Bạo loạn hồng kong nguyên nhân

Người biểu tình chống chính phủ Hong Kong làm tê liệt một phần của trung tâm tài chính châu Á sang đến ngày thứ ba vào hôm 13/11. Hệ thống giao thông ngưng trệ, trường học và doanh nghiệp phải đóng cửa giữa lúc cảnh sát cảnh báo về tình trạng gia tăng bạo lực có thể lên đến mức chết người

Theo tường thuật của Reuters, khoảng 1.000 người biểu tình đã chặn các con đường ở khu vực trung tâm thương mại của thành phố vào giờ ăn trưa. Vẫn đeo mặt nạ (hiện đang bị cấm) và mặc trang phục công sở, họ diễu hành và ném gạch trên những con đường của những cửa hàng sang trọng nổi tiếng và bất động sản đắt tiền nhất thế giới.

“Hiện giờ là ngày 4 tháng 6 năm 1989”, một hàng chữ được viết nguệch ngoạc trên kính của cửa hàng thời trang Georgio Armani, ám chỉ đến cuộc đàn áp của quân đội Trung Quốc đối với những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh trước đây.

Cảnh sát chống bạo động tìm cách giải tán đám đông tụ tập gần sàn giao dịch chứng khoán. Các nhân viên cảnh sát dùng dùi cui đánh người biểu tình và vật mấy người xuống đất.


Người biểu tình và cảnh sát đụng độ nhau suốt đêm thứ Ba (12/11) ở các trường đại học, chỉ vài giờ sau khi một sĩ quan cảnh sát cấp cao nói rằng thành phố do Trung Quốc cai trị “đã bị đẩy đến bờ vực sụp đổ hoàn toàn”.

Người biểu tình tức giận về hành động mà họ coi là sự tàn bạo của cảnh sát và sự can thiệp của Bắc Kinh về các quyền tự do, điều mà họ đã được bảo đảm theo hệ thống “một quốc gia, hai hệ thống” khi cựu thuộc địa của Anh được trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997.

Trung Quốc phủ nhận có sự can thiệp và đổ lỗi cho các nước phương Tây, trong đó có Anh và Mỹ, đã kích động ở Hong Kong.

Nhiều trường đại học vẫn trong tình trạng căng thẳng vào ngày 13/11 khi các sinh viên dựng rào chắn. Một số người ngồi trên cầu để cảnh giác trong khi những người khác kiểm tra người ra vào.

Cảnh sát chống bạo động triển khai thành nhiều hàng, một số ngồi trong xe tải, theo dõi các sinh viên nhưng không tìm cách đàn áp. Theo Reuters, các cuộc biểu tình thường trở nên dữ dội hơn khi màn đêm buông xuống.


Cục Giáo dục Hong Kong cho biết tất cả các trường học sẽ đóng cửa vào thứ Năm (14/11). Một số trường đại học cho biết họ sẽ sử dụng chương trình học trực tuyến và các phương pháp kiểm tra khác trong những tuần còn lại của học kỳ.

Hôm thứ Ba đã xảy ra những cảnh hỗn loạn suốt đêm tại trường đại học danh tiếng là Đại học Trung Quốc, với những vụ nổ, khói, tiếng la hét, hơi cay và đạn cao su bắn ra trong khi nhiều người bị thương.

Cảnh sát cho biết họ đã giúp một nhóm sinh viên đại lục chạy trốn khỏi khuôn viên trường Đại học Trung Quốc bằng thuyền vào thứ Tư sau khi họ bày tỏ lo ngại về sự an toàn của mình.

Ở những nơi khác, các nhà hoạt động đã chặn đường, đốt cháy nhiều phương tiện giao thông, ném bom xăng vào đồn cảnh sát và đập phá một phần của một trung tâm mua sắm lớn.

Bạo lực nổ xảy ra sau khi cảnh sát bắn một người biểu tình ở cự ly gần vào hôm thứ Hai và cảnh sát nói “những kẻ bạo loạn” đã đổ xăng lên một người đàn ông và đốt ông ta trong vụ bạo động tồi tệ nhất kể từ khi các cuộc biểu tình xảy ra hồi tháng Sáu.


Tình trạng hỗn loạn đã làm hàng ngàn người bị chậm trễ và phải xếp hàng chờ tại các ga tàu điện ngầm trên toàn thành phố vào đầu ngày thứ Tư, sau khi một số dịch vụ đường sắt bị đình chỉ và nhiều tuyến đường bị đóng.

Cảnh sát cho biết đã có 142 người bị bắt kể từ thứ Ba, nâng tổng số người bị bắt giữ lên hơn 4.000 người.

Cơ quan quản lý bệnh viện Hong Kong cho biết 81 người đã bị thương kể từ thứ Hai, với hai người trong tình trạng nghiêm trọng.

Một số tuyến tàu, nhà ga và tuyến xe buýt bị đóng vì hư hỏng cơ sở, Reuters dẫn thông tin từ nhà điều hành MTR, đồng thời cho biết thêm rằng toàn bộ mạng lưới tàu sẽ đóng cửa trước 10 giờ tối, sớm hơn hai giờ so với bình thường.

Nhiều ngân hàng, cửa hàng trong các khu thương mại sầm uất đã đóng cửa vào thứ Tư, trong khi Câu lạc bộ đua ngựa Hong Kong đã hủy bỏ các cuộc đua vào buổi tối.

Thị trường chứng khoán Hong Kong giảm 2%, xuống mức thấp trong vòng ba tuần trong phiên giao dịch sáng sớm, thấp hẳn so với các khu vực khác ở châu Á. Sự sụt giảm xảy ra sau khi Trưởng đặc khu Hong Kong, bà Carrie Lam, nói rằng những người biểu tình đang cố gắng làm tê liệt thành phố là “cực kỳ ích kỷ”.

Hôm qua, khoảng 800.000 người xuống đường trong cuộc biểu tình lớn nhất tại Hồng Kông kể từ sau cuộc bầu cử hội đồng quận vào ngày 24.11.

Hàng trăm ngàn người tham gia cuộc biểu tình ngày 8.12

Ảnh: Reuters

Tờ South China Morning Post dẫn nguồn từ các nhóm tổ chức biểu tình ở Hồng Kông cho hay khoảng 800.000 người rầm rộ tham gia tuần hành vào ngày 8.12, thể hiện sự ủng hộ đối với phong trào phản đối chính quyền đặc khu kéo dài 6 tháng qua. Người biểu tình đủ mọi lứa tuổi từ già đến trẻ hô hào nhiều khẩu hiệu. Đám đông tuần hành từ công viên Victoria ở khu mua sắm sầm uất Đồng La Loan cho đến đường Chater gần quận trung tâm tài chính của Hồng Kông. Trong khi đó, cảnh sát cho hay chỉ có 183.000 người tham gia biểu tình.

[VIDEO] Hàng ngàn người Hồng Kông tiếp tục xuống đường phản đối

Không nhân nhượng

Lãnh đạo AmCham Hồng Kông bị ngăn đến Macau

Hãng Reuters ngày 8.12 đưa tin Chủ tịch Hội đồng quản trị Phòng Thương mại Mỹ tại Hồng Kông (AmCham) Robert Grieves và Chủ tịch điều hành Tara Joseph bị tạm giữ khi đến Macau dự buổi tiệc thường niên của cơ quan này vào ngày 7.12. Cả hai cho biết họ không được giải thích lý do bị cản trở khi đến Macau. “Chúng tôi hy vọng đây chỉ là phản ứng thái quá trước những diễn biến gần đây và hoạt động kinh doanh quốc tế sẽ tiếp tục hướng về phía trước với tinh thần xây dựng”, hai doanh nhân Mỹ khẳng định trong thông cáo. Theo tờ The Guardian, Grieves và Joseph phải ký tên vào biên bản khẳng định họ “tự nguyện chấp nhận không tìm cách đến Macau”. Cơ quan di trú của đặc khu chưa đưa ra bình luận về vụ việc. Reuters dẫn lời Joseph cho hay bà không hiểu vì sao mình không được đến Macau tham dự sự kiện thường niên, nơi có Tổng lãnh sự Mỹ tại Hồng Kông và Macau Hanscom Smith tham dự.    

Minh Phương

Khi đêm xuống, một số người biểu tình xịt sơn vẽ chữ lên tòa nhà Ngân hàng Trung Quốc. Cảnh sát chống bạo động đứng bảo vệ tại đây tỏ ra kiềm chế, trong khi những người biểu tình hô hào. “Sắp Giáng sinh rồi nhưng chúng tôi không có tinh thần nào để ăn mừng nữa. Ước nguyện năm 2020 của tôi là phổ thông đầu phiếu”, sinh viên 23 tuổi Lawrence chia sẻ. Trong đêm, đoàn người biểu tình bật đèn trên điện thoại di động, tạo nên một màn ánh sáng lấp lánh trải dài trên các tuyến đường và tiếng hô của họ vang giữa các tòa nhà cao tầng.

Nhiều người bày tỏ bức xúc vì đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ chối tỏ ra nhân nhượng dù phe đối lập giành thắng lợi tại cuộc bầu cử hội đồng quận vào 2 tuần trước. “Cho dù chúng tôi có bày tỏ quan điểm thế nào, thông qua tuần hành hòa bình, thông qua bầu cử văn minh, thì chính quyền cũng không lắng nghe”, AFP dẫn lời một người biểu tình 50 tuổi họ Hoàng bức xúc nói. Một người biểu tình khác là Kelvin chia sẻ rằng ông không biết khi nào mọi chuyện mới kết thúc, nhưng cho dù kéo dài đến bao lâu thì phong trào biểu tình cũng sẽ không nhân nhượng.

\n

Trung Quốc, Hồng Kông đáp trả đạo luật ủng hộ người biểu tình của Mỹ

Biểu tình hợp pháp

Theo Reuters, đây là lần đầu tiên nhóm biểu tình ở Hồng Kông được phép tổ chức tuần hành kể từ tháng 8. Nhiều người biểu tình hô vang khẩu hiệu “5 yêu cầu, không thiếu 1 yêu cầu nào”, đề cập đến các yêu sách của người biểu tình, trong đó có đòi đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ chức hay điều tra độc lập về hành động của cảnh sát khi đối phó người biểu tình. Trong một thông cáo, chính quyền đặc khu tuyên bố “đã rút ra bài học và sẽ lắng nghe, chấp nhận lời chỉ trích”, đồng thời kêu gọi người biểu tình bình tĩnh. Cảnh sát trưởng Hồng Kông Đặng Bỉnh Cường tuyên bố giới công lực sẽ xử lý biểu tình linh hoạt, sử dụng “biện pháp mềm mỏng lẫn cứng rắn”. Trước đó cùng ngày, cảnh sát thông báo đã bắt giữ 11 người từ 20 - 63 tuổi, tịch thu một số vũ khí bao gồm dao găm, pháo, 105 viên đạn và 1 khẩu súng bán tự động.

Cuộc tuần hành đánh dấu 6 tháng phong trào biểu tình nổ ra xuất phát từ việc phản đối dự luật dẫn độ gây tranh cãi, dẫn đến căng thẳng làm Hồng Kông chao đảo. Hồng Kông đã chứng kiến hơn 900 cuộc biểu tình, tuần hành và đa phần kết thúc với những vụ đụng độ bạo lực giữa người biểu tình và cảnh sát. Trong 6 tháng qua, cảnh sát đã bắt giữ gần 6.000 người, trong đó 30% có độ tuổi 21 - 25. Tình hình Hồng Kông khá yên ắng kể từ cuộc bầu cử cấp quận hôm 24.11 với kết quả các ứng viên phe đối lập giành chiến thắng lớn.

Tin liên quan

  • Vì biểu tình, dịch vụ trọng tài quốc tế ở Hồng Kông mất khách
  • Căng lực lượng đối phó biểu tình, cảnh sát Hồng Kông đuối sức chống tội phạm
  • Hàng chục ngàn người tuần hành, chính quyền Hồng Kông kêu gọi bình tĩnh

VIDEO ĐANG XEM NHIỀU

Đọc thêm

Chiến sự Ukraine ngày 231: Quan chức EU đưa ra cảnh báo cứng rắn với Nga

Nhà ngoại giao hàng đầu Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo lực lượng của Nga sẽ bị "tiêu diệt" nếu nước này sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine, tuyên bố mới nhất sau hàng loạt những lời lẽ răn đe qua lại giữa Moscow và phương Tây.

Chiến sự tối 13.10: Ukraine bị tấn công bằng drone cảm tử

Hơn 40 thị trấn và thành phố của Ukraine đã bị tấn công trong lúc các nước phương Tây nhóm họp để thảo luận về việc cung cấp thêm hệ thống phòng không cho Kyiv.

Ấn Độ rúng động vì vụ 'hiến tế' hai mạng người để cầu tài

Nhà chức trách tại bang Kerala, miền nam Ấn Độ, đã bắt giữ 3 người vì nghi ngờ sát hại hai phụ nữ bán vé số để hiến tế với hy vọng có thể giàu lên.

Tổng thống Putin muốn bắt tay Thổ Nhĩ Kỳ với kế hoạch thay thế Nord Stream

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moscow có kế hoạch xuất khẩu nhiều khí đốt hơn thông qua Thổ Nhĩ Kỳ và biến Thổ Nhĩ Kỳ thành "trung tâm" cung ứng mới, trong nỗ lực nhằm duy trì đòn bẩy năng lượng của Nga đối với châu Âu.

70% quần thể động vật hoang dã bị xóa sổ trong 50 năm

Theo báo cáo của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên và Hiệp hội Động vật học London, các hoạt động của con người đã khiến gần 70% quần thể động vật biến mất hoàn toàn từ năm 1970 đến nay.

Hai người gốc Việt kể chuyện sống sót trên biển 28 giờ sau khi tàu chìm

Hai người đàn ông gốc Việt mới đây chia sẻ câu chuyện sống sót của họ trong 28 giờ trôi dạt trên biển sau khi tàu của họ chìm ở vùng biển thuộc bang Louisiana của Mỹ.

Hàn Quốc phóng tên lửa nhưng không biết rơi đi đâu

Các quan chức Hàn Quốc ngày 13.10 cho biết quân đội nước này đã mất dấu một tên lửa được phóng  để đáp trả vụ phóng trước đó của CHDCND Triều Tiên.

Indonesia cảnh báo tác dụng ngược nếu Mỹ thúc đẩy áp đặt trần giá dầu Nga

Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati mới đây cảnh báo việc chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden thúc đẩy áp đặt trần giá đối với dầu của Nga tạo ra tiền lệ có thể ảnh hưởng đến các mặt hàng khác.

Triều Tiên hé lộ năng lực tên lửa mới với bệ phóng ngầm dưới hồ nước

Giới chức Triều Tiên được cho là đã tiết lộ một năng lực chưa được biết đến trước đây trong kho vũ khí tên lửa của nước này khi công bố một loạt hình ảnh về những cuộc phóng tên lửa đạn đạo gần đây.

Béo mà khỏe là được tại ngũ sau khi quân đội Mỹ đổi chính sách

Quân đội Mỹ sẽ cho phép binh sĩ béo phì tiếp tục phục vụ nếu họ đạt điểm cao trong các bài kiểm tra thể lực vì các nhà tuyển quân đang gặp khó khăn trong việc hoàn thành chỉ tiêu.

Xe tăng chiến đấu thế hệ mới của Mỹ đối mặt hoài nghi và thách thức

Thiết kế xe tăng mới được trình làng cho thấy những tiến bộ về công nghệ nhưng cũng làm dấy lên tranh luận về tính hiệu quả của nó trên chiến trường trong tương lai.

Tổng thống Macron: Pháp không dùng vũ khí hạt nhân nếu Ukraine bị tấn công hạt nhân

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa lên tiếng về vấn đề sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine sau những cảnh báo qua lại giữa Nga và Mỹ gần đây.

Chủ đề