Bài toán cho p2o5 tác dụng với kiềm năm 2024

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Giáo dục MST: 0102183602 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 13 tháng 03 năm 2007 Địa chỉ: - Văn phòng Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà 25T2, Đường Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Văn phòng TP.HCM: 13M đường số 14 khu đô thị Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Hotline: 19006933 – Email: hotro@hocmai.vn Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Giang Linh

Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 597/GP-BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/12/2016.

Bài viết Công thức tính số mol OH- khi cho P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm hay nhất, chi tiết với bài tập minh họa có lời giải sẽ giúp học sinh nắm vững Công thức tính số mol OH- khi cho P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm từ đó biết cách làm bài tập về tính số mol OH- khi cho P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm.

Công thức tính số mol OH- khi cho P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm hay nhất

Khi cho P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm sẽ có những phản ứng nào xảy ra. Để giải chính xác dạng bài toán này ta cần nắm rõ các công thức nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các em hiểu rõ vấn đề này.

1. Công thức:

Dạng bài tập P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm thực chất là axit H3PO4 tác dụng với dung dịch kiềm. Do P2O5 tác dụng với nước có trong dung dịch kiềm:

3H2O + P2O5 → 2H3PO4

Xét tỉ lệ T =

- Nếu T ≤ 1 thì tạo muối: H2PO4-

- Nếu 1 < T < 2 thì tạo 2 muối: H2PO4-và HPO42-

- Nếu T = 2 thì tạo muối: HPO42-

- Nếu 2 < T < 3 thì tạo 2 muối: HPO42-và PO43-

- Nếu T ≥ 3 thì tạo muối PO43-

*Nếu cả hai chất tham gia đều hết: nOH- = nH2O

*Nếu OH- dư: nOH- p/ư = nH2O = 3.nH3PO4

Ví dụ: Cho 21,30 gam P2O5 vào 440 gam dung dịch NaOH 10% thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

  1. 50,60 gam. B. 57,20 gam C. 52,70 gam. D. 60,05 gam.

Hướng dẫn giải:

Ta có: = 0,15 mol → nH3PO4= 2.nP2O5= 0,3 mol.

Ta có nNaOH = 440.0,1 = 44 gam → nNaOH = 1,1 mol.

Xét T =

\= 3,6667 > 3 → NaOH dư (phản ứng chỉ tạo muối Na3PO4)

Phương trình hóa học: 3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O

→ nH2O= 3nH3PO4= 0,9 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mH3PO4 + mNaOH = mr + mH2O

→ mrắn = 0,3.98 + 44 – 0,9.18 = 57,2 gam

→ Chọn B

2. Bạn nên biết

Khi cho H3PO4 tác dụng với NaOH có thể xảy ra các phản ứng sau:

OH- + H3PO4 → H2PO4- + H2O

2OH- + H3PO4 → HPO42- + 2H2O

3OH + H3PO4 → PO43- + 3H2O

3. Kiến thức mở rộng

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và bảo toàn nguyên tố để giải bài tập.

Định luật bảo toàn khối lượng: mH3PO4 + mNaOH = mr + mH2O

Định luật bảo toàn nguyên tố: nP = nH3PO4= 2.nP2O5; nNaOH (hoặc KOH) =nOH-

4. Bài tập minh họa

Câu 1: Cho m gam P2O5 tác dụng với 253,5 ml dung dịch NaOH 2M (dư), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được 3m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

  1. 6,886. B. 7,81. C. 8,52. D. 12,78.

Hướng dẫn giải:

Đặt nP2O5 = a → mP2O5= m = 142a (1)

Ta có nH3PO4 = 2.nP2O5= 2a → nNaOH phản ứng = 6a = nH2O

→ nNaOH bđ = 0,2535.2 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

mH3PO4 + mNaOH = mr + mH2O

→ 98.2a + 40.0,2535.2 = mr + 18.6a

→ 3m – 88a = 20,28 (2)

Từ (1) và (2) → m = 8,52 gam; a = 0,06 mol

→ Chọn C

Câu 2: Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M, muối thu được có khối lượng là

Chủ đề