Bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây dựng là gì

Bảo lãnh hợp đồng xây dựng là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh để bảo đảm việc thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của bên được bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng bị phạt hoặc phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện thay.

Bản chất bảo lãnh hợp đồng xây dựng

Bản chất của bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây dựng là việc bên nhận thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian thực hiện hợp đồng; khuyến khích áp dụng hình thức bảo lãnh.

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây dựng là gì
Ảnh minh họa.

Các trường hợp bảo lãnh hợp đồng

Việc bảo lãnh hợp đồng xây dựng được áp dụng với nhà thầu được lựa chọn. Tùy nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện hay cung cấp dịch vụ tư vấn. Cụ thể:

  • Những hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện không bắt buộc bảo đảm thực hiện hợp đồng
  • Trường hợp bên nhận thầu là nhà thầu liên danh thì từng thành viên phải nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho bên giao thầu. Mức bảo đảm tương ứng với phầ giá trị hợp đồng mà mỗi thành viên thực hiện. Nếu liên danh có thỏa thuận nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng thì nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo đảm cho bên giao thầu, từng thành viên nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho nhà thầu đứng đầu liên danh tương ứng với giá trị hợp đồng do mình thực hiện.

Những lưu ý khi bảo lãnh hợp đồng xây dựng

Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng, phương thức bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây dựng phải được quy định trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu. Mức bảo đảm thực hiện hợp đồng được xác định trong khoảng từ 2% đến 10% giá hợp đồng xây dựng; trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận.

Bên nhận thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực và các trường hợp vi phạm khác được quy định trong hợp đồng.

Bên giao thầu phải hoàn trả cho bên nhận thầu bảo lãnh hợp đồng xây dựng sau khi bên nhận thầu đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc đã chuyển sang nghĩa vụ bảo hành và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm bảo hành đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng và cung cấp thiết bị.

Vấn đề bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây dựng khi tiến độ thi công gia hạn

Theo khoản 4, Điều 16 về bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng và bảo lãnh tạm ứng hợp đồng thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu. Do đó, đối với việc gia hạn hợp đồng, nhà thầu và chủ đầu tư cần thống nhất và ký kết phụ lục hợp đồng trong đó quy định rõ các điều khoản liên quan đến việc gia hạn hợp đồng bao gồm cả quy định về tỷ lệ giá trị của bảo lãnh thực hợp đồng xây dựng được hai bên tham gia hợp đồng ký kết.

Về việc bảo lãnh tạm ứng hợp đồng xây dựng

Tạm ứng hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước không lãi suất cho bên nhận thầu để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng.

Việc tạm ứng hợp đồng chỉ được thực hiện sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực, riêng đối với hợp đồng thi công xây dựng thì phải có cả kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh hợp đồng xây dựng về tiền tạm ứng (nếu có) tương ứng với giá trị của từng loại tiền mà các bên đã thỏa thuận.

Mức tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng phải được các bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng. Mức tạm ứng và số lần tạm ứng hợp đồng xây dựng phải được ghi cụ thể trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc trong dự thảo hợp đồng xây dựng gửi cho bên nhận thầu để bên nhận thầu làm cơ sở tính toán giá dự thầu, giá đề xuất.

Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng: Đối với hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng, trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị và loại tiền tương đương khoản tiền tạm ứng hợp đồng. Không bắt buộc phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đối với các hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng và các hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện bao gồm cả hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu.

Trên đây là những thông tin về bảo lãnh hơp đồng xây dựng mà Vinapad đã gửi tới anh/chị.

Cảm ơn anh/chị đã quan tâm bài viết!

Xem thêm:Tìm hiểu về hợp đồng xây dựng thi công công trình có gì đặc biệt!

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VINAPAD

Factory:Mặt đường KCN Bình Phú, Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội

VP:Thôn Yên Lạc 1, Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội

Website:https://vinapad.com

Email:

Phone:091.468.2106

Rate this post

Mục lục bài viết

  • 1.Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì?
  • 2.Phạm vi bảo lãnh thực hiện hợp đồng
  • 3.Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia bảo lãnh thực hiện hợp đồng
  • 4.Mức phí bảo lãnh thực hiện hợp đồng
  • 5. Rủi ro khi bảo lãnh hợp đồng

1.Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì?

Khoản 1 Điều 335Bộ Luật dân sự 2015quy định:

Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”

Có thể hiểu rằng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh để bảo đảm việc thực hiện đúng, đủ các nghĩa vụ của bên được bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh.

2.Phạm vi bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Theo quy định tại điều 336 Bộ Luật dân sự 2015, xác định là giới hạn về nghĩa vụ ràng buộc giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh trên cơ sở cam kết của bên bảo lãnh và sự chấp nhận cam kết của bên nhận cho bên được bảo lãnh. Theo đó, giới hạn nghĩa vụ bên bảo lãnh phải thực hiện đối với bên nhận có thể là một phần hoặc toàn bộ.

Khi bảo lãnh thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận gì khác thì người bảo lãnh phải bảo lãnh cả tiền lãi trên nợ gốc trong phạm vi bảo lãnh đồng thời phải bảo lãnh cả tiền phạt cũng như tiền bồi thường thiệt, lãi trên số tiền chậm trả.

  • Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.
  • Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
  • Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.

Trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Bên được bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện đúng nghĩa vụ đã phát sinh theo thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Nếu trong thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ hoặc gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm dân sự. Trường hợp này nếu các bên thỏa thuận phạm vi bảo lãnh là toàn bộ nghĩa vụ thì nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm nghĩa vụ chính, tiền lãi, tiền phạt, nghĩa vụ bồi thườngthiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3.Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia bảo lãnh thực hiện hợp đồng

>> Xem thêm: Quy định pháp luật về tạm ứng hợp đồng xây dựng và bảo lãnh tạm ứng hợp đồng xây dựng

Các chủ thể chính trong quan hệ bảo lãnh thực hiện hợp đồng gồm: Bên bảo lãnh, Bên được bảo lãnh và Bên nhận bảo lãnh.

Quyền lợi Nghĩa vụ
Bên bảo lãnh
  • Được bên được bảo lãnh hoàn trả các nghĩa vụ tài chính mà bên bảo lãnh đã thực hiện thay.
  • Được thanh toán các khoản thù lao do các bên đã thỏa thuận.
  • Thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, đủ;
  • Thực hiện nghĩa vụ khi có yêu cầu của bên nhận bảo lãnh; liên đới thực hiện bảo lãnh trong trường hợp nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ.
Bên được bảo lãnh
  • Chi trả các khoản thù lao như đã cam kết với bên bảo lãnh;
  • Hoàn trả đầy đủ các phần nghĩa vụ mà bên bảo lãnh đã thực hiện thay cho bên được bảo lãnh.
  • Thực hiện đúng, đầy đủ về các nghĩa vụ như đã cam kết trong hợp đồng với bên nhận bảo lãnh.
Bên nhận bảo lãnh
  • Yêu cầu bên bảo lãnh bồi thường thiệt hại do vi phạm về nghĩa vụ bảo lãnh.
  • Miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo các trường hợp được quy định tại Điều 341 Bộ Luật dân sự 2015.
  • Yêu cầu người đại diện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp nhiều người cùng bảo lãnh cho một người.

4.Mức phí bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Điều 18 Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định về mức phí bảo lãnh thực hiện hợp đồng như sau:

  • Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận mức phí bảo lãnh đối với khách hàng. Trong trường hợp bảo lãnh đối ứng hoặc xác nhận bảo lãnh, mức phí bảo lãnh do các bên thỏa thuận trên cơ sở mức phí bảo lãnh được bên được bảo lãnh chấp thuận.
  • Trường hợp thực hiện đồng bảo lãnh, trên cơ sở thỏa thuận về tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh và mức phí thu được của bên được bảo lãnh, các bên tham gia đồng bảo lãnh thỏa thuận mức phí bảo lãnh cho mỗi bên đồng bảo lãnh.
  • Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh cho một nghĩa vụ liên đới thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận với từng khách hàng về mức phí phải trả trên cơ sở nghĩa vụ liên đới tương ứng của mỗi khách hàng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp đồng tiền bảo lãnh là ngoại tệ, các bên thỏa thuận thu phí bảo lãnh bằng ngoại tệ hoặc quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bán của bên bảo lãnh tại thời điểm thu phí hoặc tại thời điểm thông báo thu phí.
  • Các bên có thể thỏa thuận điều chỉnh mức phí bảo lãnh.

5. Rủi ro khi bảo lãnh hợp đồng

Trên thực tế, biện pháp bảo lãnh nêu trên vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Thứ nhất, rủi ro đến từ điều kiện thanh toán của bảo lãnh không khả thi. Như trường hợp nêu trên, chứng thư bảo lãnh yêu cầu bên nhận bảo lãnh phải gửi hồ sơ chứng minh bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ. Điều khoản như trên thường dẫn tới bế tắc cho cả 3 bên: ngân hàng, khách hàng bên thụ hưởng bảo lãnh và khách hàng bên được bảo lãnh. Ngay cả khi bên thụ hưởng bảo lãnh cung cấp hồ sơ đầy đủ và yêu cầu thanh toán bảo lãnh, thì bên được bảo lãnh cũng cho rằng, họ chưa vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Trong khi đó, cơ quan duy nhất có thể đưa ra phán quyết họ có vi phạm hay không là tòa án. Nếu chỉ dừng ở mức tranh chấp giữa 2 bên, ngân hàng không thể biết được có vi phạm hay không. Nếu không được khách hàng chấp nhận là đã vi phạm, thì ngân hàng không thể thực hiện thanh toán bảo lãnh, bởi sau đó ngân hàng sẽ không thể buộc khách hàng nhận nợ được. Như vậy, ngân hàng tự đưa mình vào thế “trở đi mắc núi, trở lại mắc sông”, thanh toán bảo lãnh thì không đòi nợ khách hàng được, mà không thanh toán bảo lãnh thì bên thụ hưởng sẽ đòi tiền và dễ dẫn đến tranh chấp, khiếu nại.

Do đó, các ngân hàng có kỹ năng nghiệp vụ tốt thường phát hành bảo lãnh vô điều kiện, tức là chỉ cần nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì ngân hàng lập tức thanh toán cho bên thụ hưởng. Sau đó, ngân hàng buộc khách hàng nhận nợ, nếu không trả được nợ thì xử lý tài sản. Nội dung này thường được ngân hàng đưa vào hợp đồng cấp bảo lãnh ký với khách hàng. Cách làm này vừa bảo đảm việc thông suốt trong quan hệ bảo lãnh, vừa tôn cao uy tín ngân hàng, vì việc thanh toán đúng hạn.

Rủi ro thứ hai mà ngân hàng và DN gặp phải là người ký phát không đúng thẩm quyền. Về nguyên tắc, pháp luật chỉ khống chế hai nội dung cơ bản liên quan đến thẩm quyền mà người tham gia giao dịch buộc phải biết. Một là, đại diện theo pháp luật được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là người có thẩm quyền ký kết tối cao. Mọi văn bản phát ra phải do người này ký hoặc do người này ủy quyền. Một hợp đồng do chủ tịch HĐQT ký vẫn có thể vô hiệu nếu như không được người đại diện theo pháp luật ủy quyền. Hai là, thẩm quyền tối cao về quyết định của CTCP là HĐQT. Luật Doanh nghiệp quy định, những hợp đồng giao dịch vượt quá 50% tổng tài sản đều phải được HĐQT thông qua. Người tham gia giao dịch chỉ cần biết 2 điều cơ bản này. Các vấn đề khác thuộc về phân quyền nội bộ trong DN thì người tham gia tham gia giao dịch không buộc phải biết.

Rủi ro người ký phát không đúng thẩm quyền thường rơi vào trường hợp người ký không phải là đại diện theo pháp luật, không được người đại diện ủy quyền, phân cấp hoặc giao dịch có giá trị quá lớn. Do đó, bên phát hành bảo lãnh có quyền viện dẫn pháp luật để từ chối bảo lãnh.

Việc ký kết không đúng thẩm quyền thường xuất phát từ dấu hiệu cố ý làm trái để thu lợi bất chính đối với cán bộ ngân hàng. Đây là vụ việc đang được cơ quan công an điều tra ở một ngân hàng nhà nước lớn, trong đó giám đốc chi nhánh đã ký kết nhiều hợp đồng bảo lãnh không thực hiện đúng quy trình, hồ sơ nghiệp vụ, có khả năng vượt quá thẩm quyền.

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin bảo lãnh, bảo lĩnh cho bị can, bị cáo được tại ngoại mới 2022

Rủi ro thứ ba là bảo lãnh bị làm giả chữ ký, con dấu giả mạo người có thẩm quyền của bên phát hành bảo lãnh. Ngân hàng cho vay và nhận bảo lãnh thanh toán từ ngân hàng, nhưng chữ ký, con dấu của ngân hàng bạn bị làm giả. Người ký không có thật, dấu chưa từng đóng. Cũng có trường hợp, chữ ký thật, con dấu thật, nhưng thực tế người ký và con dấu đóng tại thời điểm cá nhân đó không có thẩm quyền ký. Nguyên nhân của các trường hợp này đều do ngân hàng nhận bảo lãnh chủ quan, làm tắt quy trình, không xác nhận lại với ngân hàng bạn về chứng thư bảo lãnh được làm trước.

Có trường hợp ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng để thi công công trình xây dựng trên cơ sở nhận được bảo lãnh từ phía ngân hàng bạn. Khi khách hàng không trả nợ, ngân hàng cho vay yêu cầu thanh toán bảo lãnh thì nhận được trả lời từ chối thanh toán, vì đã hết thời hạn. Xem lại chứng thư bảo lãnh thì do câu chữ không chặt chẽ, dẫn đến mỗi bên hiểu một kiểu. Ngân hàng phát hành ghi bảo lãnh có hiệu lực trong 180 ngày kể từ ngày phát hành bảo lãnh. Ngân hàng thụ hưởng bảo lãnh lại hiểu 180 ngày làm việc, trừ ngày nghỉ, thứ Bảy, chủ Nhật… Bởi vậy, khi ngân hàng thụ hưởng bảo lãnh yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán, thì ngân hàng bảo lãnh cho rằng, đã hết hạn bảo lãnh.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ Tổng đài tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến:1900.6162 Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email Rất mong nhận được