Bao lâu thì cho bé uống nước

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không là băn khoăn của rất nhiều mẹ. Trẻ sơ sinh được tính từ giai đoạn 0 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi và được khuyến cáo nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Để trả lời câu hỏi có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không sẽ được chia thành 2 trường hợp đó là trường hợp:

- Có nên cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ uống nước?

Sữa mẹ chứa 80% là nước, đặc biệt là sữa đầu dòng. Do đó, đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn thì không cần cho uống nước. Nếu mẹ cảm thấy con mình khát thì có thể cho con bú sữa mẹ. Điều đó sẽ giải tỏa được cơn khát của bé và bảo vệ bé khỏi những nguy cơ nhiễm trùng.

Bé sơ sinh bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu không cần uống thêm nước (Ảnh minh họa)

- Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước sau khi uống sữa công thức?

Sữa công thức thường có nhiều muối hơn so với sữa mẹ, nên việc cho bé uống thêm một ít nước sẽ giúp cho bài tiết của bé trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, do quá trình trao đổi chất của các bé uống sữa công thức diễn ra chậm hơn nên thường bé sẽ khát hơn và có nhu cầu bổ sung thêm nước nhiều hơn so với các bé bú sữa mẹ.

Bé bú sữa mẹ bị táo bón, sốt hoặc nếu thời tiết quá nóng thì các mẹ có thể cho bé uống thêm vài thìa nhỏ nước đun sôi để nguội.

Bé sơ sinh bú bình chỉ bổ sung thêm nước theo chỉ dẫn của bác sĩ (Ảnh minh họa)

Lưu ý: Việc bổ sung thêm nước cho bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho con uống. Việc cho trẻ uống nước không theo chỉ dẫn của bác sĩ, cho trẻ uống thừa so với nhu cầu của bé có thể gây cản trở đến sự phát triển của trẻ.

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không cần uống nước. Mẹ có thể cho bé 6 tháng trở lên uống nước khi bé bắt đầu ăn dặm. Cho bé uống nước thời điểm này sẽ giúp bé ngừa táo bón, tăng cường trao đổi chất để hấp thụ nguồn dinh dưỡng từ thức ăn dặm.

Bé có thể uống thêm nước từ 6 tháng trở đi khi đã ăn dặm (Ảnh minh họa)

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không cần uống nước. Trong sữa mẹ đã có đủ lượng nước cần thiết cho bé. Nếu cho bé uống nước giai đoạn sơ sinh từ 0 - 6 tháng có thể ảnh hưởng bé:

- Làm ảnh hưởng quá trình hấp thụ sữa

Việc cho bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước sẽ làm giảm quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ sữa mẹ. Kích thước dạ dày của bé lúc này cũng nhỏ, nếu cho bé uống nước sẽ làm đầy dạ dày, bé bị no và không muốn bú sữa điều đó làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của bé.

- Trẻ sơ sinh uống nước làm tăng nguy cơ nhiễm trùng

Hệ miễn dịch của trẻ dưới 6 tháng còn rất non yếu. Trong nước dù có sạch đến đâu cũng vẫn có chứa vi khuẩn, cho bé uống nước dễ gây nên các hiện tượng nhiễm trùng, bé dễ bị tiêu chảy, suy dinh dưỡng…

- Bé nhiễm độc nước (hiếm gặp)

Bé uống nhiều nước khi hệ miễn dịch còn quá yếu, làm loãng nồng độ natri trong cơ thể bé, số natri sẽ theo nước ra ngoài vì thận bé vẫn chưa hoàn thiện. Trẻ bị thiếu natri có thể ảnh hưởng hoạt động của não, bé có thể bị động kinh, co giật…

- Ảnh hưởng sự sản xuất sữa của mẹ

Một số chuyên gia cho rằng, việc cho bé uống nước có thể tác động đến việc sản xuất sữa mẹ.

Giai đoạn sơ sinh bé không cần uống thêm nước. Nhưng từ khi bé ăn dặm thì mẹ có thể bổ sung thêm nước.

- Thời điểm uống:

Theo các tổ chức Y tế khuyến cáo, mẹ chỉ nên cho bé uống nước từ khi bé bắt đầu ăn dặm, tức là từ tháng thứ 6 trở đi. Bên cạnh đó, mẹ vẫn tiếp tục duy trình cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức cho đến khi bé 24 tháng.

- Cách uống:

Để cho bé uống nước mẹ có thể sử dụng nước đun sôi để nguội, cho bé uống bằng thìa nhỏ hoặc cho vào bình để bé bú như bú sữa.

Cho bé uống nước bằng bình giống như bú sữa (Ảnh minh họa)

- Lượng nước uống:

Khi bé bắt đầu ăn dặm, mỗi lần mẹ có thể cho bé uống vài ngụm nhỏ (không quá 4 thìa nhỏ nước). Lượng nước tăng lên theo nhu cầu thực của bé. Trong giai đoạn từ 6 - 12 tháng, mẹ có thể cho bé uống lượng nước tăng dần, không cho bé uống quá từ 50 - 100ml nước/ 24h.

Lưu ý:

- Cho bé uống nước theo nhu cầu

- Không nên cho bé uống nước trước bữa ăn

- Không thay thế hoàn toàn nước lọc bằng các loại nước ép.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/co-nen-cho-tre-so-sinh-uong-nuoc-va-be-may-thang-t...Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/co-nen-cho-tre-so-sinh-uong-nuoc-va-be-may-thang-thi-uong-duoc-nuoc-d280505.html

Theo Loan Trần (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)

Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang – admin diễn đàn Bác sĩ yêu con nít chia sẻ rất nhiều thói quen xấu mà các mẹ mắc phải khi chăm sóc con cái. Ví dụ vào mùa hè, nhiều mẹ cố cho con vài tháng tuổi uống nước vì sợ con khát.

Chị Nguyễn Minh Anh (23 tuổi, Thái Bình) cho biết chị đang nuôi hai bé sinh đôi 4 tháng tuổi. Mùa hè nắng nóng, con nằm trong phòng điều hòa nên lúc nào chị cũng sợ con bị khát nước. Thế là chị thường cho con tu bình nước. 

Tuần trước thấy con ăn ít, chị cho đi khám để tìm nguyên nhân. Sau khi nghe chị chia sẻ về cách chăm sóc con, bác sĩ đã “mắng” mẹ vì sai lầm quá chăm cho bé uống nước.

Lúc này chị mới biết, việc cho trẻ bé uống nước với số lượng lớn thậm chí có thể dẫn đến ngộ độc, đó là tình trạng các chất điện giải trong máu của em bé bị pha loãng, ức chế các chức năng cơ thể bình thường và dẫn đến các vấn đề nguy hiểm như nhiệt độ cơ thể thấp hoặc co giật.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang kể trường hợp của chị Minh Anh không phải là hiếm. Bác sĩ Sang đã khám cho nhiều bé dưới 6 tháng tuổi và phát hiện các trường hợp luôn được cho uống nước “tráng miệng”.

“Khi bác sĩ khuyên là không cần thiết cho trẻ bé uống nước, chỉ cần rơ miệng con sạch sau mỗi lần bú để tránh nấm miệng thì ai cũng nhìn bác sĩ lạ lẫm như từ hành tinh khác tới vậy” – bác sĩ Sang tâm sự.

Ảnh minh họa

Các chuyên gia tin rằng khoảng thời gian tốt nhất cho bé uống nước là sau khi bé được 6 tháng tuổi.

Các mẹ đừng lo rằng bé sẽ bị thiếu nước khi thời tiết trở nên nóng nực vì trẻ sơ sinh thường lấy đủ lượng nước cần thiết từ sữa mẹ hoặc sữa bột.

Bác sĩ Sang nhắc lại khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới rằng trẻ dưới 6 tháng tuổi không cần uống thêm nước ngoài sữa mẹ. Bởi vì các lý do sau:

80% sữa mẹ là nước

Bé sơ sinh thường bú khoảng 2-4 giờ 1 lần, nghĩa là mỗi ngày bé bú 8-12 lần. Vậy nên chắc chắn một điều rằng sữa mẹ cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày cho con.

Người cần uống nước không phải là đứa bé mà chính là người mẹ. Mẹ cần nghỉ ngơi, tránh stress và uống nhiều nước… trong giai đoạn cho con bú.

Nếu mẹ thấy bé có dấu hiệu khát, việc đơn giản cần làm là cho bé bú. Lượng nước trong sữa có thể vừa giúp con giải khát vừa cung cấp dinh dưỡng cho con.

Trẻ chỉ cần bú mẹ là đủ lượng nước cần cho cơ thể (ảnh minh họa)

Lượng nước trong sữa mẹ rất sạch

Con vừa sinh ra thì hệ miễn dịch rất yếu kém. Lượng nước trong sữa được lọc bởi hệ miễn dịch trưởng thành của mẹ nên nó rất sạch.

Nhiều người để ly nước từ sáng tới chiều vẫn lấy đút cho bé mà chẳng hề quan tâm rằng bao nhiêu bụi bặm đã lọt vào. WHO cũng cảnh báo việc uống nước ở trẻ dưới 6 tháng tăng nguy cơ tiêu chảy, nhiễm trùng ở trẻ. Trẻ em sơ sinh nhiễm trùng thì nguy cơ biến chứng rất cao và tỷ lệ tử vong cũng rất cao.

Nếu mẹ vì lý do nào đó không có sữa mẹ cho con và đang dùng sữa công thức thì lưu ý vấn đề vệ sinh của nguồn nước dùng pha sữa để đảm báo tránh nguy cơ nhiễm trùng cho các bé.

Dạ dày con nít rất nhỏ nên sẽ bú ít hoặc ọc nếu uống nước

Ví dụ bé 1 tháng tuổi thì thể tích dạ dày chỉ 80-120ml thôi. Lượng nước uống càng nhiều thì lượng bú càng ít lại. Việc cho con uống nước khiến một số bé dù bú mẹ hoàn toàn nhưng chậm tăng cân, thậm chí sụt cân.

Bên cạnh đó, phản xạ bú là phản xạ nguyên phát nên một số bé không tự kiểm soát được lượng bú vào. Sau khi bú no, nếu cho trẻ uống thêm nước, trẻ sẽ trớ sạch sẽ. Chưa kể, trẻ sẽ ám ảnh, khò khè vì trào ngược, quấy khóc nhiều, bú ít…

Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu trẻ đang bú sữa mẹ thì bạn không cần bổ sung thêm nước cho dù nhiệt độ hằng ngày tăng cao trên mức 38 độ C.

Theo các khuyến cáo hiện nay, trẻ từ 6-12 tháng tuổi nếu ăn dặm đồ đặc, rắn thì nhu cầu nước mỗi ngày cũng chỉ 80 – 250 ml.

Khánh Chi 

Video liên quan

Chủ đề