Bảng kê khai hàng hóa nhiều mặt hàng năm 2024

Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra là một tài liệu có nhiều ứng dụng trong thực tế, được các kế toán lập định kỳ theo kỳ khai thuế phát sinh. Cùng tìm hiểu về bảng kê này trong bài viết dưới đây nhé.

Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra là gì

Bảng kê hóa đơn chứng từ bán ra là một bảng tổng hợp lại các hóa đơn, chứng từ do doanh nghiệp xuất ra trong kỳ, phân loại chi tiết theo từng mức thuế suất GTGT và từng loại mặt hàng.

Bảng kê này giúp doanh nghiệp thống kê lại danh sách hoá đơn, dòng tiền bán ra trong kỳ, từ đó xác định được số tiền bán ra để hoàn thành tờ khai thuế GTGT.

Có phải nộp bảng kê hóa đơn mua vào, bán ra nữa không ?

Từ năm 2014 trở về trước, bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra này là tờ khai đi kèm quan trọng khi doanh nghiệp kê khai thuế GTGT.

Tuy nhiên, kể từ 01/01/2015, theo Luật Quản lý thuế số 71/2014/QH13, quy định này đã bị bãi bỏ. Hiện nay Doanh nghiệp không phải nộp Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra, mua vào khi lập hồ sơ khai thuế GTGT nữa.

Mặc dù vậy, trong thực tế, doanh nghiệp vẫn thực hiện bảng kê này để tính toán hóa đơn và số thuế GTGT đầu ra, phục vụ làm tờ khai thuế GTGT.

Ngoài cách lập bảng kê này và tính toán qua excel, hiện nay khi chuyển sang hóa đơn điện tử, doanh nghiệp có thể ứng dụng nhiều phần mềm hỗ trợ quản lý hóa đơn tự động. UBot Invoice là giải pháp công nghệ đang rất được chú ý với khả năng tự động trích xuất thông tin hóa đơn, lưu trữ và tra cứu dễ dàng, nhiều báo cáo tổng hợp, phân loại chi tiết giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý.

Mẫu bảng kê hóa đơn bán ra file Excel

Mẫu bảng kê hóa đơn chứng từ bán ra

\>> Tải ngay: BẢNG KÊ HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ MUA VÀO – BÁN RA FILE EXCEL

Hướng dẫn cách lập bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra

Để lập bảng kê này, doanh nghiệp cần sử dụng tất cả hóa đơn GTGT hợp lệ (chưa bị hủy bỏ, thay thế) trong kỳ, bao gồm cả các hóa đơn đặc thù như tem vé, hoá đơn điều chỉnh, hoá đơn xuất hoàn trả hàng.

Bước 1: Điền thông tin các hóa đơn theo từng nhóm thuế suất

Phần 1: Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Phần 2. Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 0%:

Phần 3. Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 5%:

Phần 4. Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 10%

Kế toán cần tách biệt doanh thu chưa thuế (cột 8) và thuế GTGT tương ứng (cột 9).

Sau đó, ở cuối mỗi phần, cần tính tổng số doanh thu chưa thuế & tổng thuế GTGT của từng nhóm thuế suất (xem mẫu ở ảnh trên)

Bước 2: Tính các loại tổng doanh thu

Tổng doanh thu hàng hoá, dịch vụ bán ra: bằng tổng số liệu ở cột 8 (dòng tổng các chỉ tiêu 1,2,3,4)

Tổng doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra có thuế GTGT: bằng tổng số liệu cột 8 (dòng tổng các chỉ tiêu 2,3,4)

Với tổng số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra: bằng tổng số liệu cột 9 (dòng tổng các chỉ tiêu 2,3,4)

Tổng kết

Mặc dù bảng kê hóa đơn chứng từ HHDV bán ra đã không còn là quy định bắt buộc, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn lập bảng kê này thường kỳ vì lợi ích thực tiễn của nó. Kế toán có thể sử dụng mẫu bảng kê file excel mà bài viết giới thiệu để lập nhanh hơn với các hàm đã được xây dựng sẵn. Chúc các bạn kế toán thực hiện thành công.

Hướng dẫn cách lập, kê khai các hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào lên bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu 01-2/GTGT khi làm tờ khai thuế GTGT khấu trừ mẫu 01/GTGT

Lưu ý: + Trước ngày 01/01/2015, thì hồ sơ khai thuế GTGT phải kèm theo Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra (PL 01-1/GTGT) và Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào (PL 01-2/GTGT) + Nhưng bắt đầu kể từ ngày 01/01/2015 trở đi, kể từ khi Luật thuế sửa đổi số: 71/2014/QH13 có hiệu lực thì đã bỏ quy định doanh nghiệp phải gửi Bảng kê mua vào, bán ra khi lập hồ sơ khai thuế GTGT.

Nhưng doanh nghiệp phải hạch toán đầy đủ, kịp thời các chứng từ mua, bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Luật kế toán và Luật thuế để xác định chính xác số thuế và xuất trình đầy đủ khi cơ quan thuế thực hiện công tác thanh, kiểm tra.

Nhưng do để thuận tiện cho việc tổng hợp số liệu để kê khai vào các chỉ tiêu 23, 24 và 25 trên tờ khai 01/GTGT nên kế toán thường dùng bảng kê trên Excel để kê khai, tổng hợp các hóa đơn đầu ra, đầu vào phát sinh trong kỳ

Ưu điểm: làm 1 lần có 3 tác dụng: + Có số liệu kê khai lên tờ khai thuế GTGT trên phần mềm hỗ trợ kê khai + Có căn cứ để kiểm tra, đối chiếu với sổ sách kế toán + Có tài liệu để giải trình với CQT về các số liệu mà doanh nghiệp đã kê khai lên tờ khai thuế GTGT khi có yêu cầu

(Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào Mẫu 01-2/GTGT này nếu doanh nghiệp lập thì chỉ cần lưu tại nội bộ, không phải gửi về cơ quan thuế)

Cách kê khai các hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào lên bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu 01-2/GTGT như sau:

1. Căn cứ kê khai: Theo quy định tại điều 15 của thông tư 2019/2013/TT-BTC đã được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC về điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào thì:

Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

2. Cách kê khai từng cột trong bảng kê: - Cột (2): Ghi số hoá đơn (Ví dụ: 00000300) - Cột (3): Ghi ngày, tháng, năm trên hoá đơn - Cột (4): Ghi tên công ty bán hàng. - Cột (5): Ghi MST công ty bán hàng. - Cột (6) - "Giá trị HH-DV mua vào": Kê khai giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào chưa có thuế GTGT (Lấy tại dòng cộng tiền hàng trên hóa đơn)

Trường hợp hoá đơn mua vào là loại hoá đơn, chứng từ đặc thù, giá mua đã bao gồm thuế GTGT thì căn cứ giá mua đã có thuế GTGT để tính ra doanh số mua chưa có thuế GTGT theo công thức:

Giá mua chưa có thuế GTGT \= Giá bán ghi trên hoá đơn 1 + thuế suất

\=> Tổng số tiền tại cột 6 này sẽ dùng để kê khai vào các chỉ tiêu 23 trên tờ khai 01/GTGT - Cột (7) "Tổng số Thuế GTGT đầu vào": Kê khai số thuế GTGT theo hoá đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế hoặc số thuế GTGT tính được đối với hoá đơn đặc thù. (Không/Chưa phân biệt số thuế GTGT đầu vào này có được khấu trừ thuế GTGT đầu vào hay không) (Lấy tại dòng tiền thuế GTGT trên hóa đơn) \=> Tổng số tiền tại cột 7 này sẽ dùng để kê khai vào các chỉ tiêu 24 trên tờ khai 01/GTGT

- Cột (8) "Số thuế GTGT đủ ĐK khấu trừ": kê khai số thuế GTGT đủ ĐK khấu trừ đáp ứng theo quy định của Luật thuế GTGT

\=> Tổng số tiền tại cột 8 này sẽ dùng để kê khai vào các chỉ tiêu 25 trên tờ khai 01/GTGT * Phân biệt cột 6 và cột 7 như sau: Ví dụ: Qúy 3/2023 Công ty Thiên Ưng có 1 hóa đơn GTGT đầu vào trị giá 30.000.000đ (chưa thuế 10%), thuế GTGT 10% là 3.000.000đ

+ Thanh toán CK: 22.000.0000đ + Thanh toán tiền mặt: 11.000.000đ

Xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ như sau: Đối với các hóa đơn có tổng thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên mà doanh nghiệp mua hàng thực hiện thanh toán bằng nhiều hình thức (vừa chuyển khoản vừa thanh toán bằng tiền mặt) thì: + Chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào phần thuế tương ứng với phần giá trị thanh toán bằng chuyển khoản + Còn phần thuế GTGT tương ứng với phần giá trị thanh toán bằng tiền mặt sẽ không được khấu trừ (vì thanh toán không đúng quy định) Do đó, số tiền thuế GTGT đầu vào là 3.000.000đ sẽ phải phân bổ để xác định số thuế GTGT được khấu trừ và số thuế GTGT không được khấu trừ Phân bổ như sau:

+ Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = Tổng số thuế GTGT đầu vào / Tổng thanh toán x Phần giá trị thanh toán bằng chuyển khoản = 3.000.000 / 33.000.000 x 22.000.000 = 2.000.0000đ + Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ = Tổng số thuế GTGT đầu vào / Tổng thanh toán x Phần giá trị thanh toán bằng tiền mặt = 3.000.000 / 33.000.000 x 11.000.000 = 1.000.0000đ

\=> Với hóa đơn này thì công ty Thiên Ưng sẽ kê khai như sau:

Cột 6 = 30.000.000 (Tổng giá trị hàng mua vào) (Chỉ tiêu [23]) Cột 7 = 3.000.000 (Tổng số thuế GTGT đầu vào) (Chỉ tiêu [24]) Cột 8 = 2.000.000 (Số thuế GTGT được khấu trừ) (Chỉ tiêu [25])

Chú ý: 1. Các hoá đơn chiết khấu thướng mại xuất riêng, các hoá đơn điều chỉnh giảm do viết sai, hóa đơn trả lại hàng, hóa đơn giảm giá thì thực hiện kê khai âm vào bảng kê 01-2/GTGT. - Bằng cách: Đặt dấu trừ (-) trước số tiền. VD: Ngày 01/09/2023, Công ty Thiên Ưng nhận được 1 hoá đơn điều chỉnh giảm giá trị hàng hóa và tiền thuế GTGT => Cách kê khai hóa đơn GTGT điều chỉnh giảm đó như sau:

- Cột (6): Đặt dầu trừ (-) trước số tiền: -15.000.000 - Cột (7): Đặt dầu trừ (-) trước số tiền: -1.500.000 - Cột (8): Đặt dầu trừ (-) trước số tiền: -1.500.000 - Cột (9): Ghi chú: Hóa đơn Điều chỉnh giảm

2. Các hoá đơn đầu vào là Hoá đơn bán hàng thông thường (Là hoá đơn mà DN bạn mua của các DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) thì: Không bắt buộc phải kê hóa đơn hóa đơn đầu vào là hóa đơn bán hàng lên tờ khai thuế GTGT

+ Kê khai cũng được, không kê khai cũng được => Không bị phạt + Nếu DN kê khai thì sẽ kê khai tổng số tiền trên hóa đơn bán hàng đó vào tại Chỉ tiêu 23 - Giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào trên Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT.

3. Các hoá đơn đầu vào là Hoá đơn hàng không chịu thuế GTGT: không phải kê khai Theo công văn số 4943/TCT-CS ngày 10 tháng 11 năm 2014 về Thuế GTGT

4. Cách kê khai hóa đơn đầu vào được giảm thuế GTGT 8% Theo quy định tại điểm a, khoản 3 điều 1 của Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 101/2023/QH15 thì:

Căn cứ hóa đơn giá trị gia tăng, cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.

\=> Bên mua sẽ căn cứ hóa đơn đầu vào được giảm thuế để kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn GTGT lên bảng kê mua vào hoặc kê khai trực tiếp lên tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT tại các chỉ tiêu 23, 24, 25

(Không kê khai hóa đơn đầu vào được giảm thuế GTGT lên Phụ lục PL 101/2023/QH15)

Phụ lục giảm thuế PL 101/2023/QH15 chỉ để kê khai hóa đơn đầu ra được giảm thuế thôi, ko kê khai hóa đơn đầu vào được giảm thuế vào đây

5. Cách kê khai hóa đơn đầu vào có nhiều thuế suất: Số liệu để kê khai được lấy tại các cột trên hóa đơn như sau: + Tổng số tiền tại cột “Trị giá chưa có thuế GTGT” => Đưa vào chỉ tiêu 23 – giá trị HH-DV chưa có thuế + Tổng số tiền tại cột “Tiền thuế GTGT” => Đưa vào chỉ tiêu 24 và chỉ tiêu 25 (nếu được khấu trừ)

--------

Chúc các bạn thành công!

--------------

Bạn muốn Tải mẫu bảng kê mua vào - bán ra file Excel, thì làm theo các bước sau nhé: Bước 1: Comment mail vào phần bình luận bên dưới Bước 2: Gửi yêu cầu vào mail: ketoanthienung@gmail.com (Tiêu đề ghi rõ Tài liệu muốn tải)

------------

Các bạn muốn học thực hành tính thuế - kê khai thuế, xử lý hóa đơn chứng từ, quyết toán thuế cuối năm... trực tiếp trên chứng từ thực tế, thì có thể tham gia:

Chủ đề