Bảo hiểm tiền gửi là gì tại nhtm

Để xử lý, cần nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó việc nâng cao năng lực giám sát rủi ro và bảo vệ người tiêu dùng tài chính của các cơ quan chức năng như tổ chức bảo hiểm tiền gửi là rất quan trọng.

Bảo vệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính về cơ bản là bảo vệ các quyền chính đáng và hợp pháp của người tiêu dùng tài chính. Ở Việt Nam, quyền của người tiêu dùng được xác lập và quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 vẫn chưa có các quy định tách riêng cho người tiêu dùng tài chính.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức tài chính được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện chính sách bảo vệ người gửi tiền tại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Thời gian qua, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã tích cực tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuy nhiên cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao hiểu biết của người gửi tiền trong thời gian tới. Việc xây dựng và thực thi chiến lược truyền thông bài bản là vấn đề cần được ưu tiên.

Điều 18 Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) quy định: “Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia BHTG dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, trừ các loại tiền gửi quy định tại Điều 19 của Luật này”.

Vậy tất cả các loại tiền gửi cá nhân phù hợp với quy định nêu trên đều là tiền gửi được bảo hiểm.

Tiền gửi không được bảo hiểm

Điều 19 Luật BHTG, Khoản 2 Điều 4 Nghị định 68/2013/NĐ-CP quy định:

- Tiền gửi tại tổ chức tín dụng (TCTD) của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính TCTD đó.

- Tiền gửi tại TCTD của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) của chính TCTD đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.

- Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia BHTG phát hành”.

Ngoài ra, tiền gửi không phải bằng Đồng Việt Nam, tiền gửi tiết kiệm bắt buộc theo quy định của tổ chức TCVM, tiền gửi không phải của cá nhân thì không được bảo hiểm.

Bảo hiểm tiền gửi là một dịch vụ bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền. Theo đó, các khoản tiền của khách hàng được bảo đảm và bồi thường trong trường hợp ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng bị phá sản, không thể trả tiền gửi.

Bảo hiểm tiền gửi giúp tăng tính an toàn và tin cậy của các khoản tiền gửi. Nhờ đó, khách hàng cảm thấy an tâm hơn khi gửi tiền tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

Bảo hiểm thương mại là gì?

Bảo hiểm thương mại là loại hình bảo hiểm được tạo ra bởi các doanh nghiệp bảo hiểm thông qua hợp đồng bảo hiểm. Người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm đóng các khoản tiền gọi là phí bảo hiểm để duy trì hợp đồng và được công ty bảo hiểm có nghĩa vụ bồi thường khi xảy ra sự kiện như trong hợp đồng bảo hiểm.

Bảo hiểm tiền gửi và bảo hiểm thương mại. (Ảnh minh họa)

Khác biệt giữa bảo hiểm tiền gửi và bảo hiểm thương mại

Tại Việt Nam, hoạt động bảo hiểm tiền gửi có sự khác biệt với bảo hiểm thương mại.

Về tình chất hoạt động

Nếu như bảo hiểm tiền gửi hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận thì bảo hiểm thương mại kinh doanh với mục đích sinh lợi.

Về cơ chế bảo hiểm

Thông thường, các tổ chức tín dụng có nhận tiền gửi phải tham gia bảo hiểm tiền gửi theo cơ chế bắt buộc được pháp luật quy định. Trong khi đó, với bảo hiểm thương mại là cơ chế tự nguyện, theo thỏa thuận.

Về hợp đồng bảo hiểm

Giữa tổ chức bảo hiểm tiền gửi và tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không ký kết hợp đồng bảo hiểm. Ở bảo hiểm thương mại, tổ chức bảo hiểm ký kết hợp đồng bảo hiểm với tổ chức, cá nhân có nhu cầu được bảo hiểm.

Về đối tượng được bảo hiểm

Với bảo hiểm tiền gửi, đối tượng được bảo hiểm xác đụng theo quy định của pháp luật. Còn ở bảo hiểm thương mại, đối tượng được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Đối tượng nộp phí

Với bảo hiểm tiền gửi, đối tượng nộp phí là tổ chức tín dụng nhận tiền gửi. Với bảo hiểm thương mại, đối tượng nộp phí là tổ chức, cá nhân ký hợp đồng với đơn vị bảo hiểm.

Người được thụ hưởng tiền bảo hiểm

Với bảo hiểm tiền gửi, người được thụ hưởng tiền bảo hiểm là người gửi tiền. Còn với bảo hiểm thương mại, người được thụ hưởng tiền bảo hiểm là người được chỉ định theo hợp đồng.

Nội dung bảo hiểm

Ở bảo hiểm tiền gửi, đó là sự bắt buộc theo những quy định của pháp luật còn ở bảo hiểm thương mại có thể do sự lựa chọn của chủ thể về nội dung tham gia bảo hiểm.

Chủ đề