Bệnh cưỡng chế là gì

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một rối loạn trong đó người bệnh lặp đi lặp lại những suy nghĩ, ý tưởng hoặc cảm giác không mong muốn (ám ảnh), khiến họ cảm thấy bị thúc đẩy làm điều gì đó lặp đi, lặp lại (cưỡng chế). Những hành vi lặp đi lặp lại đó như rửa tay, kiểm tra đồ đạc, khóa cửa, lau chùi nhà cửa. Cũng có thể có những công việc tương tác xã hội của một người.

1. Bạn có đang bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế?

Nhiều người vẫn có những suy nghĩ hoặc hành vi lặp đi lặp lại. Tuy nhiên, những điều này không gây trở ngại cho đời sống của họ. Đối với người rối loạn ám ảnh cưỡng chế, những suy nghĩ dai dẳng và những thói quen hoặc hành vi khá cứng nhắc. Nếu không thực hiện sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.

Nhiều người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế biết rằng những ám ảnh của họ là không đúng, nhưng một số người khác lại nghĩ có thể đúng. Ngay cả khi biết nỗi ám ảnh của mình là không đúng, những người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế vẫn khó có thể thoát ra khỏi những nỗi ám ảnh ảnh hoặc ngưng những hành vi cưỡng chế. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường khởi phát ở trẻ em, thanh thiếu hiên hoặc giai đoạn đầu của trưởng thành, độ tuổi trung bình khoảng 19 tuổi.

>> Xem thêm: Rối loạn ám ảnh cưỡng chế và cách chúng ta đối mặt?

Rối loạn thường khởi phát ở trẻ em

2. Ám ảnh là gì?

Ám ảnh là những suy nghĩ, xung động hoặc hình ảnh lặp đi lặp lại, dai dẳng. Điều này có thể khiến cho bạn có những cảm xúc tiêu cực như ghê tởm, buồn bã, lo âu.

>> Bạn cảm thấy lo âu mà không rõ nguyên nhân? Có thể bạn đang bị rối loạn lo âu xã hội. Xem thêm bài viết Rối loạn lo âu xã hội: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị.

Nhiều người bệnh biết rằng những suy nghĩ, hình ảnh đó là do trong tâm trí họ suy nghĩ quá mức hoặc không có thật. Tuy nhiên, những suy nghĩ này không thể giải quyết bằng nghĩ lý lẽ. Hầu hết những người rối loạn ám ảnh cưỡng chế cố gắng phớt lờ hoặc tiêu liệt những nỗi ám ảnh đó bằng suy nghĩ khác hoặc thực hiện các hành động khác để quên đi. Những ám ảnh điển hình thường là lo ngại quá mức bị nhiễm bệnh hoặc bị làm hại, những suy nghĩ về tôn giáo hoặc tình dục.

3. Cưỡng chế là gì?

Cưỡng chế là những hành vi lặp đi lặp lại hoặc những hành vi tâm thần bị thúc đẩy, ép buộc phải làm để đáp ứng suy nghĩ ám ảnh. Các hành vi nhằm mục đích ngăn chặn hoặc giảm bớt những cảm giác khó chịu, đau khổ hay phòng ngừa một tình huống đáng sợ xảy ra.

Trong những trường hợp nghiêm trọng nhất, việc lặp đi lặp lại liên tục các hành vi có thể xảy ra cả ngày. Người bệnh sẽ không thể thực hiện các hoạt động khác trong cuộc sống. Người bệnh biết những hành động cưỡng chế này là không hợp lý nhưng vẫn phải thực hiện nó.

Một số ví dụ về cưỡng chế

3.1. Dọn dẹp

Để giảm bớt nỗi sợ vi khuẩn, bụi bẩn và hóa chất sẽ gây bệnh, một số người tốn hàng giờ đồng hồ để rửa tay, tắm rửa, lau chùi nhà cửa.

3.2. Những hành động lặp lại

Để giảm bớt sự lo lắng, vài người thường thốt ra tên hoặc cụm từ hoặc lặp đi lặp lại một hành vi nhiều lần. Họ biết rằng việc lặp lại sẽ chẳng giúp họ được bảo vệ khỏi những tổn thương. Nhưng nếu không lặp lại, họ sẽ cảm thấy sợ hãi.

3.3. Kiểm tra

Ví dụ như quên khóa cửa hoặc tắt bếp gas, một số người sẽ bắt đầu thực hiện kiểm tra cửa hoặc kiểm tra bếp liên tục. Một số người lại liên tục kiểm tra các tuyến đường mà mình đã lái xe để đảm bảo rằng họ đã không tông vào bất kỳ ai.

3.4. Sắp xếp

Một số người thích đặt các đồ vật, chẳng hạn như sách vở theo một thứ tự nhất định hoặc sắp xếp các vật dụng trong gia đình theo một trật tự hoặc đối xứng.

4. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có những dấu hiệu gì?

Có những suy nghĩ ám ảnh hoặc thực hiện các hành vi cưỡng chế KHÔNG có nghĩa là bạn bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Với rối loạn ám ảnh cưỡng chế, những suy nghĩ và hành vi này gây ra cảm giác đau khổ, chiếm rất nhiều thời gian (ít nhất 1 ngày) và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như các mối quan hệ của bạn.

Hầu hết những người rối loạn ám ảnh cưỡng chế có cả nỗi ám ảnh cũng như là những hành vi cưỡng chế. Tuy nhiên cũng có một số người lại chỉ có ám ảnh hoặc cưỡng chế.

4.1. Những suy nghĩ ám ảnh phổ biến

  • Sợ vi trùng, bụi bẩn hoặc bị lây nhiễm từ người khác.
  • Sợ mất kiểm soát hoặc làm hại chính bản thân mình/người khác.
  • Những suy nghĩ hoặc hình ảnh bạo lực, khiêu dâm.
  • Tập trung quá mức vào các ý tưởng tôn giáo hoặc đạo đức.
  • Trật tự và đối xứng: có suy nghĩ rằng mọi thứ phải được sắp xếp theo hàng lối ngay lập tức.
  • Mê tín: quan tâm quá mức đến một số cái gọi là may mắn hoặc không may.

4.2. Những hành vi cưỡng chế phổ biến

  • Thường xuyên kiểm tra các đồ vật, thiết bị, khóa, công tắc.
  • Liên tục kiểm tra những người thân yêu để đảm bảo họ đang an toàn.
  • Đếm, gõ, lặp lại một số từ nhất định hoặc làm những việc vô nghĩa khác để giảm lo lắng.
  • Dành nhiều thời gian để rửa hoặc làm sạch đồ đạc.
  • Đặt hàng hoặc sắp xếp mọi thứ theo một trật tự nhất định.
  • Tích lũy rác thải như sách báo cũ, hộp đựng đồ ăn thức uống cũ.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một rối loạn tâm thần khá thường gặp và gây nhiều trở ngại trong cuộc sống hằng ngày. Nếu bạn có các dấu hiệu trên, hãy đến thăm khám ở bác sĩ tâm thần để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Mọi thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là bệnh tâm lý khiến người bệnh không thể kiểm soát, khống chế được những ý tưởng, hình ảnh hoặc xung động nhất định. Căn bệnh này gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý, khả năng học tập và làm việc. Tùy vào mức độ bệnh mà rối loạn ám ảnh cưỡng chế cần điều trị và hỗ trợ khác nhau.

1. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế được định nghĩa là bệnh rối loạn tâm thần với những suy nghĩ và nỗi sợ không mong muốn mà người bệnh không kiểm soát được, hay gọi là sự ám ảnh. Những ám ảnh này xuất hiện liên tục, lặp lại với các hành động cưỡng chế. Người bệnh mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nhiều bất thường trong suy nghĩ và hành vi.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là chứng bệnh tinh thần

Có nhiều dạng biểu hiện của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Ví dụ có người bị ám ảnh bởi việc khóa cửa nhà, họ luôn suy nghĩ về ổ khóa, rằng mình đã khóa nhà hay chưa. Suy nghĩ này thôi thúc họ phải quay lại ngôi nhà của mình để kiểm tra, việc này lặp lại nhiều lần một cách vô nghĩa. Ám ảnh xuất hiện sẽ khiến người bệnh buộc phải thực hiện hành động để giải tỏa ám ảnh.

Thực tế, chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế khá phổ biến, xuất hiện ở khoảng 2% dân số với mức độ khác nhau. Song không nhiều người thực sự hiểu rõ về chứng loạn ám ảnh cưỡng chế, chỉ cho rằng đây là trạng thái tinh thần bình thường. Cả nam và nữ giới đều có nguy cơ mắc căn bệnh này như nhau. Tùy theo mức độ bệnh mà rối loạn ám ảnh cưỡng chế sẽ ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe và hành vi.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể xuất hiện sớm ở trẻ nhỏ

2. Triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Nhận biết sớm triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế giúp điều trị sớm và hiệu quả hơn, hạn chế ảnh hưởng tới hành vi, công việc và học tập. Có nhiều dạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế với triệu chứng tương ứng với các loại ám ảnh và hành vi cưỡng chế khác nhau. Đặc điểm chung là nó xuất hiện với tần suất dày mà không phải do sử dụng chất kích thích hay bệnh lý khác.

2.1. Ám ảnh cưỡng chế thường gặp

  • Nỗi sợ khi bản thân sẽ làm hại người khác hoặc làm điều gì đó đáng xấu hổ.

  • Quan tâm quá mức đến một vấn đề nào đó, có thể là vi khuẩn, chất bẩn, điều sai trái nào đó hay chất thải của cơ thể.

  • Cảm thấy có trách nhiệm với những điều tồi tệ hoặc sai trái có thể không liên quan đến bản thân.

  • Suy nghĩ không mong muốn như nhìn thấy hình ảnh đồi trụy, bạo lực.

  • Lo lắng quá mức về căn bệnh, môi trường, chất gây ô nhiễm,…

2.2. Hành vi cưỡng chế thường gặp

Ám ảnh cưỡng chế sẽ gây ra hành vi cưỡng chế tương ứng, thường gặp như:

  • Rửa tay, tắm rửa, lau dọn vệ sinh vật dụng quá mức vì sợ nhiễm trùng.

  • Sắp xếp giày dép, quần áo, chén đĩa theo thứ tự nhất định mới hết cảm giác lo âu, thôi thúc.

  • Thức dậy vào ban đêm nhiều lần để kiểm tra đã khóa cửa, đóng cửa sổ, tắt thiết bị,… hay chưa.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế khiến người bệnh luôn phải sắp xếp mọi thứ đúng trật tự

Điểm chung của những hành vi cưỡng chế này là chúng xuất hiện khiến người bệnh không thể kiểm soát, bắt buộc phải làm nếu không sẽ day dứt không thể làm gì khác. Khi hành vi cưỡng chế xảy ra liên tục, chiếm phần lớn thời gian, người bệnh sẽ không thể tập trung làm việc, học tập hay thực hiện việc có ích hơn.

3. Có cần điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế không?

Người bệnh có thể bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế với mức độ khác nhau. Song khi căn bệnh tâm lý này ảnh hưởng quá lớn đến đời sống hoặc nguy cơ đe dọa như có ý định tự tử, giết người, tự làm hại bản thân thì cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Lúc này, cần điều trị để khắc phục chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, giúp người bệnh hòa nhập và có cuộc sống, sinh hoạt bình thường.

Dưới đây là các biện pháp điều trị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế:

3.1. Điều trị bằng thuốc

Với chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc tâm thần để kiểm soát thôi thúc tinh thần liên quan đến sự ám ảnh và hành vi cưỡng chế.

Tùy theo tình trạng bệnh, một số thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần có thể được chỉ định và theo dõi trong quá trình điều trị bao gồm: Sertraline, Fluvoxamine, Clomipramine, Paroxetine,…

3.2. Điều trị bằng liệu pháp tâm lý

Các chuyên gia cho biết, rối loạn ám ảnh cưỡng chế cũng như các bệnh thần kinh khác thường hình thành do lối tư duy tiêu cực, sai lệch hoặc chấn động tâm lý xảy ra trong thời gian dài. Vì thế, liệu pháp tâm lý để thay đổi thói quen suy nghĩ tiêu cực này sẽ có hiệu quả trong điều trị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế cần được điều trị tâm lý

Quá trình điều trị này cần đến sự hướng dẫn và hỗ trợ của bác sĩ tâm lý. Bản thân người bệnh sẽ được hướng dẫn để hình thành thói quen khác so với ám ảnh cưỡng chế, khi đó không còn suy nghĩ thôi thúc và hành động bất thường xảy ra.

3.3. Kiểm soát rối loạn ám ảnh cưỡng chế bằng hành vi tích cực

Bệnh nhân bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể áp dụng một số thói quen sinh hoạt và điều trị lành mạnh dưới đây để hạn chế bệnh:

  • Dùng thuốc điều trị theo chỉ dẫn, đúng liều lượng và hết liệu trình: Thuốc điều trị tâm lý nói chung có thể gây ra những tác dụng phụ nhất định, hãy trao đổi với bác sĩ về vấn đề này và tuân thủ hướng dẫn điều trị. Việc ngưng dùng thuốc quá sớm khi triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế giảm sẽ khiến bệnh quay trở lại.

  • Tập thể dục: Tập thể dục không chỉ giúp tạo ra năng lượng tích cực mà còn thay đổi tập trung vào suy nghĩ ám ảnh cưỡng chế sang việc khác. Từ đó, bạn có thể kiểm soát tốt hơn chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế sẽ được điều trị với sự hợp tác của người bệnh

Nhìn chung, điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế cần thời gian dài, tuân thủ điều trị và hợp tác tích cực từ phía người bệnh. Để phòng ngừa bệnh, suy nghĩ và lối sống lành mạnh từ nhỏ là điều quan trọng để trẻ phát triển tinh thần tốt hơn song song với phát triển thể chất.

Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7 nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác.

Video liên quan

Chủ đề