Bài thơ Bánh trôi nước có những nét đặc sắc nghệ thuật nào

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

- Ngôn ngữ thơ bình dị, thành ngữ, mô-típ dân gian.

- Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 7

Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương? Tác dụng và ý nghĩa của những biện pháp nghệ thuật đó?

Cùng THPT Sóc Trăng đi vào phân tích các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ này em nhé:

  • Bài thơ Bánh trôi nước có những nét đặc sắc nghệ thuật nào

Các biện pháp nghệ thuật bài Bánh trôi nước

1. Trả lời ngắn gọn:

Nghệ thuật được trong bài thơ Bánh trôi nước gồm:

– Ẩn dụ: Bánh trôi nước -> Thân phận người phụ nữ

– Sử dụng thành ngữ: Bảy nổi ba chìm -> Sự vất vả, lênh đênh của người phụ nữ.

– Điệp từ “vừa” -> Nhấn mạnh cái tài, cái sắc của người phụ nữ xưa.

– Ngôn ngữ bình dị, quen thuộc trong cuộc sống.

2. Trả lời chi biết

Các biện pháp nghệ thuật bài Bánh trôi nước được Hồ Xuân Hương sử dung gồm có:

– Biện pháp ẩn dụ: tác giả mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói về thân phận của những người con gái xưa dù tài hoa, xinh đẹp trong xã hội xưa mà số phận lênh đênh trôi nổi, số phận của họ lại bị phụ thuộc vào những kẻ khác.

– Biện pháp điệp từ sử dụng từ “vừa” trong câu “thân em vừa trắng lại vừa tròn” nói lên những người phụ nữ xưa đều rất tài giỏi và xinh đẹp.

– Thành ngữ: “bảy nổi ba chìm” mục đích để nói về cuộc đời đầy lận đận, bấp bênh của những người phụ nữ của những kiếp hồng nhan bạc phận của phụ nữ xưa.

– Bài thơ sử dụng từ ngữ quen thuộc và gần gũi, bình dị với dân gian, bài thơ được kể bằng một thứ ngôn ngữ bình dị.

– “Bánh trôi nước” được viết bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đa nghĩa giàu bản sắc Hồ Xuân Hương. Biểu lộ niềm cảm thông với thân phận của những người phụ nữ xưa và niềm tự hào về những phẩm chất của họ.

>> Tài liệu đáng quan tâm:  phân tích bài thơ bánh trôi nước với đầy đủ tuyển chọn văn mẫu đặc sắc nhất.

Các em cũng có thể tham khảo thêm phần văn mẫu dưới đây:

Văn mẫu phân tích phong cách nghệ thuật của Hồ Xuân Hương qua bài Bánh trôi nước

Trong kho tàng văn học Việt Nam, có rất nhiều cái tên đã đi vào thời đại. Một trong những cái tên tiêu biểu ấy chính là bà chúa thơ Nôm: Hồ Xuân Hương. Đặc biệt, với bài thơ “Bánh trôi nước”, bà đã thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo qua cách sử dụng ngôn ngữ dân tộc đạt tới trình độ tinh tế và điêu luyện.

Phong cách nghệ thuật của Hồ Xuân Hương được thể hiện rõ nét ngay từ những từ ngữ đầu tiên. Mở đầu bài thơ, bà dùng câu lời than trách phận quen thuộc trong ca dao:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non.”

Ta vẫn thường bắt gặp: Thân em như hạt mưa sa… Thân em như dải lụa đào… Trong bài thơ, Hồ Xuân Hương dùng ngôn ngữ thuần Việt giản dị tự nhiên để giới thiệu nhân vật trữ tình: Thân em vừa trắng lại vừa tròn. Chiếc bánh trôi tròn trịa, xinh xẻo chính là hình ảnh tượng trưng cho người phụ nữ xinh đẹp. Nhưng trong xã hội xưa với nhiều áp bức bất công, người phụ nữ phải chịu bao bất hạnh. Họ không chỉ bị ràng buộc bởi những quan niệm luân lí khắt khe, bị tước đoạt quyền sống tự do mà còn bị khinh rẻ và chà đạp lên nhân phẩm.

Thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” chỉ những số phận long đong, lận đận, vất vả trăm bề đã được Hổ Xuân Hương vận dụng tự nhiên và phù hợp, diễn tả chính xác sự suy ngẫm và nỗi ngậm ngùi, chua xót của nữ sĩ trước tình cảnh chẳng phải của riêng mình mà là tình cảnh chung của phụ nữ thời ấy.

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,

Bạn đang xem: Biện pháp nghệ thuật bài Bánh trôi nước

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

Người phụ nữ như những chiếc bánh trôi nước, ngon hay dở đều do tay kẻ nặn. May mắn hay rủi ro, hạnh phúc hay bất hạnh đều không thể tự mình quyết định. Nhưng họ vẫn giữ phẩm giá cao quý ấy – tấm lòng son. Hồ Xuân Hương khẳng định rằng dù xã hội có nhẫn tâm vùi dập đến đâu chăng nữa thì người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn phẩm giá cao quý của mình.

Tài tình làm sao, bài thơ dường như là câu nói dân gian tự nhiên cùng sự sáng tạo của nữ sĩ tài hoa. Cách xưng hô, cách nói trong bài thơ trước sau vẫn giữ được vẻ khiêm nhường lại chứa đựng một ý chí kiên định biết chừng nào!

Bánh trôi nước chắc chắn là bài thơ mang đậm dấu ấn tính cách và phong cách sáng tác của Hồ Xuân Hương. Và nó cũng là tác phẩm góp phần to lớn vào sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc, càng khẳng định tiếng Việt của dân tộc ta giàu và đẹp biết chừng nào.

Trên đây là cách xác định biện pháp nghệ thuật bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và bài văn mẫu phân tích phong cách nghệ thuật. Chúc các em học tốt!

Biện pháp nghệ thuật bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, hướng dẫn cách xác định và phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Câu hỏi: “Bánh trôi nước” có những nét đặc sắc nghệ thuật nào?

Lớp 7 Ngữ văn Lớp 7 - Ngữ văn

“Bánh trôi nước” có những nét đặc sắc nghệ thuật nào?

Các câu hỏi tương tự

Bài thơ “Cảnh khuya” có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình?

Nêu tóm tắt những nét đặc sắc nghệ thuật của mỗi bài nghị luận đã học.

Hình ảnh chiếc bánh trôi được miêu tả bằng những chi tiết nào?

Hình dáng, màu sắc, kích thước, nhân của bánh.

Hương vị, màu sắc của bánh, vị của bánh.

Kĩ thuật làm bánh, màu sắc, kích thước, nhân bánh.

Hình dáng, màu sắc, kĩ thuật luộc bánh, nhân bánh.

Chép thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Bài thơ có những nét nghĩa nào? Nét nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Tại sao?

Văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật? (phương thức biểu đạt, giọng điệu, hình ảnh, ngôn ngữ...)

Biện pháp nghệ thuật trong bài thơ Bánh trôi nước Lớp 7

Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là bài thơ rất hay trong chương trình lớp 7, trong bài này sử dụng những biện pháp nghệ thuật, tu từ, xem bên dưới để biết tác giả đã sử dụng chúng hiệu quả như thế nào.

Tác giả – Tác phẩm

Hồ Xuân Hương, sống ở khoảng cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19. Bà được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm” với những bài thơ Nôm viết về người phụ nữ nổi tiếng. Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam với những giá trị cho đến tận ngày nay. Cuộc đời Hồ Xuân Hương trải qua nhiều thăng trầm, sống ở thời kì Lê mạt – Nguyễn Sơ, đây được coi là giai đoạn với nhiều biến động trong xã hội. Tuy nhiên, dù ở thời kì cuối phong kiến bà vẫn có cuộc sống êm đềm ở chốn phồn hoa – cổ Nguyệt đường ven Tây hồ. Bà là một người phụ nữ thông minh, tài giỏi, có thiên phú về thơ ca đồng thời cũng hiểu biết rộng và giao du với nhiều nhà thơ, nhà văn lúc bấy giờ. Tuy nhiên trong con đường tình duyên, bà lại không mấy suôn sẻ, đều làm lẽ qua hai đời chồng và hạnh phúc cũng ngắn ngủi.

Các sáng tác của Hồ Xuân Hương luôn để lại những giá trị ý nghĩa sâu sắc. Các đề tài luôn xoay quanh tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Tuy nhiên khi nhắc đến thơ Nôm không thể không nhắc tới những bài thơ viết về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Có thể nói thơ Hồ Xuân Hương khi viết về người phụ nữ cũng chính là tiếng lòng của bà, tiếc thay cho thân phận chính mình. Trong đó vừa có sự hóm hỉnh, sâu cay vừa có gì đó xót xa, từng trải nhưng không kém phần ngạo nghễ. Các tập thơ nổi tiếng như “Xuân Hương thi tập”, “Lưu hương ký”…

-Hoàn cảnh sáng tác bài “Bánh trôi nước”: là một người phụ nữ sống trong thời kì phong kiến, bà tiếp xúc với nhiều người dân lao động nghèo, đặc biệt là những người phụ nữ bị áp bức bất công. Trong xã hội đó luôn đề cao tinh thần trọng nam khinh nữ, chế độ đa thê đa thiếp khiến cho người phụ nữ bị rè rúng, sống cuộc đời bị hắt hủi, đau thương. Chính vì thương thay cho số phận bất hạnh của những người phụ nữ đó bà đã chiêm nghiệm và viết nên bài “Bánh trôi nước”.

Giá trị nội dung

Bài thơ “Bánh trôi nước” có giá trị nội dung, ý nghĩa sâu sắc. Thông qua hình ảnh chiếc bánh trôi với nhiều tầng nghĩa, được miêu tả thực, Hồ Xuân Hương đã làm hiện rõ hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Bài thơ là tiếng lòng cảm thông, xót xa không chỉ cho thân phận người phụ nữ mà còn là cho chính bản thân mình. Sống ở thời kì mà xã hội không có chỗ cho người phụ nữ lên tiếng nên bà chỉ còn cách gửi gắm nỗi lòng vào những vần thơ. Thân phận người phụ nữ hiện lên với những bất hạnh, khổ đau, lênh đênh, lận đận không thể làm chủ cho chính mình. Song người con gái ấy vẫn một lòng son sắt, thủy chung. Vẻ đẹp đó thật đáng ngợi ca.

Xem thêm >>> Biện pháp nghệ thuật trong bài thơ Bánh trôi nước Lớp 7

Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài Bánh trôi nước

Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Bánh trôi nước gồm có:

-Ẩn dụ: tác giả mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói về thân phận của những người con gái xưa dù tài hoa, xinh đẹp trong xã hội xưa mà số phận lênh đênh trôi nổi, số phận của họ lại bị phụ thuộc vào những kẻ khác.

-Thành ngữ: “bảy nổi ba chìm” mục đích để nói về cuộc đời đầy lận đận, bấp bênh của những người phụ nữ của những kiếp hồng nhan bạc phận của phụ nữ xưa.

– Điệp từ sử dụng từ “vừa” trong câu “thân em vừa trắng lại vừa tròn” nói lên những người phụ nữ xưa đều rất tài giỏi và xinh đẹp.

=>Bài thơ của tác giả nói về bánh trôi nước, món ăn dân tộc quen thuộc và gần gũi với dân gian, bài thơ được kể bằng một thứ ngôn ngữ bình dị. “Bánh trôi nước” được viết bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đa nghĩa giàu bản sắc Hồ Xuân Hương. Bài thơ Bánh trôi nước còn biểu lộ niềm cảm thông với thân phận của những người phụ nữ xưa và niềm tự hào về những phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam, bài thơ mang lại giá trị nhân bản đặc sắc.

Dàn ý phân tích tác phẩm

-Hình ảnh bánh trôi nước:

+ Bánh trôi nước là loại bánh nổi tiếng của miền bắc. Hình dáng bên ngoài: trắng, tròn.

+Cách làm bánh: Lớp bên ngoài là lớp vỏ bánh được nặn tròn, nhân bên trong màu đỏ. Luộc bánh để qua mấy lần chìm nổi thì mới chín và ngon. Khi nặn bánh độ tròn méo như nào phụ thuộc vào tay người nặn. Khi chín vỏ bánh mềm và nhân bên trong vẫn không hề bị méo.

-Hình ảnh người phụ nữ:

+ Cách dùng: thông qua hình ảnh bánh trôi nước để liên hệ đến thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

+ Hình ảnh bên ngoài của bánh trắng tròn đại diện cho vẻ đẹp hình thức của người con gái. Hình ảnh “bảy nổi ba chìm” chỉ số phận của họ lênh đênh lận đận. “Rắn nát” hay hạnh phúc đều phụ thuộc vào tay người đàn ông trong xã hội.

=> Hai hình ảnh có sự hòa quyện với nhau, đây là cách liên tưởng độc đáo của Hồ Xuân Hương. Mượn hình ảnh một món ăn nổi tiếng trong xã hội để nói lên số phận con người. Một cuộc đời bất hạnh, đau khổ. Đó là niềm thương xót và lên án những bất công trong xã hội xưa.

Các em theo dõi bên dưới để tìm kiếm thêm nhiều bài soạn văn cũng như một số bài văn mẫu hay trong chương trình Ngữ Văn Lớp 7. Chúc các em học tốt Ngữ Văn 7.

» Cảm nhận về bài thơ Bánh trôi nước

Lớp 7 -
  • Nêu cảm nghĩ về bài thơ Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) lớp 7

  • Kể lại câu chuyện Lượm theo ngôi thứ ba bài văn lớp 7

  • Dàn ý biểu cảm về cây mai và cây bàng bài số 2 Lớp 7

  • Dàn ý, bài văn biểu cảm về cây tre chương trình lớp 7

  • Dàn ý biểu cảm về cây dừa & biểu cảm cây chuối bài văn 2, lớp 7

  • Chứng minh giải thích câu tục ngữ Thời gian là vàng bạc (văn mẫu)

  • Dàn ý chứng minh tính đúng đắn câu Có công mài sắt có ngày nên kim