Bạn lạm dụng facebook đến mức nào ứng dụng năm 2024

Buồn vì ai đó có danh sách bạn bè nhiều hơn hoặc thất vọng vì ít lượt tương tác với trạng thái, ảnh mới đăng đều là các dấu hiệu của chứng "nghiện" Facebook.

Sử dụng Facebook sao cho hiệu quả là mong muốn của nhiều người sử dụng.

Facebook giúp kết nối mọi người, tìm kiếm, cập nhật thông tin nhanh hơn nhưng cũng gây ra những lo ngại về chứng "nghiện" Facebook không kiểm soát. Các chuyên gia cho rằng bản thân những người thường xuyên sử dụng Facebook cũng không thể chắc chắn về mức độ mình bị "ám ảnh" bởi mạng xã hội này.

Trang Techaddiction đưa ra 29 biểu hiện thường thấy ở những người sử dụng Facebook. Số biểu hiện mà người dùng gặp phải sẽ giúp đánh giá mức độ "nghiện" của họ.

Bạn hãy xem những dấu hiệu dưới đây và đếm mình có bao nhiêu câu trả lời có:

1. Thường dành nhiều thời gian cho Facebook hơn ý định ban đầu.

2. Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng vì thức khuya xem cố một vài thông tin trên Facebook.

3. Bạn bè, gia đình nhận xét bạn đã dành nhiều thời gian cho Facebook.

4. Dành trên 2 tiếng mỗi ngày trên Facebook vì những lý do không liên quan đến công việc.

5. Thường sử dụng Facebook tại nơi làm việc hoặc trường học dù điều này bị hạn chế hoặc cấm.

6. Cảm thấy rất không thoải mái nếu không truy cập vào tài khoản Facebook trong suốt một ngày.

7. Cố gắng kết bạn thật nhiều trên Facebook nếu có thể.

8. Không biết một số người trong danh sách bạn bè của chính tài khoản mình trên Facebook.

9. Cảm thấy hiệu suất làm việc bị giảm do sử dụng Facebook.

10. Cảm thấy các mối quan hệ thân thiết bên ngoài bị ảnh hưởng do dùng nhiều Facebook.

11. Dành nhiều tiếng để chơi game trên Facebook.

12. Thất vọng nếu có quá ít người phản hồi về trạng thái hoặc ảnh, video mới đăng lên Facebook.

13. Thích nói chuyện với mọi người qua Facebook hơn là nói chuyện bên ngoài.

14. Từng cố gắng giảm thời gian dành cho Facebook nhưng không thành công.

15. Dành thời gian cho Facebook hơn so bất kỳ hoạt động trực tuyến nào khác.

16. Dùng Facebook để giết thời gian, tránh các trách nhiệm khác như làm việc, làm bài tập, việc nhà.

17. Kể từ khi sử dụng Facebook, thời gian cho các hoạt động khác như thể thao, tập thể dục, ngoại khóa, giao lưu... bị ít đi đáng kể.

"Các công ty công nghệ lớn giờ đây đang trải qua khoảnh khắc sự thật đáng kinh ngạc, như các công ty thuốc lá lớn. Đó chính là việc các bằng chứng cho thấy Facebook biết các sản phẩm của mình có thể gây nghiện và độc hại cho trẻ em" - ông Richard Blumenthal khẳng định.

Bà Haugen trong buổi điều trần cũng bảo vệ quan điểm trên: "Facebook muốn bạn tin rằng, những vấn đề mà chúng ta đang nói đến là không thể giải quyết được. Họ muốn bạn tin vào những lựa chọn sai lầm. Họ muốn bạn tin rằng, bạn phải lựa chọn giữa một Facebook đầy những nội dung gây chia rẽ và cực đoan hoặc đánh mất một trong những giá trị quan trọng nhất mà nước Mỹ đã hình thành".

Buổi điều trần diễn ra sau sự cố Facebook gặp lỗi trong nhiều giờ đồng hồ và với bà Haugen, sự cố này là "điều tốt đẹp".

"Facebook đã ngừng hoạt động. Tôi không biết lý do vì sao nhưng với tôi đó là thời gian mà người ta đã không sử dụng Facebook để gây chia rẽ sâu sắc, làm mất ổn định các nền dân chủ và khiến các cô gái, phụ nữ trẻ cảm thấy xấu hổ vì cơ thể của họ" - bà Haugen nhấn mạnh.

Ngoài những tài liệu về Instagram, bà Haugen trước đó còn chia sẻ hàng loạt tài liệu nói về quy tắc kiểm duyệt nội dung, ưu tiên "giới tinh hoa" trên Facebook, cách công ty dùng thuật toán để thúc đẩy sự thù địch trên mạng xã hội lớn nhất thế giới này.

Hé lộ cách thức khiến Facebook "gây nghiện" với người dùng

Trong bộ phim tài liệu Social Dilemma (tạm dịch: Sự tiến thoái lưỡng nan của xã hội) được phát hành năm ngoái, các nhân vật là cựu nhân viên của Facebook cũng như các nền tảng khác đã nhắc đến quan niệm của các mạng xã hội rằng, những người mua quảng cáo là khách hàng của họ. Còn người dùng, với các thông tin cá nhân, chỉ là hàng hoá.

Do đó, từ nội dung, cách thức thông tin xuất hiện trên bảng tin của người dùng cho đến cách giới thiệu bạn bè mà họ có thể quen biết, từng chi tiết nhỏ của các trang mạng xã hội mà Facebook đang sở hữu, đều đã được nghiên cứu kỹ lưỡng để khiến nó trở nên gây nghiện với người dùng. Nhờ vậy, Facebook có thể "hiểu người dùng hơn" và quảng cáo tới họ chính xác hơn.

Mỗi khi bạn đăng nhập vào bất cứ mạng xã hội nào của Facebook, họ đều nắm rất rõ từng cú nhấp chuột, từng video bạn đã xem, từng phản ứng của bạn với các tin tức như vui, thích thú, phẫn nộ. Và sau đó, họ dùng những thông tin đó để đưa ra các dự đoán chuẩn xác về những thứ sẽ khiến bạn trở nên "nghiện" mạng xã hội. Facebook sử dụng các thuật toán để tạo ra các mô hình tiên đoán hành động của người dùng với độ chính xác cao.

Facebook theo dõi thói quen của người dùng để đưa ra các dự đoán chuẩn xác về những thứ sẽ khiến họ trở nên "nghiện" trên mạng xã hội này

Bà Frances Haugen cho biết, việc hiển thị những nội dung khiến người dùng có cảm xúc tiêu cực là một trong những cách mà Facebook đã dùng để níu kéo người dùng sử dụng mạng xã hội này thường xuyên.

"Bạn có điện thoại của bạn trên tay. Bạn có thể nhìn thấy 100 nội dung, rồi bạn cứ ngồi và lướt chúng, bạn biết đấy, có thể là trong 5 phút. Thực tế là Facebook có hàng nghìn lựa chọn nội dung để đưa ra cho bạn xem. Và Facebook sẽ chọn những nội dung mà sẽ có thể khiến bạn gắn kết và có phản ứng lại với chúng để cho chúng hiển thị. Theo nghiên cứu của Facebook, những nội dung mang tính thù hận, chia rẽ sẽ dễ dàng khiến người dùng trở nên giận dữ trong khi những nội dung khác khó có thể tạo ra các cảm xúc" - bà Haugen chia sẻ trong chương trình "60 phút".

Các chuyên gia tâm lý làm việc tại Facebook hiểu rất rõ về sự cám dỗ của những thông báo như bạn vừa được ai đó gắn ảnh hay ai đó đã vừa thể hiện cảm xúc với ảnh của bạn. Một khi những thông báo này xuất hiện, rất ít người dùng có thể khước từ chúng. Nhưng thay vì nói cụ thể các thông tin mà bạn tò mò, Facebook lại thiết kế cho các thông báo chỉ có lượng thông tin vừa phải và để biết rõ hơn, bạn sẽ phải mở các ứng dụng ra và vào xem.

Một trong những công cụ hiệu quả của Facebook khiến người dùng bị nghiện là dấu 3 chấm nhấp nháy mỗi khi bạn trò chuyện với một ai đó hoặc một ai đó đang viết vào bài viết bạn quan tâm. Còn nếu bạn chưa nghĩ ra nên trả lời như thế nào, Facebook sẽ đưa ra các gợi ý cách trả lời. Tưởng như rất tiện lợi nhưng thật ra đó là cách Facebook khiến bạn cảm thấy không thể rời mắt.

Facebook đang mất dần tầm ảnh hưởng

Trước những lời giải thích trên cùng nhiều cáo buộc đang được đưa ra, người dùng Facebook, đặc biệt là giới trẻ, đang giảm bớt niềm tin vào mạng xã hội này.

Nghiên cứu tại Mỹ vào năm 2021 cho thấy, Facebook là một trong những nền tảng được người dân nước này không tin tưởng nhất. Cụ thể, 42,6% người được hỏi cho biết họ không tin Facebook. Con số này tại Anh còn cao hơn, lên tới 53%.

Một nghiên cứu nội bộ của Facebook đã cho thấy những lo lắng về việc mất đi tầm hưởng của chính họ. Trên thực tế, đây không phải là những lo lắng vô căn cứ bởi đã có những dấu hiệu cho thấy Facebook đang mất thị phần vào tay các đối thủ phát triển nhanh hơn và người dùng trẻ tuổi không đăng nhiều nội dung trên mạng xã hội này như trước đây.

Facebook đang mất dần thị phần vào tay các đối thủ phát triển nhanh hơn

Mức độ sử dụng Facebook của thanh thiếu niên Mỹ đã giảm trong nhiều năm và dự kiến sẽ sớm giảm mạnh hơn nữa. Đến năm 2023, ước tính mức độ sử dụng Facebook hằng ngày sẽ giảm 45%.

Theo trang tin công nghệ Engadgets, người dùng dần quên Facebook, do đó, mạng xã hội này vào tháng 7 năm nay đã từng phải chạy quảng cáo trên Instagram để nhắc nhở người dùng quay lại với Facebook.

Còn với Instagram, các nhà nghiên cứu cũng tiết lộ rằng, mạng xã hội này đang mất thị phần vào tay các đối thủ phát triển nhanh hơn như TikTok. Đó là lý do công ty này có chiến lược tiếp cận người dùng trẻ em - nhóm đối tượng có giá trị nhưng vẫn chưa được khai thác tiềm năng, theo thông tin từ nghiên cứu nội bộ bị rò rỉ của Facebook.

Có quan điểm cho rằng, Facebook đang phải đối mặt với vấn đề là dù có số người dùng lớn nhất thế giới nhưng lại quá ít kiểu người dùng mà công ty mong muốn. Đó là những người trẻ tuổi có thể tạo ra văn hóa, thiết lập xu hướng và được các nhà quảng cáo săn đón. Việc mất đi hàng loạt người thiết lập xu hướng có thể là "đòn trí mạng" với Facebook. Đây dường như là điều mà mạng xã hội này lo lắng nhất.

Facebook đã dùng những công cụ, thuật toán của mình để khiến người dùng say mê sử dụng, để rồi kiếm tiền từ điều đó. Nhiều ý kiến cho rằng, cách làm này đang ngày càng phản tác dụng. Và khi những bí mật "thâm cung bí sử" của Facebook được tiết lộ, người dùng sẽ giảm dần sự yêu thích, thậm chí quay lưng lại với mạng xã hội này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Chủ đề