầucủa giáo viên; ghi lại các nội dung bài học vào vở.

c) Sản phẩm.

d) Cách thức thực hiện.

2. Hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính của đường tròn

SGK – T109

– GV cho HS tự đọc SGK rồi ghi lại tóm tắt các kết quả đã có:

GV nêu rõ: Các mệnh đề đảo của ba mệnh đề trên cũng đúng,sau đó GV ghi mũi tên ngược ( ) vào ba mệnh đề trên.

3. Luyện tập

a) Mục đích:

Củng cố định lí về tính chất của tiếp tuyến, các hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính của đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

b) Nội dung: Học sinh tiến hành các hoạt độngtheo yêu cầucủa giáo viên; ghi lại các nội dung bài học vào vở.

c) Sản phẩm.

d) Cách thức thực hiện.

?3:

a, Đường thẳng a cắt đường tròn (O) vì d < R (3cm < 5cm)

b, Kẻ OH BC. Ta tính được HC = 4cm.

Vậy BC = 8cm

Nhiệm vụ: GV chiếu nội dung ?3 lên máy chiếu.

YC HS hoạt động cá nhân ?3:

4. Vận dụng

a) Mục đích:

Vận dụng định lí về tính chất của tiếp tuyến, các hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính của đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

b) Nội dung: HS tiến hành chơi trò chơi

c) Sản phẩm.

d) Cách thức thực hiện.

HS trả lời được các câu hỏi và giải được ô chữ bí mật là TIẾP TUYẾN

Nhiệm vụ :

+ Giao việc cho HS: Yêu cầu Hs h/đ cá nhân chơi trò chơi trên phần mềm Quizizz

+ Thực hiện: Học sinh thực hiện

+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: GV chiếu kết quả hoạt động của học sinh và nhận xét trên phần mềm Quizizz

Giao việc về nhà:

– Học và nắm chắc kiến thức lý thuyết.

– BTVN: 18, 19, 20 (SGK T108, 109).

Google form https://docs.google.com/forms/d/1L7- X9gxpDIHbpQzNSEhIznuyXlUN0SYRgdsmP_Sp8PM/edit

Quizizz https://quizizz.com/admin/quiz/61b597a2c1be37001d645996/b%C3%A0i- c%E1%BB%A7ng- c%E1%BB%91

2. Bài tập cuối khóa Module 9 THCS môn Công nghệ

BÀI TẬP CUỐI KHOÁ MÔ ĐUN 9

GV:……………

Đơn Vị Công tác: Trường ………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

CHƯƠNG III. TRANG PHỤC VÀ THỜI TRANG

TIẾT 17. BÀI 8. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC (T1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải:

PHẨM CHẤT,

NĂNG LỰC

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

STT của YCCĐ

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

Nhận thức công nghệ

– Nhận biết được cách lựa chọn được trang phục phù hợp với đặc điểm và sở thích của bản thân, tính chất công việc và điều kiện tài chính của gia đình.

1

Sử dụng công nghệ

– Lựa chọn được trang phục phù hợp với đặc điểm và sở thích của bản thân, tính chất công việc và điều kiện tài chính của gia đình.

2

NĂNG LỰC CHUNG

Năng lực giao tiếp và hợp tác

Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến sử dụng và bảo quản trang phục, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm.

3

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Giải quyết được các tình huống đặt ra.

4

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Phẩm chất chăm chỉ

Có ý thức chăm chỉ trong học tập

5

Phẩm chất trách nhiệm

Tích cực tham gia các hoạt động tập

6

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Hoạt động

Giáo viên

Học sinh

Hoạt động 1. Khởi động

– Các tài liệu cần thiết: Sách giáo khoa, sách tham khảo.

– Giấy A3, bút dạ, nam châm.

– Máy tính, ti vi

– Hình ảnh về một số trang phục: https://www.youtube.com/watch?v=Mlgyi4m3-zY

– Tập ghi chép

– Sưu tầm tranh ảnh về trang phục.

Hoạt động 2. Tìm hiểu cách lựa chọn trang phục

– Các tài liệu cần thiết: Sách giáo khoa, sách tham khảo.

– Bút lông, giấy A3, kéo, băng dính 2 mặt (mỗi nhóm 1 bộ)

– Power point, máy tính, máy chiếu (Tivi)

– Bảng 8.1: Đặc điểm trang phục và hiệu ứng thẩm mĩ.

– Tập ghi chép

– Tranh ảnh về trang phục.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học

– Hình thức DH
– Thời gian

Mục tiêu

dạy học

(Mã hoá của YCCĐ hoặc STT)

Nội dung

hoạt động

(của HS)

PPDH, KTDH

Phương án
đánh giá

Phương án ứng dụng

CNTT

Dạng học liệu số

– Phần mềm tổ chức dạy học

– Thiết bị công nghệ

Phương pháp

Công cụ

Hoạt động 1: Khởi động

trực tiếp (10 phút)

(1)

(3)

(4)

Nhận biết về trang phục

Trực quan,

Đánh giá qua hồ sơ học tập

Phiếu

học tập

– Máy tính, ti vi

– Hình ảnh về một số trang phục:

Hoạt động 2:

Tìm hiểu cách lựa chọn trang phục

trực tiếp (15 phút)

(2)

(3)

(4)

Lựa chọn trang phục

Dạy học theo nhóm, kỹ thuật khăn trải bàn

– Đánh giá qua hồ sơ học tập

– HS các nhóm đánh giá chéo

Phiếu

học tập

– Power point, máy tính, máy chiếu, ti vi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Hoạt động khởi động ( 4 phút )

1.1. Mục tiêu: ( 1,3,4)

1.2. Nội dung : Các trang phục thông dụng

1.3 Sản phẩm: Các nhóm cập đôi hoàn thành phiếu học tập qua thảo luận trình bày kết quả của nhóm mình về các loại trang phục qua xem video trên đường link https://www.youtube.com/watch?v=Mlgyi4m3-zY

1.4 Tổ chức các hoạt động.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Chuyển giao nhiệm vụ

GV đưa ra hình ảnh về một số trang phục như sau

Làm thế nào để có những bộ trang phục đẹp, bền? Mỗi người có thể lựa chọn, sử dụng và bảo quan trang phục của mình như thế nào cho đúng?

GV yêu cầu HS trong cùng một bàn thảo luận trong thời gian 2 phút và trả lời câu hỏi trên

HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.

Hoàn thành nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, và trả lời câu hỏi trên.

GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định

GV nhận xét trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

GV dẫn dắt vào bài mới: Để những bộ trang phục luôn bền và đẹp thì phải sử dụng và bảo quản trang phục cho đúng. Vậy làm thế nào để sử dụng và bảo quản cho đúng thì chúng ta vào bài hôm nay.

HS định hình nhiệm vụ học tập.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Nội dung 1. Tìm hiểu cách lựa chọn trang phục(18’)

a. Mục tiêu: Lựa chọn được trang phục phù hợp với vóc dáng cơ thể

Nội dung: Lựa chọn trang phục

b. Sản phẩm: Bản ghi trên giấy A3. Hoàn thành nhiệm vụ.

c. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Nhiệm vụ 1.Tìm hiểu ảnh hưởng của màu sắc, hoa văn đến vóc dáng người mặc

Chuyển giao nhiệm vụ

GV chiếu hình ảnh và clip đường link youtube, yêu cầu HS quan sát

Giáo viên phát cho mỗi HS 01 tờ giấy A3. GV yêu cầu HS ghi tên của mình lên góc trên cùng bên trái của tờ giấy. Nhiệm vụ của mỗi HS là trong thời gian 2 phút hoàn thành yêu cầu sau

1. Nhận xét về vóc dáng của người mặc khi sử dụng trang phục có cùng kiêu may nhưng khác màu sắc và hoa văn.

HS nhận nhiệm vụ.

I. Lựa chọn trang phục

– Màu sắc, hoa văn của trang phục ảnh hưởng đến vóc dáng của người mặc, làm người mặc có thể béo ra, thấp đi hoặc gầy đi, cao lên.

Thực hiện nhiệm vụ

HS xem hình ảnh chiếu, Clip trên youtube

HS nhận phiếu trả lời, ghi tên lên phiếu. Ghi ý kiến lên phiếu trong thời gian 2 phút.

GV yêu cầu HS đối phiếu cho nhau.

HS đổi phiếu cho nhau.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.

HS nhận xét bài làm của bạn

Kết luận và nhận định

GV nhận xét trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở.

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu ảnh hưởng kiểu may đến vóc dáng người mặc

Chuyển giao nhiệm vụ

GV đưa ra hình ảnh về một số trang phục như sau

? Nhận xét về vóc dáng của người mặc khi sử dụng trang phục có cùng màu sắc nhưng khác kiểu may.

GV yêu cầu HS trong cùng một bàn thảo luận trong thời gian 2 phút và trả lời câu hỏi trên

HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.

– Kiểu may của trang phục ảnh hưởng đến vóc dáng của người mặc, làm người mặc có thể béo ra, thấp đi hoặc gầy đi, cao lên

Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, và trả lời câu hỏi trên.

GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định

GV nhận xét trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ.

Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu lựa chọn trang phục dựa trên hiệu ứng thẩm mỹ

Chuyển giao nhiệm vụ

GV chia lớp thành các nhóm (8HS/1 nhóm)

GV phát cho mỗi nhóm các phiếu mầu có ghi các cụm từ về chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, đường nét, họa tiết ảnh hưởng đến vóc dáng người mặc. GV yêu cầu các nhóm sắp xếp đúng các ảnh hưởng của chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, đường nét, họa tiết ảnh hưởng đến vóc dáng người mặc. Thời gian thảo luận 2 phút.

– Lựa chọn trang phục có chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, đường nét, họa tiết làm cho người mặc có cảm giác gầy đi hoặc cao lên; hoặc người mặc có cảm giác béo ra thấp xuống

Thực hiện nhiệm vụ

HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và ảnh hưởng của chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, đường nét, họa tiết ảnh hưởng đến vóc dáng người mặc.

GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh khi gặp khó khăn.

Báo cáo, thảo luận

GV treo bảng câm như sau lên bảng

Đặc điểm

Tạo cảm giác gầy đi cao lên

Tạo cảm giác béo ra thấp xuống

Chất liệu

Kiểu dáng

Màu sắc

Đường nét, họa tiết

GV yêu cầu các nhóm lên dán ý kiến của mình lên bảng tương ứng với từng chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, đường nét, hoa văn ảnh hưởng tới vóc dáng người mặc. Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. Nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. Nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định

GV nhận xét phần trình bày HS.

GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.

Nội dung 2. Tìm hiểu cách lựa chọn trang phục phù hợp với lứa tuổi(10’)

a. Mục tiêu: Lựa chọn được trang phục phù hợp với lứa tuổi

Nội dung: Lựa chọn trang phục

b. Sản phẩm: Bản ghi trên giấy A4. Hoàn thành nhiệm vụ.

c. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Chuyển giao nhiệm vụ

GV đưa ra hình ảnh về một số trang phục như sau

? Nhận xét về kiểu dáng và màu sắc của mỗi lứa tuổi: Người lớn tuổi, trẻ em; thanh thiếu niên

GV yêu cầu HS trong cùng một bàn thảo luận trong thời gian 2 phút và trả lời câu hỏi trên

HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.

– Lựa chọn trang phục dựa trên lứa tuổi.

– Lựa chọn trang phục còn phù hợp điều kiện làm việc; sở thích về màu sắc, kiểu dáng trang phục.

– Lựa chọn trang phục phù hợp điều kiện tài chính của gia đình.

Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, và trả lời câu hỏi trên.

GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định

GV nhận xét trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ.

Hoạt động 3: Luyện tập(8’)

a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về sử dụng và bảo quản trang phục

Nội dung: Sử dụng và bảo quản trang phục

b. Sản phẩm: Hoàn thành được bài tập.

c. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS làm bài tập sau:

Bài tập 1. Quan sát hình a, b, c, d dưới đây và cho biết ảnh hưởng của trang phục đến vóc dáng người mặc.

HS nhận nhiệm vụ.

Hoàn thành được bài tập.

Thực hiện nhiệm vụ

HS tự suy nghĩ và hoàn thành bài tập.

Báo cáo, thảo luận

1-2 HS trình bày kết quả của mình, HS khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định

GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.

GV khen bạn có kết quả tốt nhất.

HS nghe và ghi nhớ.

Hoạt động 4: Vận dụng(5’)

a. Mục tiêu: Mở rộng kiến thức vào thực tiễn.

Nội dung: Sử dụng và bảo quản trang phục

b. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ. Bản ghi trên giấy A4.

c. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành yêu cầu sau:

1. Trang phục em mặc hằng ngày đã được phối hợp và sử dụng đúng cách chưa? Em sẽ thay đổi như thế nào trong lựa chọn và sử dụng trang phục của mình.

Ghi trên giấy A4. Giờ sau nộp lại cho GV.

Bản ghi trên giấy A4.

Thực hiện nhiệm vụ

HS thực hiện nhiệm vụ của GV tại nhà

Báo cáo, thảo luận

HS trình bày kết quả của mình, HS khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định

GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.

GV khen bạn có kết quả tốt nhất.

HS nghe và ghi nhớ.

3. Bài tập cuối khóa Module 9 Ngữ Văn THCS

BẢN MÔ TẢ
PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TÊN BÀI DẠY: SỌ DỪA

Môn học: Ngữ văn; Lớp: 6

Thời lượng thực hiện: 02 tiết

(Dạy trực tiếp có ứng dụng công nghệ thông tin)

I. Mục tiêu (Yêu cầu cần đạt)

1. Năng lực:

1.1. Năng lực đặc thù:

– Nhận biết được đề tài, chủ đề của văn bản.

– Nêu ấn tượng chung về văn bản.

– Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của tác giả dân gian.

– Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể tác phẩm.

– Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.

– Nhận biết được một số yếu tố của truyện cổ tích: cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

– Nhận biết và phân tích đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.

– Nhận biết người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba

– Nêu được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử của cá nhân do văn bản gợi ra.

1.2 Năng lực chung:

– Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập; biết làm chủ tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hợp trong học tập.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.

2. Phẩm chất:

Nhân ái: Không đồng tình với cái ác, cái xấu; tôn trọng sự khác biệt của người khác; cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

II. Thiết bị dạy học và học liệu số:

– Các thiết bị dạy học:

+ Máy tính, hệ thống âm thanh và máy chiếu

+ Sách giáo khoa, phiếu học tập.

– Học liệu số được sử dụng trong bài dạy:

+ Trình chiếu Powerpoint.

+ Hình ảnh sử dụng từ Kênh Youtube Truyền hình Vĩnh Long.

1. Mô tả hoạt động học có ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị, phần mềm và học liệu số:

2. Tên hoạt động:Khám phá kiến thức:

2.1. Tìm hiểu cốt truyện “Sọ Dừa”: 20 phút.

a) Mục tiêu:

– Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn; nhận biết được một số yếu tố của truyện cổ tích (cốt truyện).

– Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập; biết làm chủ tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hợp trong học tập.

– Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.

b) Nội dung:

– Học sinh thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.

c) Sản phẩm:

– Phiếu học tập 1.

– Phần trình bày miệng về đặc điểm cốt truyện Sọ Dừa.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Học liệu số

* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

a. Sự việc chính:

– Học sinh sắp xếp hình ảnh theo đúng thứ tự các sự việc trong truyện và điền các sự việc tương ứng với hình ảnh.

– Học sinh làm phiếu học tập số 1.

b. Kết thúc truyện:

– Hãy đọc lại kết thúc truyện “Sọ Dừa”, em có nhận xét gì kết thúc của truyện cổ tích?

– Kết thúc này thể hiện ước mơ gì của nhân dân ta?

* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

– HS quan sát hình sắp xếp theo đúng trình tự sự việc.

– Dựa vào nội dung truyện để trả lời câu hỏi của gv

* Bước 3. Báo cáo nhiệm vụ:

Học sinh điền phiếu học tập theo nhóm và trình bày kết quả.

– Học sinh trả lời câu hỏi

*Bước 4. Đánh giá và chuẩn kiến thức.

+ HS và GV nhận xét đánh giá.

+ GV chốt ý

+ Dùng thang đo để để đánh giá thái độ làm việc nhóm của học sinh.

a. Sự việc chính:

– Sự ra đời kì lạ của Sọ Dừa.

– Sọ Dừa đi chăn bò cho phú ông.

– Sọ Dừa xin cưới cô Út, bỏ lốt xấu xí.

– Sọ Dừa chăm học, đỗ trạng và đi sứ.

– Hai cô chị ghen ghét, đẩy cô Út xuống biển.

– Nhờ làm theo lời dặn của chồng, người vợ thoát chết, sống trên đảo hoang.

– Trên đường đi sứ về, Sọ Dừa gặp vợ trên đảo và đưa về nhà.

– Hai cô chị thấy em còn sống xấu hổ bỏ đi biệt xứ.

b. Kết thúc truyện: Kết thúc có hậu; thể hiện uớc mơ của nhân dân (ước mơ đổi đời; mơ ước công bằng).

Sử dụng trình chiếu Powerpoint:

– Tranh ảnh: được cắt từ video phim “Sọ Dừa” của Kênh Youtube Truyền hình Vĩnh Long.

– Máy tính, máy chiếu.

– Phiếu học tập (được trình chiếu).

PHỤ LỤC:

1. Phiếu học tập:

Bài tập cuối khóa Module 9 Toán 6 chân trời

BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA HỌC SINH KHI LÀM VIỆC NHÓM:

STT

Tiêu chí

Xuất hiện

Không xuất hiện

1

Xác định rõ ràng nhiệm vụ thảo luận

o

o

2

Tích cực bàn bạc để phân công nhiệm vụ

o

o

3

Tích cực trao đổi, chia sẻ thông tin trong nhóm

o

o

4

Tích cực thực hiện nhiệm vụ được phân công

o

o

5

Cả nhóm tích cực hoàn thành nhiệm vụ thảo luận

o

o

6

Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi được GV góp ý.

o

o

7

Học sinh lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.

o

o

RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

4. Bài tập cuối khóa module 9 môn Tin học THCS

1. Xây dựng các học liệu số phục vụ cho một hoạt động học trong kế hoạch bài dạy môn Toán có ứng dụng CNTT ở cấp THCS đã có.

2. Mô tả cách sử dụng học liệu số trong hoạt động dạy học.

BÀI 3: THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH (Tiết 1)

(Sách kết nối kiến thức)

Môn: Tin học 6 (Thời lượng 1 tiết Online)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần dạt:

– Giải thích được có thể biểu diễn thông tin chỉ với hai kí hiệu 0 và 1.- Biết được bit là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin.

2. Năng lực

a. Năng lực tin học:

– Hình thành được tư duy về mã hóa thông tin trong máy tính.

– Mô phỏng được việc mã hóa các dạng thông tin cơ bản (số, văn bản, âm thanh, hình ảnh, …) trong thực tế thành dãy bit.

b. Năng lực chung:

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề đưa ra trong bài học. Phân tích được tình huống, đề xuất và lựa chọn giải pháp để chọn được phương án nhằm giải quyết các câu hỏi trong bài.

– Năng lực tự chủ và tự học: HS có khả năng tự đọc SGK, kết hợp với video gợi ý và dẫn dắt của GV để trả lời các câu hỏi liên quan đến biểu diễn thông tin trong máy tính.

3. Phẩm chất:

  • Trách nhiệm: Có ý thức hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm, cá nhân.
  • Trung thực: Có ý thức báo cáo chính xác khách quan kết học tập đã thực hiện được.
  • Chăm chỉ: Thường xuyên thực hiện và theo dõi thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong các hoạt động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bdy hc

GV

HS

Thiết bị

Máy tính và các thiết bị ngoại vi

Phòng máy tính, máy chiếu, loa, mạng Internet và Wi-Fi

Máy tính và các thiết bị ngoại vi

Phần mềm

Phần mềm chính: PowerPoint, google form, Quizizz

Phần mềm minh hoạ soạn thảo văn bản: Word

google form, Quizizz

2. Học liệu

  • Tài liệu bổ trợ: https://docs.google.com/spreadsheets/d/1V0CnfSjwuCjiXmJbAWmeS6TFHqu-3DQ0QAHJ-GzayIk/edit?usp=sharing
  • https://quizizz.com/admin/quiz/61b5aca08a9148001d410e30
  • Bài trình chiếu đa phương tiệ
  • Phiếu giao học tập
  • Trò chơi Quizizz – Ngân hàng câu hỏi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Tiến trình dạy học trực tuyến.

Hoạt động học
(thời gian)

Mục tiêu

Nội dung hoạt động

PPDH, KTDH

Phương án đánh giá

Phương án ứng dụng CNTT

Phương pháp

Công cụ

Hoạt động 1. Mở đầu

(online ở nhà)

(1)

Định hướng bài học:

Dạy học hợp tác.

Quan sát quá trình học.

Bài tập thực hành..

Google form

Hoạt động 2. Khám phá

(online – 15 phút)

(1), (2)

Tìm hiểu cách mã hóa dữ liệu số thành ký hiệu 0, 1.

Dạy học thực hành on line.

Quan sát quá trình học.

Bài tập thực hành.

– PowerPoint.

– Google form

– Máy tính để HS học tập.

Hoạt động 3. Luyện tập

(online – 10 phút)

(1), (2)

Vận dụng mã hóa dữ liệu số nhỏ thành dãy bít

Dạy học online

Quan sát quá trình học.

Bài tập thực hành.

– PowerPoint.

– Quizizz

– Máy tính để HS học tập.

Hoạt động 4.

Ôn tập

(online – 10 phút)

(1) (2)

Vận dụng mã hóa dữ liệu số thành dãy bít

Dạy học hợp tác.

Quan sát quá trình học.

Đáp án trò chơi.

– Trò chơi Chiếc nón kỳ diệu

– Máy tính để HS học tập.

2. Các hoạt động học

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

(Thực hiện ở nhà trước giờ học)

a. Mục tiêu:

– Tìm hiểu cách mã hóa dữ liệu số thành ký hiệu 0, 1

– Mã hóa được các số từ 0 đến 7 thành ký hiệu 0, 1

– Biết được cách biểu diễn thông tin trong máy tính

b. Nội dung:

– HS đọc thông tin ở Hoạt động 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 12, kết hợp với video hướng dẫn.

– Đọc, tìm hiểu nội dung Mục 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 12,13, 14.

– Hoàn thành phiếu học tập số 1.

3. Sản phẩm học tập:

  • Kết quả mã hóa số 3, 6 dưới dạng các ký hiệu 0, 1
  • Phiếu học tập số 1 đã hoàn thành.

4. Tổ chức hoạt động học:

  • Chuyển giao nhiệm vụ:
  • GV chia lớp thành các nhóm học tập.
  • GV giao cho HS nhiệm vụ trên nền tảng học tập trực tuyến LMS, nhóm Zalo. nhiệm vụ như mục Nội dung. Cụ thể sử dụng google form ở địa chỉ: https://docs.google.com/forms

Để xem đầy đủ nội dung Bài tập cuối khóa module 9 môn THCS, mời bạn tải file về.

5. Bài tập cuối khóa module 9 môn Khoa học tự nhiên THCS

NHIỆM VỤ 1

PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TÊN BÀI DẠY

BÀI 31: THỰC HÀNH QUAN SÁT NGUYÊN SINH VẬT

Môn học: Khoa học tự nhiên; Lớp: 6

Thời lượng thực hiện: 1tiết

I. Mục tiêu

1. Năng lực

1.1. Năng lực khoa học tự nhiên

+ Trình bày được các đặc điểm về hình dạng, cấu tạo và khả năng di chuyển của trùng roi, trùng đế giày qua video

+ Vẽ được hình ảnh và ghi chú thích các bộ phận của trùng roi, trùng đế giày qua quan sát hình ảnh

1.2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: Quan sát hình ảnh về nguyên sinh vật.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để hoàn thành PHT

2. Phẩm chất

– Chăm chỉ, có trách nhiệm trong việc thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập, bài thu hoạch.

II. Thiết bị dạy học và học liệu số

1/ Giáo viên

– Thiết bị: Máy tính, máy chiếu hoặc ti vi

– Học liệu số:

+ Video mô tả đặc điểm của trùng roi, trùng giày đã được tích hợp trên powerpoint

+ Một số hình ảnh về nguyên sinh vật (trùng roi, trùng giày…)

+ File PP hỗ trợ hoạt động khởi động và quan sát và thực hành tìm hiểu kiến thưc mới.

Phần mềm: chuyển đổi văn bản thành giọng nói viettel AI, Chỉnh sửa video camtasia, phần mềm microsoft office, phần mềm chỉnh sửa ảnh paint.

Học liệu khác: Phiếu học tập.

Bài tập cuối khóa Module 9 Toán 6 chân trời

2/ Học sinh: vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước.

BẢNG CHUỖI HOẠT ĐỘNG

Tên hoạt động

Mục tiêu/ yêu cầu cần đạt

Nội dung

PP, KT dạy học

Phương án ứng dụng CNTT (Hình thức dạy học, phương tiện, phần mềm, học liệu số….

Mở đầu

HS nhắc lại kiến thức nguyên sinh vật, nhận biết một số hình ảnh nguyên sinh vật

HS quan sát hình ảnh và ghi lại tên các loài nguyên sinh vật đã quan sát được.

Trò chơi

Hình ảnh các nguyên sinh vật

Hình thành kiến thức mới/ Khám phá

Trình bày được các đặc điểm về hình dạng, cấu tạo và khả năng di chuyển của trùng roi, trùng đế giày qua video

HS quan sát video, hoàn thành PHT

Dạy học hợp tác/ thảo luận nhóm

Hình thức dạy học: trực tiếp

Phương tiện: Máy chiếu ( hoặc ti vi) máy tính xách tay.

Phần mềm: viettel AI, camtasia, phần mềm microsoft office, phần mềm chỉnh sửa ảnh paint

Học liệu số: video, hình ảnh.

Luyện tập

Vẽ hình trùng roi, trùng giày

HS vẽ hình trùng roi, trùng giày vào vở

Hoạt động cá nhân

NHIỆM VỤ 2

Mô tả hoạt động học có ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị, phần mềm và học liệu số

Tên hoạt động: Hình thành kiến thức mới/ Khám phá:

Theo dõi video tìm hiểu các đặc điểm của trùng roi và trùng giày

Thời lượng: 20p

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV tổ chức lớp theo nhóm thực hành

+ GV phát phiếu HT.

+ Hướng dẫn hoạt động:

– Tìm hiểu nội dung PHT xác định kiến thức cần tìm hiểu để hoàn thành PHT.

– Theo dõi video trên powerpoint về đặc điểm của trùng roi và trùng giày, tìm kiếm thông tin để hoàn thành PHT.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS theo dõi video và hoàn thiện PHT theo nhóm.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS: báo cáo kết quả, HS nhóm khác nhận xét bổ sung hoàn thiện PHT nhóm.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét hoạt động các nhóm

+ Chốt đáp án đúng (nội dung chính trong PHT)

+ Giải đáp thắc mắc của HS.

NHIỆM VỤ 3

Xây dựng học liệu số phục vụ cho một hoạt động trong KHBD theo phương án đề xuất

Phần mềm:

– Chuyển đổi văn bản thành giọng nói viettel AI.

– Chỉnh sửa video camtasia.

– Phần mềm microsoft office.

– Phần mềm chỉnh sửa ảnh paint

Học liệu số:

File: Powerpoint https://drive.google.com/drive/folders/1Vv8u-Ad0DSJOvHtXIBKriCOBGcSolmpD

Video

Trùng roi xanh https://www.youtube.com/results?search_query=tr%C3%B9ng+roi

Trùng giày https://www.youtube.com/watch?v=YBo0b6ABNzM&t=169s

Hình ảnh.

Bài tập cuối khóa Module 9 Toán 6 chân trời

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh

Chuyên mục: Giáo dục