Bài tập hoạch định năng lực sản xuất

Bài tập hoạch định năng lực sản xuất

Bài tập hoạch định năng lực sản xuất


                TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP 

Tình huống: Không ngừng nâng cao năng lực sản xuất của công ty Bình Tân

Công ty SX-HTD Bình Tân (Bita's) được thành lập ngày 15/06/1991. Tiền thân của Bita's

là xí nghiệp hợp doanh cao su Tân Bình (Tabifac) có trụ sở 22 Âu Cơ, phường 17 quận Tân Bình.

Việc thành lập công ty Bita's dựa trên nền tảng kinh tế vô cùng 

Bài tập hoạch định năng lực sản xuất

khó khăn do xí nghiệp Tabifac chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm cao su nhựa cho các nước Đông Âu. 

Khi các nước Đông Âu tan rã những năm 1989-1990 đã kéo theo Tabifac. Như vậy Bita's đã khởi nghiệp từ con số âm với lực lượng lao động ban đầu 300 người đầy tâm huyết khôi phục lại một ngành nghề truyền thống.

Năm 1994, Ban giám đốc Công ty đến một số nước như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan để học tập các kỹ thuật mới trong ngành sản xuất giày và tranh thủ phát triển thị trường. Sau khi về nước, công ty Bita's đã bắt đầu đầu tư kỹ thuật sản xuất giày vải và giày giả da (đế cao su). Sản phẩm mới này được xuất khẩu sang thị trường liên minh Châu Âu và được người tiêu dùng chấp nhận. Trong giai đoạn 1996-2001 công ty đã đầu tư gần 10 tỷ đồng để nhập dây chuyền sản xuất dép nhựa PVC, PU tiên tiến từ Italia, Hàn Quốc, Đài Loan. Công ty cũng chú trọng việc tạo dựng thương hiệu, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng sản phẩm, do vậy mà được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng cao", "Hàng được ưa chuộng nhất", đồng thời cũng nhận được chứng chỉ ISO 9001- 2000.

Giai đoạn 2002 - 2006, công ty đã di dời toàn bộ thiết bị sản xuất đến nhà xưởng mới tại

Hương lộ 2, quận Bình Tân với diện tích 25 ngàn m2, vốn đầu tư gần 25 tỷ đồng. Công ty tiếp tục đầu tư 10 dây chuyền may khâu, 01 dây chuyền tạo hình và nhiều thiết bị chuyên dùng khác nhằm mở rộng sản xuất.

Với sự nỗ lực không ngừng, đến nay, Công ty đã mở văn phòng đại diện tại nhiều nước trên

thế giới như Trung Quốc, Đức, Italia, Mỹ và đã được thị trường trong và ngoài nước biết đến.

Câu hỏi

     Làm thế nào Bita's nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm? Ý nghĩa của việc nghiên cứu năng lực sản xuất là gì?

    Từ ví dụ trên bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu xem vậy thực chất năng lực sản xuất là gì? Nó được đo lường và đánh giá bằng những tiêu chí nào?

3.1 Thực chất và vai trò của hoạch định năng lực sản xuất 

 3.1.1 Khái nim năng lc sn xut

     Khái niệm: Năng lực sản xuất hay còn gọi là công suất là khả năng sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ của máy móc thiết bị, lao động và các bộ phận của một doanh nghiệp trong một đơn vị thời gian nhất định (tháng, quý, năm...) trong điều kiện xác định.

Bài tập hoạch định năng lực sản xuất


Năng lực sản xuất có thể tính cho một phân xưởng, một công đoạn sản xuất, một dây chuyền hay toàn bộ hệ thống sản xuất. Trong trường hợp các bộ phận sản xuất sắp xếp theo quy trình công nghệ, năng lực sản xuất được xác định ở khâu yếu nhất

Năng lực sản xuất là một đại lượng động, có thể thay đổi theo thời gian và điều

kiện sản xuất. Nếu thay đổi số lượng thiết bị, diện tích sản xuất, bố trí phân giao công việc cho nhân viên hợp lý, cải tiến quản lý... thì năng lực sản xuất sẽ thay đổi.

Đơn vị đo lường công suất khá đa dạng

o Đối với những doanh nghiệp chỉ sản suất một loại sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm, công suất được tính đơn giản bằng cách đo lượng đầu ra. Ví dụ như số tấn than trong một ngày, số thuê bao điện thoại trong một tháng, số bom bia trong một quý.

o Đối với những doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm mà có tính chất không giống nhau, người ta có thể quy đổi về cùng một đơn vị chẳng hạn như tấn trên một giờ hay giờ công trên một tháng, sau đó tổng hợp lại thành mức công suất chung.

o Đối với một số loại dịch vụ người ta có thể đo theo lượng đầu vào chẳng hạn như hãng hàng không sử dụng chỗ ghế còn trống trên một tháng, bệnh viện sử dụng đơn vị là giường bệnh sẵn sàng trong một tháng, sức chứa của một rạp chiếu bóng trong một buổi chiếu, các hãng dịch vụ sữa chữa đo giờ lao động một tháng ...

Công suất (năng lực sản xuất) là vấn đề quan trọng có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nếu nhu cầu nhỏ hơn công suất đã xây dựng, công suất bị lãng phí gây tốn kém, giảm khả năng huy động và sử dụng vốn. Những quyết định về công suất vừa mang tính chiến lược dài hạn vừa mang tính tác nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng duy trì hoạt động và phương hướng phát triển của từng doanh nghiệp.

3.1.1 Phân loi năng lc sn xut

Có nhiều loại công suất khác nhau. Nghiên cứu đồng thời các loại công suất đó cho phép đánh giá trình độ quản lý, sử dụng công suất một cách chính xác và toàn diện hơn.

 Công suất thiết kế: là giới hạn tối đa về năng lực sản xuất mà doanh nghiệp có thể

thực hiện được trong những điều kiện thiết kế, các điều kiện đó có thể là:

   o Máy móc thiết bị hoạt động bình thường, không bị gián đoạn, không bị hỏng

hóc hoặc bị mất điện;

o Những yếu tố đầu vào được đảm bảo đầy đủ như nguyên liệu, nhiên liệu, lao động...

 o    Thời gian làm việc của doanh nghiệp hợp với chế độ làm việc theo quy định hiện hành

Trong thực tế, công suất thiết kế là mức năng lực sản xuất khó có thể đạt được

nhưng nó đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ sử dụng năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

Công suất mong đợi (công suất hiệu quả): là tổng    

Bài tập hoạch định năng lực sản xuất

đầu ra tối đa mà doanh nghiệp mong muốn có thể đạt được khi tuân thủ các tiêu chuẩn, quy trình công nghệ, khả năng điều hành sản xuất, kế hoạch duy trì, bảo dưỡng, cân đối các hoạt động. Tuy nhiên không phải là lúc nào doanh nghiệp cũng tổ chức được các điều kiện theo đúng các chuẩn mực, tiêu chuẩn đã đề ra mà thường có những trục trặc

bất thường làm cho khối lượng sản phẩm sản xuất ra sẽ không đúng như dự kiến mong đợi.

 Công suất thực tế: là mức sản lượng (đầu ra) thực tế mà doanh nghiệp đạt được

trong những điều kiện thực tế trong một đơn vị thời gian.

Từ ba khái niệm công suất trên người ta có thể sử dụng đồng thời hai chỉ tiêu đó là

mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả của công suất để đánh giá trình độ quản lý sử

dụng công suất của doanh nghiệp:

Bài tập hoạch định năng lực sản xuất

              Mỗi chỉ tiêu chỉ phản ánh một khía cạnh của quản trị công suất, đôi khi mức độ hiệu

quả có thể cao nhưng mức độ sử dụng công suất lại rất thấp. Điều này phản ánh trình độ quản lý sử dụng công suất không tốt. Ngược lại, mức độ sử dụng công suất cao nhưng mức hiệu quả lại không cao do chi phí sửa chữa, vận hành cao và quản lý máy móc, thiết bị chưa tốt.

Ví dụ 1: Công suất thiết kế của một dây chuyền sản xuất là 80 sản phẩm/ngày. Công suất hiệu quả là 40 sản phẩm/ngày và sản lượng hiện tại là 36 sản phẩm/ngày. Hãy tính mức hiệu quả và mức sử dụng của dây chuyền?

3.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị công suấtViệc xây dựng và lựa chọn công suất chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố. Khi tiến hành xây dựng kế hoạch công suất cần tiến hành đánh giá, phân tích những nhân tố chủ yếu sau đây:

 Nhu cầu sản phẩm và đặc điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ. Sự ổn định của nhu cầu và tính đồng nhất của sản phẩm và dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho lựa chọn phương án công suất. Khi những chi tiết giống nhau thì khả năng của hệ thống để sản xuất những chi tiết này thường nhanh hơn nếu như những chi tiết thường xuyên thay đổi. Ngược lại, sản phẩm và dịch vụ càng đa dạng và thường xuyên thay đổi thì việc quyết định lựa chọn công suất sẽ khó khăn và phức tạp. 

 Đặc điểm và tính chất của công nghệ sử dụng. Quyết định lựa chọn công suất phải dựa trên sự phân tích, đánh giá trình độ, tính chất và năng lực của công nghệ. Chúng có ảnh hưởng quyết định đến công suất của dây chuyền sản xuất và của doanh nghiệp. Việc lựa chọn công suất phải tính đến xu hướng phát triển của công nghệ trong tương lai.  Yếu tố về con người. Khả năng sản xuất phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn, kỹ năng, sự đào tạo, kinh nghiệm và trình độ tổ chức lao động¼ Bên cạnh đó, còn có những chính sách khuyến khích người lao động, ý thức và tinh thần tổ chức cũng có ảnh hưởng tới công suất.  Diện tích mặt bằng, nhà xưởng. Diện tích mặt bằng và nhà xưởng là điều kiện quan trọng liên quan đến khả năng quyết định lựa chọn công suất. Ngoài khả năng diện tích sản xuất, hệ thống kho tàng bến bãi tập kết và giao nhận nguyên liệu sản phẩm, công suất còn phụ thuộc vào khả năng thiết kế mặt bằng, bố trí trang thiết bị trong khu vực sản xuất. Bố trí mặt bằng phải quan tâm đến những điều kiện như là ánh sáng, điều hoà thông gió, đây là những nhân tố có thể ảnh hưởng tới hiệu suất của công việc.  Những yêu cầu của doanh nghiệp. Những quy định về lượng hàng dự trữ, quy trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm cũng ảnh hưởng tới công suất.  Các yếu tố bên ngoài khác. Ngoài những yếu tố bên trong như phân tích ở trên, việc lựa chọn công suất còn phải xem xét đến những yếu tố bên ngoài như những tiêu chuẩn, quy định về sản phẩm, những quy định của chính phủ về thời gian lao động, nguyên tắc an toàn lao động; tình hình thị trường và mức độ cạnh tranh.

3.1.4 Các yêu cầu và căn cứ khi lựa chọn các phương án công suất

        Do công suất có ảnh hưởng đến khả năng phát triển của doanh nghiệp trong dài hạn và ngắn hạn nên việc lựa chọn công suất rất quan trọng. Để xác định công suất thích hợp cho doanh nghiệp ta cần dựa vào các căn cứ sau đây: 

         Mức độ yêu cầu của thị trường hiện tại và tương lai đối với loại sản phẩm, dịch vụ đang xét. Mức độ yêu cầu này được xác định thông qua điều tra thị trường và dự báo. 

         Khả năng chiếm lĩnh thị trường, thị phần dự kiến. 

         Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào, nhất là đối với các loại nguyên vật liệu nhập khẩu.

         Khả năng đặt mua các thiết bị công nghệ có công suất phù hợp.

         Năng lực về tổ chức, điều hành sản xuất.

         Khả năng về vốn.

         Đảm bảo tính linh hoạt. Tính linh hoạt thể hiện ở chỗ phương án công suất đưa ra đáp ứng được những nhu cầu trước mắt và dự tính trước nhu cầu thay đổi trong tương lai.

         Phải có tính tổng hợp. Cần tính đến sự tương quan giữa các khâu và các bộ phận, cân đối giữa các bộ phận sản xuất chính và bộ phận sản xuất phụ.

         Tính đến yếu tố mùa vụ. Đối với các doanh nghiệp sản xuất có tính chất thời vụ, phương án công suất đưa ra cần tìm ra những sản phẩm và dịch vụ bổ sung để khắc phục tính thời vụ đó.

         Phải xây dựng nhiều phương án công suất khác nhau để lựa chọn phương án công suất tối ưu.

         Phải tính đến đặc điểm về nguyên vật liệu và nguồn vốn huy động. Khi quyết định lựa chọn phương án công suất cần phân tích xem xét kỹ mối quan hệ của công suất với quy mô và đặc điểm nguyên liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm.

         Tính toán đến các chi phí sau khi đầu tư máy móc như chi phí bảo dưỡng, chi phí quản lý, nguyên nhiên liệu để từ đó chủ động về nguồn tài chính và kế hoạch bảo dưỡng nhằm đảm bảo khai thác tối ưu về công suất.

3.2. Các phương pháp hỗ trợ hoạch định năng lực sản xuất 


3.2.1. Phân tích hòa vốn 
Phân tích điểm hoà vốn là tìm ra mức công suất mà ở đó doanh nghiệp có chi phí bằng doanh thu. Phương pháp này được sử dụng để xác định những quyết định ngắn hạn về công suất. Muốn phân tích hoà vốn ta phải đánh giá được chi phí cố định và chi phí biến đổi và doanh thu. Chi phí cố định là chi phí không phụ thuộc vào mức công suất của doanh nghiệp, nó xuất hiện ngay cả khi không có đơn vị sản phẩm nào được làm ra. Thí dụ khấu hao máy móc thiết bị, chi phí thuê mặt bằng, nhà xưởng, lãi suất ngân hàng... Chi phí biến đổi là chi phí thay đổi theo số lượng sản phẩm được làm ra. Thành phần chủ yếu của chi phí biến đổi là nguyên vật liệu, lương, vận chuyển...

Tại điểm hoà vốn có tổng doanh thu bằng tổng chi phí.

Chi phí cố định là FC; Chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm là V; Tổng chi phí là TC; Tổng doanh thu là TR; Giá bán một đơn vị sản phẩm là Pr; Khối lượng sản xuất là Q. Tại điểm hoà vốn TR = TC hay Q P = FC + Q.V Về mặt giá trị ta có: QHV FC PV TRHV QP FC P FC PV 1 V P Nếu doanh nghiệp có nhiều mặt hàng, ta có thể tính doanh thu hòa vốn theo công thức sau: FC Trong đó: TRHV  Pi1 Vi % w i sản phẩm Pi là giá của mặt hàng i; Vi là chi phí biến đổi của mặt hàng i; FC là tổng chi phí cố định; %Wi là cơ cấu của doanh thu.

Ví dụ 2: Sản phẩm A của một công ty có chi phí cố định là 1000 USD/năm; chi phí

biến đổi trên một đơn vị sản phẩm là 2USD/đơn vị sản phẩm; giá bán một sản phẩm là = 4USD. Hãy xác định điểm hòa vốn theo sản lượng và doanh thu? Điểm hòa vốn theo sản lượng: Hướng dẫn: QHV FC 1000 500 sản phẩm PV 42 Điểm hòa vốn theo doanh thu: TRHV FC 1000 2.000 USD 1 V 1 2 P 4

Ví dụ 3: Công ty An Phúc kinh doanh 5 mặt hàng chủ yếu là A, B, C, D, E. Chi phí cố định hàng tháng của công ty là 20 triệu đồng. Giá bán, chi phí biến đổi và doanh thu từng loại mặt hàng của tháng trước được cho trong bảng dưới đây, hãy xác định

điểm hòa vốn của công ty?


CÂU HỎI ÔN TẬP 

    1. Công suất là gì? Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạch định công suất. 

    2. Phân biệt các loại công suất. Để đánh giá trình độ quản lý công suất cần sử dụng những chỉ 

tiêu nào? Giải thích tại sao phải dùng đồng thời các chỉ tiêu đó ? 

    3. Nêu ý nghĩa các chỉ tiêu sử dụng trong lý thuyết quyết định để hoạch định công suất. 

    4. Trình bày quy trình thực hiện vẽ cây quyết định. 

    5. Hãy trình bày phương pháp điểm hòa vốn trong hoạch định công suất. 

    6. Tại sao nói hoạch định công suất là một trong những nội dung quan trọng của quản trị sản xuất? 

BÀI TẬP 

    Bài 1 

    Công suất thiết kế của một dây chuyền sản xuất là 80 sản phẩm/ngày. Công suất hiệu quả là 40 sản phẩm/ngày và sản lượng hiện tại là 36 sản phẩm/ngày. 

    Hãy tính mức hiệu quả và mức sử dụng của dây chuyền? 

    Nếu mức hiệu quả của tháng tới dự kiến là 82% thì sản lượng dự kiến là bao nhiêu? 

    Bài 2 

    Sản phẩm A của một công ty có chi phí cố định (FC) = 1000 USD/năm; Chi phí biến đổi/đơn vị sản phẩm (V) = 2 USD/đơn vị sản phẩm; Giá bán (P) = 4 USD/sản phẩm. 

Hãy xác định điểm hòa vốn theo doanh thu? 

    Bài 3 

    Công ty Hòa Bình hiện đang sản xuất một sản phẩm với chi phí biến đổi là 75.000 đồng/sản phẩm, giá bán là 125.000 đồng/sản phẩm. Chi phí cố định là 1,2 tỷ đồng. Sản lượng hiện tại là 50.000 sản phẩm. Công ty có thể nâng cao chất lượng của sản phẩm bằng cách đầu tư thêm một thiết bị mới với chi phí cố định là 5 triệu đồng. Chi phí biến đổi sẽ tăng lên 100.000đồng/sản phẩm, tuy nhiên sản lượng có thể tăng lên đến 70.000 sản phẩm. 

a. Công ty có nên mua thiết bị mới này không? 

b. Xác định sản lượng hoà vốn và doanh thu hoà vốn cho cả hai trường hợp? 

    Bài 4 

Công ty CK dự định mở một phân xưởng sản xuất máy bơm nước. Theo điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường, công ty thấy có 3 khả năng: Thị trường rất thuận lợi; thị trường thuận lợi và thị trường không thuận lợi. Sau đây là hiệu quả của 4 phương án công suất dự kiến. 

Lợi nhuận theo khả năng thị trường (USD) 

Phương án 

1. 2. 3. 4. 

Rất thuận lợi 

+ 50.000 + 80.000 + 100.000 + 300.000 

Thuận lợi 

+ 20.000 + 30.000 + 35.000 + 23.000 

Không thuận lợi 

- 10.000 - 20.000 - 40.000 

- 160.000 

Biết rằng, xác suất cho 3 khả năng thị trường như sau: 

- Thị trường rất thuận lợi: 20%. - Thị trường thuận lợi: 60%. 

- Thị trường không thuận lợi: 20%. 

Hãy vẽ cây quyết định cho trường hợp trên và chọn công suất có hiệu quả cao nhất? 

    Bài 5 

    Để sản xuất thùng chứa nhiên liệu thứ nhất cho tàu con thoi của NASA cần phải hao phí mất 400 giờ công lao động. Với mức tỷ lệ kinh nghiệm là 80%. 

a. Hãy xác định thời gian để sản xuất thùng thứ 20? 

b. Xác định thời gian để sản xuất 20 thùng chứa nhiên liệu? 

    Bài 6 

    Phân xưởng A sản xuất đơn vị sản phẩm thứ nhất hết 125 giờ công lao động, với tỷ lệ kinh nghiệm 85% hãy tính thời gian hao phí để sản xuất ra đơn vị sản phẩm thứ 2, 3 và 4? 

    Bài 7 

    Một phân xưởng sản xuất sản phẩm A tuân theo lý thuyết đường cong kinh nghiệm là 90% và thời gian để sản xuất sản phẩm thứ nhất là 28 phút. Chi phí lao động là 20 USD/giờ. 

a. Hãy xác định thời gian sản xuất đơn vị sản phẩm thứ 2? 

b. Hãy xác định chi phí để sản xuất đơn vị sản phẩm thứ 2?