Bệnh tiểu đường nên ăn uống như thế nào năm 2024

Theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today, người bị tiểu đường nên lưu ý đến lượng đường có trong thực phẩm, nên ăn các bữa nhỏ và lựa chọn các thực phẩm lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng. Các thói quen ăn uống như trên cũng giúp hạn chế những biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.

Rau củ tốt cho người bị tiểu đường bao gồm bông cải xanh, cà rốt, rau xanh, cà chua, khoai tây...

Minh họa: Shutterstock

Thực phẩm tốt cho người bị bệnh tiểu đường

Rau là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ tuyệt vời. Chất xơ và carbohydrate phức hợp có trong nhiều loại rau có thể giúp chúng ta cảm thấy no. Điều này có thể ngăn chúng ta ăn quá nhiều và ngăn tác động tiêu cực lượng đường trong máu.

Theo đó, một số loại rau củ tốt cho người bị tiểu đường bao gồm bông cải xanh, cà rốt, rau xanh, cà chua, khoai tây, ngô, đậu xanh, đậu đen, đậu trắng,…

Trái cây cũng là một lựa chọn tốt cho người bị tiểu đường. Nhiều loại trái cây có hàm lượng dinh dưỡng, chất chống oxy hóa cao, có lợi cho sức khỏe.

Các loại trái cây như táo, bơ, bưởi, đào, lê, dâu tây,… có chỉ số glycemic (chỉ số đường huyết thực phẩm) thấp, được cho là phù hợp với người bị tiểu đường.

Bên cạnh đó, ngũ cốc nguyên hạt là một loại thực phẩm có lợi, giúp những người mắc bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu vì chúng thường có chỉ số đường huyết thấp.

Người bị tiểu đường không nên ăn gì?

Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 nên hạn chế hoặc tránh những loại thực phẩm kém lành mạnh, thực phẩm đã qua chế biến (thịt đóng hộp, xúc xích). Ngoài ra, người bị tiểu đường nên tránh ăn quá nhiều bánh mì trắng, gạo trắng.

Bên cạnh đó, các thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, kem, bánh ngọt, đồ uống có đường có thể làm tăng lượng đường huyết. Người tiểu đường cũng nên hạn chế ăn quá nhiều thịt đỏ (thịt heo, thịt bò).

Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyên mọi người nên luôn đọc nhãn thông tin dinh dưỡng của sản phẩm trước khi tiêu thụ. Đây là cách tốt nhất để biết có bao nhiêu gram đường và bao nhiêu calo trong thực phẩm, từ đó quyết định chế độ ăn phù hợp.

Bệnh tiểu đường thường gặp ở lứa tuổi trung niên và cao tuổi. Tuy nhiên bệnh ngày càng có xu hướng gia tăng ở người trẻ. Tiểu đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, có thể làm tăng nguy cơ các bệnh về mắt, tim mạch, đột quỵ, suy thận…

Người bệnh máu nếu mắc bệnh tiểu đường cần tuân thủ chế độ ăn dành cho người bệnh máu nói chung. Bên cạnh đó, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường và xét nghiệm máu định kỳ để theo dõi chỉ số đường máu.

Chế độ ăn dành cho người bệnh tiểu đường

  • Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp giúp kiểm soát đường huyết.

Nên chọn nhóm thực phẩm ở ô màu xanh: Nhóm có chỉ số đường huyết thấp bao gồm: các loại rau xanh, bánh mỳ không trộn phụ gia, gạo lứt, táo, các loại cá (bỏ da), thịt,…..

Hạn chế các thực phẩm ở ô màu vàng: Nhóm có chỉ số đường huyết trung bình bao gồm bánh mỳ trắng, bánh ngọt, khoai tây, các loại rau quả đóng hộp, nước uống, nước khoáng có đường……….

Cần tránh các thực phẩm ở ô màu đỏ: Nhóm có chỉ số đường huyết cao bao gồm các loại đường ngọt, mật ong, nước mía, các loại quả sấy khô, ngâm đường, các loại thức uống có cồn.

  • Ăn đều đặn và chia làm nhiều bữa để tránh làm tăng đường huyết quá cao sau khi ăn nhưng cũng đảm bảo tránh hạ đường huyết lúc xa bữa ăn nhất là với những người điều trị bằng insulin.

Ăn ít nhất 3 bữa/ngày, những người hay bị hạ đường huyết giữa các bữa ăn chính cần ăn thêm bữa phụ xen kẽ.

Người bệnh tiểu đường nên tập luyện như thế nào?

Người bệnh nên tập thể dục khi huyết áp bình thường và đều đặn vào buổi sáng, nên kết hợp đi bộ vào buổi sáng và buổi tối (sau bữa ăn từ 2,5-3 tiếng).

Khi đi bộ cần chú ý:

  • Trước và sau khi đi nên ngồi duỗi chân độ 2-3 phút;
  • Nên đi giày thấp và khớp với chân;
  • Đi chậm 2-3 phút đầu coi như thời gian khởi động.

Khi bước, đặt gót chân xuống trước rồi mới uốn cong các ngón chân khi bước đi. Khi đi giữ tư thế người cho thẳng, đầu hơi ngẩng, vai đung đưa theo chiều cánh tay. Mỗi lần đi bộ tối thiểu 20 phút và ngoài ra, cần thêm 3h/ngày bằng bất kỳ hoạt động gì liên quan tới đứng hơn là ngồi.

ĐỊA ĐIỂM HIẾN MÁU – XÉT NGHIỆM:

1. Viện Huyết học – Truyền máu TW

  • Địa chỉ: Phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
  • Thời gian:

Từ thứ 2- thứ 6: 6h30 – 17h00 (khám theo bảo hiểm y tế, khám thu phí và khám theo yêu cầu);

Thứ 7: 7h30 – 17h00 (khám theo yêu cầu).

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ KHÁM THEO YÊU CẦU TẠI VIỆN:

Để xét nghiệm máu nhanh chóng, rút ngắn thời gian chờ đợi, bạn có thể đăng ký khám theo yêu cầu thông qua:

  • Tổng đài: 1900 96 96 70
  • Website: vienhuyethoc.vn/

2. Các điểm hiến máu và xét nghiệm ngoại Viện tại Hà Nội: Từ thứ 3 – Chủ nhật: 8h00 – 12h00 và 13h30 – 17h00.

Chủ đề