Báo cáo đánh giá chủ quan khách quan năm 2024

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới, Phó Trưởng đoàn thường trực Đoàn giám sát trình bày cho biết, mục đích của Kế hoạch nhằm đánh giá khách quan, toàn diện trách nhiệm của Chính phủ trong việc chỉ đạo, phân công các bộ, ngành, địa phương thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023; công tác xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm TTATGT; làm rõ kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân (khách quan, chủ quan) của tồn tại, hạn chế trong tổ chức thực hiện và sự phối hợp thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm TTATGT...

Đồng thời, làm rõ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị và ý thức chấp hành pháp luật của các cấp, các ngành thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm TTATGT. Rút ra bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm TTATGT.

Phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền khắc phục tồn tại, hạn chế; điều chỉnh, xử lý những vướng mắc trong quá trình thực hiện; đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác bảo đảm TTATGT giai đoạn tiếp theo.

Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động giám sát là thực hiện đúng quy định Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân… Chủ động trong tổ chức thực hiện, tránh chồng chéo; hoàn thành nhiệm vụ đúng tiến độ, hiệu quả và bảo đảm mục đích, yêu cầu đã đề ra trong kế hoạch giám sát. Thành viên Đoàn giám sát bám sát tiến độ, nội dung công việc đã quy định trong Kế hoạch chi tiết này để triển khai thực hiện. Tham khảo kết quả giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thực hiện; báo cáo tổng kết của Chính phủ về các lĩnh vực có liên quan trong hồ sơ dự án Luật Đường bộ và dự án Luật TTATGT đường bộ; báo cáo của các cơ quan có liên quan đến lĩnh vực TTATGT.

Nội dung giám sát là: Việc cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm TTATGT và các hoạt động liên quan đến bảo đảm TTATGT. Việc ban hành và triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT; rà soát các quy định của pháp luật về bảo đảm TTATGT, trọng tâm là các văn bản dưới Luật của Chính phủ và các bộ, ngành; những kết quả đạt được, những hạn chế, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo đảm TTATGT.

Thực trạng công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, phối hợp và tổ chức thực hiện của Chính phủ, các bộ, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân về bảo đảm TTATGT; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về bảo đảm TTATGT; tình hình vi phạm, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về bảo đảm TTATGT; công tác phối hợp giữa các bộ, địa phương trong bảo đảm TTATGT; hoạt động hợp tác quốc tế về bảo đảm TTATGT; nguồn lực ngân sách bảo đảm TTATGT; trách nhiệm của các tập thể và cá nhân có liên quan.

Xem xét, đánh giá kết quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm TTATGT; tập trung làm rõ những hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân của hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc và đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm TTATGT trong thời gian tới.

Về phạm vi giám sát: Tiến hành giám sát đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm TTATGT trên phạm vi cả nước.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho hay, theo kế hoạch, dự kiến về thời gian: Đối với lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ, từ ngày 1/1/2009 đến hết ngày 31/12/202. Đối với lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường sắt, từ ngày 1/1/2019 đến hết ngày 31/12/2023. Đối với lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa, từ ngày 1/1/2015 đến hết ngày 31/12/2023. Đối với bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không dân dụng, từ ngày 1/1/2016 đến hết ngày 31/12/2023. Đối với lĩnh vực an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, từ ngày 1/1/2018 đến hết ngày 31/12/2023.

Đoàn giám sát đã chỉ đạo xây dựng dự thảo Đề cương báo cáo của Đoàn giám sát; Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bộ: Giao thông vận tải, Công an, Quốc phòng, Y tế, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan.

Khách quan và chủ quan là gì? Sự khác nhau giữa khách quan và chủ quan? Các ví dụ về khách quan và chủ quan. VnDoc mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời chi tiết, đầy đủ nhất.

Khách quan là gì? Chủ quan là gì?

Có thể nói tính chủ quan và tính khách quan khác nhau rất lớn, chúng ta có thể thấy được tính chủ quan được thể hiện khi nhìn nhận một vấn đề sự vật mang tính thiên vị, đánh giá theo chủ quan nhận xét cá nhân, hoặc không quyết đoán dẫn đến kết quả thiểu thực tế, kết quả thiên về sự yêu thích của bản thân người đánh giá. Nhưng để hiểu đúng khái niệm khách quan là gì, chủ quan là gì? Tính chất khác nhau của tính khách quan trong cuộc sống, so sánh sự khác nhau giữa khách quan và chủ quan, hay những ưu điểm, lợi ích trong cuộc sống của tính khách quan là gì?... đều được VnDoc giải thích chi tiết và đầy đủ trong bài viết dưới đây. Đọc kỹ nội dung bài viết bạn sẽ thấy các câu hỏi nếu trên đều được lý giải theo nhiều chiều hướng giúp người đọc có cái nhìn đúng đắn nhất về những khái niệm theo nhiều khía cạnh khác nhau.

1. Khách quan là gì

Có rất nhiều nghĩa về cụm từ “khách quan” này từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều, từ thiếu đến đầy đủ. Và mình sẽ tổng hợp hết những nghĩa của từ này ngay sau đây:

  • Khách quan là nhìn nhận sự vật, sự việc 1 cách thật tế và không thiên vị bất kỳ gì cả, như vậy sẽ không ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng của bạn hoặc một ai đó và sẽ cho ra 1 quyết định thật sáng suốt.
  • Khách quan là những sự vật, sự việc diễn ra ngoài ý muốn của bạn.
  • Khách quan là sự vận động và phát triển của mọi sự vật/hiện tượng không phụ thuộc con người. Nhận thức phải tôn trọng đến thực tế, nếu không tôn trọng thực tế thì khách quan sẽ mất đi.
  • Khách quan là cụm từ đòi hỏi việc nhận thức của con người phải dựa vào thực tế khách quan (tức là luôn tôn trọng sự thật không thể nhận định sai sự thật).

2. Chủ quan là gì?

Cũng giống như khách quan, thì chủ quan cũng có rất nhiều nghĩa. Cùng xem những tổng hợp về chủ quan của mình nhé:

  • Chủ quan là cụm từ dùng để chỉ một cử chỉ hành động nào đó của con người khi làm một việc nào đó mặc dù biết trước kết quả nhưng vẫn làm sơ sài không chuyên tâm.
  • Chủ quan là những việc, sự việc, sự vật thay đổi nằm trong tầm kiểm soát của bạn. (đối nghịch với chủ quan).
  • Chủ quan là cách nhìn nhận sự vật theo ý nghĩ của chính bản thân bạn và bạn cho là đúng thì điều đó sẽ đúng.
  • Chủ quan là cách nhìn nhận, hành động thể hiện ý chí, quan điểm cá nhân của bạn về một việc, sự việc, sự vật.
  • Chủ quan có nghĩa là chủ tức là bản thân, quan tức là cách nhìn. Gộp lại thì Chủ quan tức là cách nhìn nhận của bản thân bạn một cách phiếm diện, nhìn sự vật/sự việc một cách đơn giản hóa và không trở tay kịp khi có tình huống bất ngờ xảy ra.

3. Một vài ví dụ về tính khách quan

Tính khách quan có khá nhiều ý nghĩa và được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, để có cái nhìn tổng quan nhất về tính khách quan chúng ta cũng đi tìm hiểu một số ví dụ sau đây.

Ví dụ 1: Hai người đang tranh cãi về một vấn đề trong quá trình giải quyết một bài toán. Ai cũng có ý kiến của riềng mình, cũng có những cách làm và hướng đi riêng, và đặc biệt cả hai người này đều cho rằng phương pháp của mình là hoàn hảo nhất. Phương pháp của mình là đúng nhất và hay nhất. Nếu là người trong cuộc sẽ không đánh giá được ai hơn trong cuộc tranh cãi này, chính vì vậy mà bạn là người ngoài cuộc bạn cần được ra những nhận xét, đánh giá hai phương pháp kia một cách khách quan nhất, và điều quan trọng là bạn không được thiên vị cho ai, thì ý kiến nhận xét của bạn đưa ra mang tính khách quan.

Ý nghĩa: Qua ví dụ này chúng ta thấy được tính khách quan là một sự nhìn nhận sự việc, sự vật, nhận xét nhân vật không có sự thiên vị về bất kỳ ai, như vậy những lời nhận xét đó sẽ không ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng của bạn hoặc một ai đó và tính sáng suốt này sẽ cho ra một quyết định thật sáng suốt.

Ví dụ 2: Bạn đưa ra một hướng giải pháp cho một vấn đề ngoài khả năng của bạn, ví dụ như việc bạn đưa ra giải pháp để xử lý một vấn đề ô nhiễm môi trường những vấn đề này thật sự là vấn đề nằm ngoài khả năng của một người thì đó là một sự thật khách quan.

Ý nghĩa: Khách quan là những sự vật, sự việc diễn ra ngoài ý muốn của bạn hay ngoài tầm kiểm soát của bạn thì đây cũng được gọi là tính khách quan trong việc đưa ra ý kiến cá nhân của mình.

Ví dụ 3: Một ví dụ mang tính chất so sánh giữa khả năng của con người với những khả năng khác, ví dụ như có những người có khả năng đặc biệt là bay này, chạy … nhưng những khả năng này nó chỉ hơn những người bình thường một chút, chứ không thể con người có thể bay như chim, hay chạy nhanh như người máy, hay đánh giá đúng với thực tế hiện tại thì còn được gọi là nhận định khách quan.

Tính khách quan là sự vận động và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng không phụ thuộc con người. Nhận thức phải tôn trọng đến thực tế, nếu không tôn trọng thực tế thì khách quan sẽ mất đi.

Ví dụ 4: Có nhiều sự thật hiển nhiên là con người không phải là siêu nhân như người nhện, thần tiên được. Vì khoa học đã chứng minh những điều đó không tồn tại trên thế giới này.

Khách quan là cụm từ đòi hỏi việc nhận thức của con người phải dựa vào thực tế khách quan (tức là luôn tôn trọng sự thật không thể nhận định sai sự thật).

Tóm lại: Dưới đây là những tóm tắt đơn giản nhất về tính khách quan, phân tích cho các bạn hiểu rõ hơn về cụm từ “Tính khách quan”

Tính khách quan được hiểu là khi nhìn nhận một sự vật, sự việc 1 cách thực tế và không thiên vị với bất kỳ ai, như vậy sẽ không ảnh hưởng đến quyết định của một ai đó hoặc của chính bản thân bạn và sẽ cho ra một quyết định thật sáng suốt.

Tính khách quan là những sự việc, sự vật, hiện tượng diễn ra ngoài ý muốn của bạn và bạn không thể thay đổi được.

Khách quan là sự vận động và phát triển của mọi hiện tượng không phụ thuộc con người. Mọi sự vật hiện tượng xảy ra theo quy luật có sẵn, không chịu sự tác động hay nhận xét của một ai. Nhận thức phải tôn trọng đến thực tế, nếu không tôn trọng thực tế thì khách quan sẽ mất đi.

Tính khách quan là cụm từ đòi hỏi việc nhận thức của con người, của những người đưa ra lời nhận xét phải thực tế, mang tính khách quan và luôn tôn tại trong những sự thật hiện tượng không thể nhận định sai sự thật, hay nhận xét mang tính cá nhân được.

4. Sự khác nhau giữa khách quan và chủ quan

Có thể nói tính chủ quan và tính khách quan khác nhau rất lớn, chúng ta có thể thấy được tính chủ quan được thể hiện khi nhìn nhận một vấn đề sự vật mang tính thiên vị, đánh giá theo chủ quan nhận xét cá nhân, hoặc không quyết đoán dẫn đến kết quả thiểu thực tế, kết quả thiên về sự yêu thích của bản thân người đánh giá. Dưới đây là một số ý nghĩa của chủ quan, nội dung sau sẽ giới thiệu cho bạn biết để bạn có được sự so sánh giữa hai yếu tố.

Ý nghĩa đầu tiên chúng ta đi phân tích chủ tức là bản thân, quan tức là cánh nhìn, hiểu theo một cách đơn giản chính của tính chủ quan đó chính là một cách nhìn phiến diện của một người, lấy quan điểm cá nhân để đánh giá sự vật sự việc thì được gọi là tính chủ quan.

Ví dụ 1: Tính chủ quan được thể hiện khi bạn tham gia điều khiển vào phương tiện giao thông vận tải, bạn nghĩ rằng tốc độ mình chạy là bình thường không có vấn đề gì, nhưng so với quy định chung thì tốc độ đó đang vượt quá tốc độ cho phép, đến khi gặp sự cố bạn sẽ không xử lý kịp và hậu quả khôn lường sẽ đến.

Ý nghĩa tiếp theo của tính chủ quan là dùng để chỉ một hành động nào đó của con người khi làm một việc nào đó mặc dù, khi bắt đầu chúng ta đều biết đến kết quả trước nhưng vấn làm việc sơ sài không chuyên tâm.

Ví dụ: Việc leo một đỉnh núi cao hiểm trở và khuyên bạn không nên thử sức. Nhưng bạn lại quá tự tin vào sức của mình, bạn nghĩ mình có thể chinh phục được đỉnh núi ấy, bạn tin vào khả năng của mình. Nhưng đó chính là suy nghĩ của bản thân bạn cho là đúng mà không quan tâm đến những sự góp ý của những người khác.

So sánh khách quan và chủ quan có gì khác biệt?

Có thể thấy khi nhắc đến tính khách quan thì người ta sẽ nghĩ ngay đến cụm từ trái nghĩa của nó chính là tính chủ quan. Vậy sự khác nhau giữa khách quan và chủ quan nằm ở đâu?

Những sự khác biệt rất lớn ví dụ về khách quan và chủ quan dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ điều đó hơn.

Ví dụ: Bạn là ban giám khảo cho một cuộc thi biểu diễn nghệ thuật trong nhà trường. Trong tất cả các tiết mục diễn chung kết có cả tiết mục của lớp bạn tham gia. Nếu bạn là một người có tính khách quan, “công tư phân minh” bạn sẽ không vì là thành viên trong lớp mà chấm cho lớn mình điểm cao, rộng tay hơn các tiết mục khác.

Còn trong trường hợp đó, bạn là người có tính chủ quan cao, thì bạn sẽ luôn thấy tiết mục các lớp khác đều không bằng lớp bạn. Hoặc giả như lớp bạn có vướng phải một số sai sót thì bạn cũng “nhắm mắt” cho qua. Nhưng với lớp khách mắc lỗi tương tự thì bạn sẽ trừ điểm rất nặng.”

Từ ví dụ trên bạn đã hiểu hơn sự khác nhau về bản chất của khách quan và chủ quan là như thế nào chưa? Có thể dễ hiểu hơn bạn đặt mình là một chủ thể trong thế giới này, bạn có một cái tôi độc lập.

Khi bạn nhìn nhận và xử lý tất cả mọi vấn đề dựa trên “cái tôi” của mình, không quan tâm đến những ý kiến khác thì đó là chủ quan. Và ngược lại, bạn bỏ “cái tôi” của mình đi, lắng nghe ý kiến khác, chọn lọc, giải quyết vấn đề theo sự gợi ý của những người khác đó gọi là khách quan.

5. Các tính chất của tính khách quan

Tính khách quan dễ dàng nhận thấy nhất đó chính là độc lập, phát triển, tương đối và phong phú. Tính khách quan có tính độc lập vì nó không chịu sự tác động của bất cứ điều gì. Mọi sự vật, hiện tượng phát triển đều là khách quan.

Tuy nhiên một điều đặc biệt là tính khách quan chỉ mang tính chất tương đối vì tình khách quan nó cũng đánh giá trên một quan điểm của một người nào đó khi nhìn nhận một hiện tượng sự vật. Sự khách quan này cũng không phải dựa trên thước đo, vậy nên sự chính xác đến từng centimet của một sự vật, vậy nên tính khách quan cũng mang tính tương đối nhiều khi những nhận xét khách quan cũng chưa hẳn đã chính xác.

Tính khách quan của sự vật, thiên nhiên, hiện tượng, luôn phát triển không ngừng và chúng ta cũng như bất cứ điều gì cũng không thể tác động được đến nó, tùy vào sự nhìn nhận, đánh giá khác nhau của mỗi người khi đưa ra quan điểm của mình về hiện tượng sự vật sẽ có những sự khách quan khác nhau chứ không hề giống nhau vì vậy nó cực kỳ đa dạng và phong phú. Nhưng đều phải dựa trên những hiện tượng sự vật có thật diễn ra.

Từ những tính khách quan trên chúng ta hiểu được tính khách quan để từ đó có được những nhìn nhận đánh giá đúng với những suy nghĩ của bản thân.

6. Tác dụng của tính khách quan trong cuộc sống

Tính khách quan trong cuộc sống hàng ngày nó có tác dụng quan trọng ảnh hưởng đến mọi sự vật hiện tượng.Như chúng ta đã biết sự vật hiện tượng trong cuộc sống vừa có ưu điểm vừa có nhược điểm. Tính khách quan giúp con người, những người đưa ra đánh giá được sự vật, hiện tượng, sự việc, nhìn nhận được mọi việc xung quanh một cách tổng thể, trung thực và đúng với quy luật. chúng giúp cho cuộc sống được thoải mái, dễ dàng hơn, không bị ràng buộc bởi những suy nghĩ, đánh giá của người khác.

Khi bạn nhận xét một sự vật hiện tượng có tính khách quan thì nhìn chúng quan điểm của của người nhận xét sẽ tổng quan hơn, mang tính khách quan của hiện tượng và sự vật và giúp người nghe nhận thức đúng hơn về sự vật hiện tượng mà bớt ảo tưởng về mọi việc.

Tuy nhiên cuộc sống có muôn vàn sắc thái và biểu hiện hoàn cảnh khác nhau, vậy nên tính khách quan quá cũng khiến cho tình cảm. mối quan hệ giữa người với người không được gắn bó và thân thiết với nhau, tạo nên những khoảng cách về tình cảm, đôi khi tính khách quan còn làm người khác bị tổn thương, tạo nên những mối quan hệ giữa người với người không được gắn bó và thân thiết nữa. Mọi thứ trở nên rạng ròi hơn rất nhiều.

7. Sự xác minh của thông tin

Thông tin đưa ra từ phía chủ quan thường chưa được xác minh, thiên về trải nghiệm mang tính cá nhân. Trong khi đó thông tin được đưa ra từ phía khách quan đã được xác minh dựa trên sách vở, thời gian hoặc ý kiến từ các chuyên gia.

Cũng chính vì vậy mà hoàn cảnh sử dụng của khách quan và chủ quan cũng khác nhau. Yếu tố khách quan được sử dụng trong các tài liệu như sách giáo khoa, bách khoa toàn thư hay các công trình nghiên cứu khoa học – những nơi mà sự thật cần được tôn trọng và giữ gìn.

Trong khi đó, những ý kiến mang tính chủ quan thường được sử dụng trong trò chuyện thường ngày, những bài đăng trên mạng xã hội, những sách truyện hay thơ mang nặng bản ngã của người viết,…

8. Câu hỏi thường gặp

8.1. Chủ quan và khách quan khác nhau như thế nào?

So sánhChủ quanKhách quanÝ nghĩaMang ý nghĩa về một thứ không bao quát toàn bộ sự việc rõ ràng hoặc chỉ là quan điểm, ý kiến của chủ thểNhững nhận định, đánh giá trung lập đã được công nhận là đúng. Không có sự thiên vị mà hoàn toàn có tính công bằng.Cơ sở nhận địnhDựa vào những kinh nghiệm đã có, đánh giá của bản thân. Hoặc cảm giác, niềm tin, ý kiến của bản thânDựa trên những kết quả thu thập được từ thực tế. Đánh giá qua một quá trình nghiên cứu bài bản.Yếu tố xác minhChưa trải qua quá trình xác minhĐã trải qua quá trình xác minhCách thức đánh giáChưa hoàn toàn có tính chính xácTỷ lệ chính xác rất caoSử dụngTrò chuyện, comment trên mạng xã hội, viết blog,…Dùng trong sách giáo khoa, tài liệu bách khoa toàn thư, các nghiên cứu khoa học…

8.2. Làm thế nào để trở nên khách quan hơn?

  • Quyết định bắt đầu
  • Phân tích liên tục các quá trình suy nghĩ của bạn
  • Học cách xác định và tách biệt các xung lực lý luận chủ quan của bạn
  • Tạo khoảng cách và sự trì hoãn giữa các ý tưởng chủ quan của bạn trước khi đưa ra quyết định
  • Phân tích tính chủ quan của riêng bạn
  • Thực hiện cân nhắc và / hoặc nghiên cứu cần thiết
  • Nghiêm túc kiểm tra kết luận của bạn bằng cách tưởng tượng các kết quả khác nhau

Tham khảo thêm các tài liệu khác:

  • Đặc khu kinh tế là gì?
  • Việt vị là gì?

Trên đây là bài viết so sánh về khách quan và chủ quan. Mong rằng sau bài viết này các độc giả của VnDoc sẽ hiểu rõ hơn về 2 cụm từ này. Ngoài ra còn rất nhiều chủ đề Hỏi đáp thắc mắc cực hay và bổ ích khác trên VnDoc, mời các bạn tham khảo thêm.