Ban bầu cử là gì

Trả lời: Các cuộc bầu cử phải được tiến hành theo các đơn vị bầu cử. Đơn vị bầu cử là khái niệm chỉ một phạm vi địa lý hành chính tương ứng với một lượng dân cư nhất định để bầu một số lượng đại biểu Quốc hội hay đại biểu Hội đồng nhân dân xác định.

Theo quy định tại Điều 10 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân thì có các loại đơn vị bầu cử sau đây: - Đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội. Theo đó, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được chia thành các đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội.  - Đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Theo đó, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được chia thành các đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.  - Đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện. Theo đó, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương được chia thành các đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện. 

- Đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. Theo đó, xã, phường, thị trấn được chia thành các đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Trả lời: Theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân gồm có Hội đồng bầu cử, Ban bầu cử và Tổ bầu cử.
- Hội đồng bầu cử được thành lập ở tất cả các đơn vị hành chính các cấp để chỉ đạo cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi địa phương;
- Ban Bầu cử được thành lập ở tất cả các đơn vị bầu cử ở tỉnh, cấp huyện, và cấp xã để kiểm tra, đôn đốc công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi đơn vị bầu cử;
- Tổ bầu cử được thành lập ở khu vực bỏ phiếu để tổ chức việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi khu vực bỏ phiếu.

Nguồn: Khác

Trả lời: Theo quy định, tổ bầu cử phụ trách công tác bầu cử trong khu vực bỏ phiếu; bố trí phòng bỏ phiếu, chuẩn bị hòm phiếu; nhận tài liệu và phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân từ các ban bầu cử tương ứng. Từ ngày 13-5 đến ngày 22-5-2021, tổ bầu cử có trách nhiệm phát thẻ cử tri, phiếu bầu cử có đóng dấu của tổ bầu cử cho cử tri; thường xuyên thông báo cho cử tri biết ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu trong thời hạn 10 ngày trước ngày bầu cử.

Trong quá trình bầu cử, tổ bầu cử có trách nhiệm bảo đảm thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về bầu cử và nội quy phòng bỏ phiếu; giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của tổ bầu cử; nhận và chuyển đến ban bầu cử tương ứng khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân mỗi cấp và các khiếu nại, tố cáo khác không thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ bầu cử; kiểm phiếu và lập biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân từng cấp nhiệm kỳ 2021-2026 để gửi đến các ban bầu cử tương ứng; chuyển biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử và toàn bộ phiếu bầu cử đến UBND cấp xã nơi có khu vực bỏ phiếu khi kết thúc việc kiểm phiếu...

Báo Quân đội nhân dân trân trọng cảm ơn bạn đã quan tâm, gửi câu hỏi.

QĐND

  • 15:42 | Thứ Bảy, 24/04/2021

Bạn đọc hỏi: Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn nào?

Về vấn đề này, báo Tin tức  thông tin như sau:

Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã có chung những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử của các Tổ bầu cử thuộc đơn vị bầu cử.

2. Kiểm tra, đôn đốc việc lập, niêm yết danh sách cử tri và việc niêm yết danh sách những người ứng cử ở các Tổ bầu cử thuộc đơn vị bầu cử.

3. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc bố trí các phòng bỏ phiếu và công việc bầu cử ở các phòng bỏ phiếu.

4. Nhận và phân phối tài liệu, phiếu bầu cử cho các Tổ bầu cử chậm nhất là 15 ngày trước ngày bầu cử.

5. Nhận, tổng hợp và kiểm tra biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử của các Tổ bầu cử; lập biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử.

6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện công tác bầu cử của các Tổ bầu cử và khiếu nại, tố cáo về bầu cử do các Tổ bầu cử chuyển đến; nhận và chuyển đến Ủy ban bầu cử ở cấp tỉnh khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Quốc hội; nhận và chuyển đến Ủy ban bầu cử tương ứng khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

7. Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo hướng dẫn, yêu cầu của Hội đồng bầu cử quốc gia hoặc theo yêu cầu của Ủy ban bầu cử cùng cấp.

8. Chuyển hồ sơ, tài liệu về bầu cử đại biểu Quốc hội đến Ủy ban bầu cử ở tỉnh; chuyển hồ sơ, tài liệu về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Ủy ban bầu cử cùng cấp.

9. Tổ chức thực hiện việc bầu cử thêm, bầu cử lại (nếu có).

Theo V.T/Báo Tin tức

Video liên quan

Chủ đề