Bị mụn ở trán phải làm sao

Trán là một trong những vị trí rất dễ bị nổi mụn. Tình trạng nổi mụn ở trán có thể do hoạt động tiết bã nhờn nhưng đôi khi còn liên quan đến các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn trong cơ thể. Cần xác định rõ yếu tố nguyên nhân để có cách khắc phục đúng đắn và hiệu quả.

Bị mụn ở trán phải làm sao
Trán thuộc vùng chữ T tiết nhiều dầu nhờn nên rất dễ nổi mụn

Nổi mụn ở trán Nguyên nhân do đâu?

Trán chính là vị trí thuộc vùng chữ T khu vực có nguy cơ lên mụn hàng đầu trên khuôn mặt. Bạn có thể bị mọc mụn đầu đen nhỏ li ti hay 1 đám mụn sưng đỏ, mụn viêm, mụn bọc, mụn mủ. Các nốt mụn có thể mọc rải rác hay mọc thành từng cụm, trong nhiều trường hợp còn bị mọc chi chít trên bề mặt trán.

Ngoài việc gây mất thẩm mỹ thì mụn ở trán đôi khi còn sưng lên gây đau nhức và ngứa ngáy rất khó chịu. Các triệu chứng này rất phiền toái, ảnh hưởng rất nhiều đến việc vệ sinh da mặt và tâm lý người bị mụn.

Có nhiều nguyên nhân khiến mụn mọc ở trên trán, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:

1. Tắc nghẽn lỗ chân lông

Như đã đề cập, trán nằm ở khu vực vùng chữ T. Đây cũng chính là vùng có xu hướng tiết ra nhiều dầu nhất trên khuôn mặt. Dầu thừa tích tụ nhiều trên da cùng với bụi bẩn và da chết tồn đọng không được làm sạch có thể gây bít tắc lỗ chân lông.

Lỗ chân lông bít tắc tạo điều kiện cho các loại hại khuẩn và nấm men tồn tại và sinh sôi rất nhanh. Từ đó dẫn đến hệ quả khó tránh khỏi là gây mụn trên da.

2. Thay đổi hormone

Sự mất cân bằng hormone trong cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mụn ở trán. Bởi thay đổi hormone khiến cho tuyến mồ hôi và bã nhờn bị rối loạn. Tình trạng này thường gặp ở nam nữ tuổi dậy thì, nữ giới tới kỳ kinh nguyệt,

3. Để tóc mái

Thực tế cho thấy rằng, những người để tóc mái che đi phần trán rất dễ bị mọc mụn tại vị trí này. Đặc biệt mụn sẽ dễ xảy ra hơn ở những bạn sở hữu làn da dầu.

Để tóc mái khiến cho vùng trán bị bí bách và dễ đổ nhiều mồ hôi. Cùng với đó, dầu thừa tiết ra nhiều sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, tích tụ thêm bụi bẩn, mồ hôi. Từ đó rất dễ sinh mụn.

Bị mụn ở trán phải làm sao
Những người để tóc mái thường dễ bị nổi mụn ở vùng trán hơn

4. Sản phẩm chăm sóc tóc

Một số loại sản phẩm chăm sóc tóc như dầu dưỡng, gel vuốt tóc cũng có thể là tác nhân gây mụn. Đặc biệt là khi sử dụng bạn để chúng tiếp xúc trực tiếp với bề mặt da ở vùng trán. Lúc này mụn thường có xu hướng tấy đỏ, mọc thành đám và gây ngứa ngáy.

5. Thường xuyên đội mũ

Đội mũ là thói quen tốt giúp bảo vệ tóc và da mặt khỏi tác hại từ ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên thói quen này cũng có thể là nguyên nhân gây mụn trên trán. Đặc biệt là trong trường hợp bạn không chú ý vệ sinh mũ thường xuyên. Chất bẩn từ mũ rất dễ tác động lên vùng trán. Hơn nữa vành mũ cũng có thể ma sát, gây tổn thương hay khiến vùng trán tiết nhiều mồ hôi hơn.

6. Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài

Một trong những nguyên nhân chính gây mụn là do tình trạng căng thẳng, stress kéo dài. Căng thẳng thần kinh có thể dẫn tới tỳ khí hư tổn và sinh ra chứng tâm hỏa thịnh. Hơn nữa còn làm giải phóng hormone adrenaline khiến hoạt động tiết bã nhờn diễn ra mạnh mẽ hơn. Từ đó làm tăng nguy cơ bị lên mụn ở vùng trán.

Nổi mụn ở trán có phải do bệnh lý?

Ngoài các nguyên nhân thường gặp được đề cập ở trên thì nổi mụn ở trán đôi khi cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bệnh lý. Lúc này cần chú ý quan sát các triệu chứng đi kèm để có thể nhận điện bệnh liên quan.

Dưới đây là một số bệnh lý có thể khiến trán nổi mụn:

1. Bệnh lý về gan

Gan là cơ quan rất quan trọng của hệ bài tiết làm nhiệm vụ đào thải độc tố. Nếu chức năng gan gặp vấn đề thì khả năng giải độc sẽ suy giảm. Từ đó khiến cho độc tố và chất cặn bã tích tụ lại trong cơ thể.

Sự tích tụ kéo dài có thể gây nóng gan, nóng trong người và biểu hiện qua các triệu chứng trên da. Trong đó nổi mụn và ngứa da là tình trạng thường gặp nhất. Và trán chính và vị trí ưa thích của những nốt mụn kích hoạt do nóng gan. Nổi mụn thường kèm theo ngứa ngáy, vàng da, hơi thở có mùi hôi

Bị mụn ở trán phải làm sao
Nổi mụn ở trán có thể là biểu hiện cảnh báo chức năng gan suy giảm

2. Bệnh đường tiêu hóa

Nhiều người cho rằng, tình trạng nổi mụn trên da thường không bị tác động bởi hoạt động tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu mụn thường xuyên xuất hiện ở vùng trán thì bạn nên theo dõi thêm các triệu chứng tiêu hóa. Ruột gặp vấn đề thì khả năng thải độc của cơ thể cũng sẽ gặp trục trặc. Nổi mụn có thể đi kèm với tình trạng rối loạn tiêu hóa, hay bị đau bụng, táo bón, tiêu chảy

3. Các bệnh lý da liễu

Trong nhiều trường hợp, nổi mụn trên vùng trán có thể là dấu hiệu sớm của các bệnh lý da liễu. Bởi vùng trán hoạt động của tuyến bã nhờn thường hiệu quả hơn. Lúc này bụi bẩn và dầu thừa rất dễ tích tụ sâu trong lỗ chân lông tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm men phát triển. Viêm lỗ chân lông, rôm sảy hay nhiễm trùng da được xác nhận là các bệnh lý về da có liên quan trực tiếp đến tình trạng nổi mụn ở trán.

Chia sẻ 10 cách trị mụn ở trán tại nhà nhanh chóng, hiệu quả

Tình trạng nổi mụn ở trán có thể được kiểm soát và khắc phục nhanh chóng nếu bạn áp dụng chữa trị đúng cách. Có nhiều giải pháp hữu ích cho tình trạng này. Dưới đây là 10 cách trị mụn ở trán tại nhà mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

1. Duy trì các thói quen tốt

Tình trạng nổi mụn ở trán trong nhiều trường hợp là do duy trì những thói quen xấu trong cuộc sống thường ngày. Lúc này cần chủ động điều chỉnh, thực hiện các thói quen tốt. Đây là giải pháp đơn giản có thể hỗ trợ điều trị mụn ở trán hiệu quả.

Bị mụn ở trán phải làm sao
Rửa mặt sạch sẽ là thói quen tốt giúp hỗ trợ loại bỏ mụn trên trán

Dưới đây là một số thói quen tốt cần duy trì:

  • Tuyệt đối không dùng tay để sờ hay cào gãi lên nốt mụn. Hành động này có thể khiến cho mụn sưng thêm và dễ để lại thâm sẹo trên da.
  • Rửa mặt đúng cách: Lựa chọn sản phẩm sữa rửa mặt có độ pH trung tính và phù hợp với tính chất da. Nên ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.
  • Khi đang bị nổi mụn ở trán thì đừng nên trang điểm. Trường hợp buộc phải trang điểm thì hãy tẩy trang thật sạch sẽ ngay sau đó.
  • Duy trì các thói quen sinh hoạt lành mạnh. Cần đi ngủ trước 10 giờ tối để da có đủ thời gian phục hồi vào ban đêm.
  • Kiểm soát tốt căng thẳng, stress. Không nên làm việc quá sức, dành thời gian cho việc nghỉ ngơi. Nếu thấy mệt mỏi đầu óc có thể thư giãn bằng cách tắm nước ấm với tinh dầu, ngồi thiền, nghe nhạc, đọc sách.
  • Đừng quên dành ra tối thiểu 30 phút mỗi ngày cho hoạt động thể dục thể thao. Thói quen này giúp tăng cường thải độc cho da, cải thiện tâm trạng và nâng cao sức khỏe.

2. Uống đủ nước

Dù có bị nổi mụn ở trán hay không thì bạn vẫn cần bổ sung đủ 2 2.5 lít nước mỗi ngày cho cơ thể. Uống đủ nước giúp quá trình chuyển hóa, thanh thải độc tố cho cơ thể diễn ra suôn sẻ hơn.

Điều này đặc biệt quan trọng với những người bị nổi mụn trên trán do nóng gan, nóng trong người. Bổ sung đủ nước sẽ giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể và tạo điều kiện cho gan thận hoạt động tốt hơn.

3. Dùng nha đam trị mụn ở trán

Nha đam là nguyên liệu thiên nhiên rất thông dụng với mục đích chăm sóc và làm đẹp da. Đặc biệt khi bị nổi mụn trên trán thì bạn cũng có thể sử dụng nguyên liệu này để điều trị.

Hàm lượng nước, vitamin và chất khoáng dồi dào trong nha đam có thể cấp ẩm, làm mềm da. Đồng thời cải thiện tình trạng sưng đỏ, ngứa ngáy và nóng rát do các nốt mụn gây ra.

Bị mụn ở trán phải làm sao
Dùng nha đam đúng cách có thể nhanh chóng làm xẹp các nốt mụn trên trán

Ngoài ra, nha đam còn chứa rất nhiều hợp chất có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ. Chúng giúp phục hồi vùng da trán đang bị tổn thương do mụn. Hơn nữa còn ngăn ngừa hình thành vết thâm và sẹo lõm sau khi mụn được loại bỏ.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 lá nha đam đem rửa sạch rồi gọt bỏ vỏ và cạo lấy lớp gel trong suốt
  • Vệ sinh mặt thật sạch với sữa rửa mặt và dùng khăn mềm lau khô
  • Thoa gel nha đam lên vùng trán đang bị nổi mụn
  • Massage 1 vài phút rồi thoa thêm lớp nữa và để khô tự nhiên khoảng 10 phút
  • Cuối cùng hãy dùng nước mát để rửa lại cho thật sạch

4. Bị nổi mụn ở trán có thể chữa bằng mật ong

Mật ong cũng là một trong những nguyên liệu tự nhiên rất lành tính mà bạn có thể tận dụng để chữa mụn ở trán. Nó có thể đáp ứng với các loại mụn thường gặp như mụn đầu trắng, đầu đen, mụn viêm, mụn đỏ, mụn nang hay mụn trứng cá.

Trong mật ong có chứa hàm lượng cao vitamin, khoáng chất, các acid amin và hợp chất thực phẩm. Bên cạnh tác dụng làm se cồi mụn, loại bỏ bụi bẩn, da chết bã nhờn thì còn rất hữu ích với sức khỏe làn da. Chúng giúp cấp ẩm, làm dịu da, tăng độ đàn hồi tự nhiên và giúp da được trẻ hóa. Hơn nữa còn ngăn ngừa các vết thâm hay sẹo lõm hình thành sau khi điều trị mụn.

Cách thực hiện như sau:

  • Rửa sạch da mặt với sữa rửa mặt rồi dùng khăn mềm lau khô
  • Thoa trực tiếp 1 lượng mật ong nguyên chất vừa đủ lên vùng trán đang bị mụn
  • Dùng tay massage nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và da chết
  • Sau đó lưu mặt nạ trên da khoảng 7 10 phút rồi dùng nước ấm rửa sạch

5. Dùng tinh bột nghệ chữa mụn ở trán

Dùng tinh bột nghệ là giải pháp đặc biệt hữu ích khi vùng trán bị bổi mụn trứng cá. Nguyên liệu này có thể làm giảm viêm đỏ, ngứa ngáy, vết thâm và ngăn ngừa sẹo lõm hiệu quả.

Hàm lượng beta-carotene và curcumin dồi dào trong tinh bột nghệ đem lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe làn da. Chúng có khả năng chống oxy hóa cực mạnh, ức chế tế bào melanin và làm tăng sinh collagen cho da. Ngoài ra, tinh bột nghệ còn là nguyên liệu có khả năng kháng khuẩn và chống viêm rất mạnh mẽ.

Bị mụn ở trán phải làm sao
Tinh bột nghệ là nguyên liệu tốt cho da có thể tận dụng để trị mụn ở trán

Cách thực hiện như sau:

  • Trộn đều tinh bột nghệ và sữa tươi không đường theo tỷ lệ 1:1
  • Làm sạch da mặt rồi dùng khăn bông mềm thấm cho khô
  • Thoa trực tiếp hỗn hợp tinh bột nghệ và sữa tươi lên vùng trán đang bị mụn
  • Giữ nguyên mặt nạ trên da khoảng 15 phút
  • Cuối cùng cho 1 ít nước lên tay và massage khoảng 1 phút rồi dùng nước ấm rửa sạch

6. Công thức từ cà chua và nước cốt chanh trị mụn trên trán

Công thức này được cho là đặc biệt phù hợp với những người sở hữu làn da dầu. Nước cốt chanh có chứa lượng acid citric dồi dào giúp làm sạch da, loại bỏ bã nhờn, mồ hôi và bụi bẩn tích tụ trong nang lông. Hơn nữa còn giúp kiểm soát hoạt động tiết dầu thừa trên da, nhất là ở vùng trán.

Còn cà chua lại chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Đặc biệt là vitamin C và lycopene có tác dụng chống oxy hóa, tăng sinh collagen. Nhờ đó mà thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương do mụn. Công thức từ cà chua và chanh không chỉ làm mụn xẹp nhanh mà còn cải thiện tình trạng da xỉn màu, nhăn nheo, giúp da sáng hồng, rạng rỡ.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 quả cà chua chín và nửa quả chanh tươi
  • Cà chua đem rửa sạch rồi cho vào máy ép lấy nước
  • Vắt nước cốt chanh vào nước ép cà chua rồi trộn đều lên
  • Rửa sạch và lau khô vùng da mụn
  • Sau đó dùng tăm bông nhúng vào nước ép vừa chuẩn bị và chấm lên từng nốt mụn
  • Trường hợp mụn mọc nhiều chỗ có thể thoa 1 lớp mỏng nhẹ lên
  • Để yên trên da khoảng 15 phút cho khô và cuối cùng dùng nước ấm rửa sạch

7. Bổ sung các thực phẩm lành mạnh

Việc điều chỉnh chế độ ăn uống cũng được cho là rất quan trọng với những người bị nổi mụn trên trán. Nhất là trong trường hợp nguyên nhân gây mụn là do thực nhiệt hay nóng gan.

Bạn được khuyên là nên bổ sung các thực phẩm lành mạnh. Chúng có thể giúp thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan, bổ thận. Hơn nữa còn rất tốt với sức khỏe làn da, giúp da thải độc, chống oxy hóa và tăng cường hàng rào bảo vệ tự nhiên.

Bị mụn ở trán phải làm sao
Người bị nổi mụn ở trán được khuyên là nên bổ sung các thực phẩm lành mạnh vào chế độ ăn uống

Một số thực phẩm hữu ích bao gồm:

  • Các loại rau xanh: Rau bina, bông cải xanh, bắp cải, rau ngót, mồng tơi
  • Các loại củ quả: Cà rốt, củ dền, củ cải trắng, cà chua, dưa leo, bí đao
  • Trái cây tươi: Dâu tây, trái cây họ cam quýt, quả bơ, táo đỏ

Ngoài ra, cần hạn chế tiêu thụ các thực phẩm sau:

  • Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ
  • Đồ ăn cay nóng, chế biến sẵn
  • Đồ ăn chứa nhiều gia vị, muối đường
  • Rượu bia
  • Nước ngọt có gas
  • Cà phê, thuốc lá, chất kích thích

8. Sử dụng lòng trắng trứng trị mụn ở trán

Sử dụng lòng trắng trứng chữa mụn trên trán cũng là giải pháp rất đơn giản và dễ thực hiện. Cách này đặc biệt với những người bị mọc mụn cám hay mụn đầu đen.

Lòng trắng trứng chứa lượng lớn protein, collagen, vitamin A, B giúp làm xẹp mụn nhanh chóng. Đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành các tổn thương trên bề mặt da do mụn gây ra. Cách này còn kiểm soát được dầu thừa trên trán, làm sạch da từ sâu trong lỗ chân lông.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 quả trứng gà đem đập ra rồi tách lấy phần lòng trắng
  • Thêm vào khoảng 2 thìa cafe mật ong nguyên chất rồi đánh cho bông lên
  • Rửa mặt sạch sẽ rồi lau khô và thoa hỗn hợp này lên vùng trán đang mọc mụn
  • Massage nhẹ nhàng rồi thư giãn khoảng 15 phút
  • Cuối cùng rửa lại thật sạch với nước ấm

9. Nổi mụn ở trán có thể dùng baking soda

Baking soda là nguyên liệu được dùng phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Có thể tận dụng nguyên liệu này để trị mụn trên trán do nó có khả năng sát trùng tương đối mạnh.

Khi tiếp xúc với da, baking soda có thể ức chế sự sinh sôi của các hại khuẩn gây mụn trứng cá. Đồng thời làm giảm tình trạng sưng viêm và đau nhức do mụn. Ngoài ra, nguyên liệu này còn có tác dụng làm sạch dầu thừa và tế bào da chết. Từ đó hữu ích trong việc ngăn ngừa mụn tái phát trở lại.

Bị mụn ở trán phải làm sao
Có thể dùng baking soda để khắc phục tình trạng nổi mụn ở trán

Cách thực hiện như sau:

  • Trộn đều 2 thìa cafe bột baking soda cùng 1 ít nước sạch để thu được hỗn hợp ở dạng sệt
  • Rửa mặt sạch sẽ và dùng khăn bông mềm thấm cho khô hoàn toàn
  • Thoa hỗn hợp baking soda lên vùng trán đang bị mọc mụn
  • Massage nhẹ nhàng vài phút rồi để nguyên thêm khoảng 15 phút nữa
  • Cuối cùng dùng nước sạch rửa lại, lau khô và thoa 1 lớp nước hoa hồng để tránh khô da

10. Sử dụng aspirin trị mụn ở trán

Aspirin là loại thuốc được dùng với mục đích làm giảm đau và hạ sốt. Mặc dù không phải là thuốc đặc trị mụn nhưng có thể tận dụng Aspirin để điều trị mụn trên trán.

Sở dĩ loại thuốc này có công dụng trị mụn là nhờ có chứa thành phần Beta Hydroxy Acid. Đây là hoạt chất quen thuộc có trong rất nhiều loại kem trị mụn thông dụng hiện nay. Nó giúp tẩy tế bào chết, kháng viêm, làm giảm sưng và se cồi mụn nhanh chóng.

Sử dụng aspirin đúng cách sẽ giúp các nốt mụn trên vùng trán sớm se cồi. Đồng thời hỗ trợ loại bỏ các tế bào da chết, kiểm soát dầu thừa trên da và giúp làn da nhanh chóng tái tạo khỏe mạnh hơn.

Cách thực hiện như sau:

  • Nghiền nát khoảng 4 viên aspirin trong 1 cái chén nhỏ
  • Đổ từ từ nước cất vào khuấy đều để thu được hỗn hợp dạng sệt mịn
  • Rửa mặt sạch sẽ và dùng khăn bông mềm lau khô hoàn toàn
  • Dùng tăm bông thấm vào hỗn hợp aspirin rồi chấm lên các nốt mụn trên trán
  • Cần giữ nguyên khoảng 15 phút rồi dùng nước ấm rửa lại cho sạch

**Lưu ý: Tuyệt đối không áp dụng giải pháp này cho phụ nữ mang thai hay đang cho con bú, trẻ em chưa đủ 18 tuổi và những người bị dị ứng với các thuốc nhóm NSAIDs.

Nổi mụn ở trán Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Trong một số trường hợp, các giải pháp tại nhà sẽ không thể đáp ứng tốt với tình trạng nổi mụn ở trán. Nhất là khi mụn mọc ồ ạt trên diện rộng hay bị chảy dịch, có nguy cơ nhiễm trùng.

Bị mụn ở trán phải làm sao
Nếu mụn mọc quá nhiều và nghiêm trọng hãy thăm khám bác sĩ để được tư vấn điều trị đúng cách

Cần chủ động thăm khám bác sĩ khi:

  • Mụn mọc với số lượng nhiều và chi chít trên trán
  • Xuất hiện nhiều mụn viêm, mụn mủ chảy dịch
  • Phát hiện các triệu chứng nhiễm trùng
  • Các nốt mụn xuất hiện dài ngày không rõ nguyên nhân
  • Bị lên mụn đi kèm các triệu chứng toàn thân khác như nóng sốt, rối loạn tiêu hóa, vàng da, vàng mắt

Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để xác định rõ nguyên nhân gây mụn. Tùy theo từng nguyên nhân và tình trạng mụn mà sẽ đưa ra phác đồ trị mụn phù hợp. Trong đó, bạn có thể được chỉ định dùng thuốc bôi, thuốc uống, lấy nhân mụn, chiếu ánh sáng kết hợp với điều trị các bệnh lý liên quan. Cần nghiêm túc điều trị theo chỉ định của bác sĩ để nhận được kết quả tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

  • Dùng nha đam trị mụn đúng cách Sạch không tỳ vết
  • Các thuốc trị mụn (uống + bôi) tốt nhất và cách sử dụng