Bảng so sánh các hình thức giá trị thặng dư năm 2024

- Lợi nhuận là giá trị thặng dư khi được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước, là kết quả hoạt động của toàn bộ tư bản đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Công thức tính lợi nhuận: p = W – k

- Lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư, nó phản ánh sai lệch bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Cái khác nhau giữa m và p ở chỗ, khi nói m là hàm ý so sánh nó với v, còn khi nói p lại hàm ý so sánh với (c + v); p và m thường không bằng nhau, p có thể bằng, có thể cao hơn hoặc thấp hơn m, phụ thuộc vào giá cả bán hàng hoá do quan hệ cung cầu quy định. Nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội, tổng số lợi nhuận luôn ngang bằng tổng số giá trị thặng dư

  1. So sánh tỷ suất giá trị thặng dư với tỷ suất lợi nhuận

- Tỷ suất giá trị thặng dư (m’) là tỷ lệ phần trăm giữa sốlượng giá trị thặng dư (m) với tư bản khả biến (v).

- Tỷ suất lợi nhuận (p’) là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước

- So sánh

+ Về lượng, tỷ suất lợi nhuận luôn nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư (p’ < m’) + Về chất, tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với lao động làm thuê. Còn tỷ suất lợi nhuận chỉ nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản. Tỷ suất lợi nhuận chỉ cho các nhà đầu tư tư bản thấy đầu tư vào đâu thì có lợi hơn. Do đó, tỷ suất lợi nhuận là mục tiêu cạnh tranh và là động lực thúc đẩy sự hoạt động của các nhà tư bản - Khối lượng giá trị thặng dư: là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư với tư bản khả biến đã được sử dụng.

M = m’ x V

Ví dụ; m= 3$, m' =100% ta có M = 3x 100% = 3$ khối lượng giá trị thặng dư phản ánh quy mô bóc lột của tư bản đối với lao động.

2. Hai phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư

a) Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

- Là phương pháp kéo dài ngày lao động một cách tuyệt đối vượt quá thời gian lao động cần thiết trong điều kiện năng suất lao động không đổi, thời gian lao động cần thiết không đổi. Ví dụ: Ngày lao động là 8 giờ, Thời gian lao động cần thiết là 4 giờ, Thời gian lao động thặng dư 4 giờ =>Ta có tỷ suất giá trị thặng dư = 100% Nếu ngày lao động được kéo dài ra 12 giờ, thời gian lao động cần thiết không đổi, ngày lao động sẽ được chia như sau: + Thời gian lao động cần thiết: 4 giờ + Thời gian lao động thặng dư: 8 giờ \=> Tỷ suất giá trị thặng dư: 200%

Nhân tố cố định Nhân tố biến đổi + Năng suất lao động không đổi + Thời gian lao động cần thiết không đổi + Ngày lao động được kéo dài ra (cường độ lao động tăng lên) + Thời gian lao động thặng dư tăng lên + Tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên + Làm kiệt quệ sức lao động của công nhân

- Phương pháp này được áp dụng trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, sản xuất chủ yếu bằng công cụ thủ công, năng suất lao động xã hội thấp. - Để có nhiều giá trị thặng dư, người mua hàng hoá sức lao động phải tìm mọi cách để kéo dài ngày lao động và tăng cường độ lao động. Tuy nhiên, phương pháp này gặp phải giới hạn + Thời gian lao động cần thiết ≤ Ngày lao động ≤ 24 giờ. + Phong trào đấu tranh của công nhân đòi rút ngắn thời gian lao động. Vậy, giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động một cách tuyệt đối vượt quá thời gian lao động cần thiết. Khi sản xuất TBCN phát triển, năng suất lao động xã hội tăng, các nhà tư bản chuyển sang phương thức bóc lột dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động. Đó là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối.

b) Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối

- Là phương pháp rút ngắn thời gian lao động cần thiết trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi, nhờ đó kéo dài một cách tương ứng thời gian lao động thặng dư. Ví dụ: Ngày lao động 8 giờ + Thời gian lao động cần thiết: 4 giờ + Thời gian lao động thặng dư: 4 giờ \=> Tỷ suất giá trị thặng dư m'= 100% Nếu năng suất lao động tăng lên gấp đôi, ngày lao động 8 giờ + Thời gian lao động cần thiết: 2 giờ + Thời gian lao động thặng dư: 6 giờ \=> Tỷ suất giá trị thặng dư là m'= 300%

Nhân tố cố định Nhân tố biến đổi + Ngày lao động không đổi + Cường độ lao động không đổi +Năng suất lao động tăng lên + Thời gian lao động cần thiết giảm xuống +Thời gian lao động thặng dư tăng lên. + Tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên. + Sức lao động được giảm nhẹ.

Vậy, Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động cần thiết trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi. Muốn rút ngắn thời gian lao động cần thiết phải giảm giá trị sức lao động. Muốn hạ thấp giá trị sức lao động phải giảm giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết của công nhân. Muốn vậy phải tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra những tư liệu tiêu dùng hay tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt đó.