Biểu mẫu điện tử là gì

DỰ THẢO
16/11/2011

PHÂN HỆ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BIỂU MẪU ĐIỆN TỬ
Các yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật
(kèm theo công văn số …/BTTTT-ƯDCNTT
ngày …/…/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông)

1. Khái niệm
Biểu mẫu điện tử (E-Form): Là phiên bản điện tử của biểu mẫu giấy, được quản
lý, lưu trữ trên máy tính và lưu hành trên môi trường mạng. E-Form nhằm phục vụ thu
thập dữ liệu theo yêu cầu của một dịch vụ công trực tuyến và tổ chức dữ liệu dưới một
định dạng chuẩn, thống nhất (ví dụ là XML) để gửi tới phần mềm ứng dụng cung cấp
dịch vụ công trực tuyến đó.
Phân biệt giữa Văn bản điện tử và E-Form:
Hình thức
Văn bản điện tử

Yêu cầu
- Người sử dụng có thể điền các thông tin lên biểu mẫu trên
máy tính thông qua công cụ soạn thảo văn bản và được tổ chức
lưu trữ dưới một định dạng có thể đọc được, ví dụ: .doc,
.xsl, .pdf, … để in ra và gửi tới cơ quan hành chính.
- Không hỗ trợ quá trình tương tác trực tuyến (gửi/nhận) thông
qua môi trường mạng giữa người sử dụng biểu mẫu và Hệ
thống xử lý biểu mẫu.

E-Form

- Người sử dụng có thể điền trực tiếp thông tin lên biểu mẫu
thông qua trình duyệt web hoặc giao diện đồ họa phần mềm hỗ

trợ điền biểu mẫu. Dữ liệu người sử dụng điền vào biểu mẫu
được tổ chức trữ dưới dạng có cấu trúc (như XML,..) để gửi tới
Hệ thống xử lý biểu mẫu.
- Hỗ trợ quá trình tương tác trực tuyến (gửi/nhận) thông qua
môi trường mạng giữa người sử dụng biểu mẫu và Hệ thống xử
lý biểu mẫu.
- Dữ liệu đặc tả thuộc tính, cấu trúc của E-Form được quản lý
và lưu trữ trong CSDL.

Phân hệ phần mềm quản lý E-Form là một ứng dụng dùng chung trên nền tảng
Cổng thông tin điện tử; cho phép quản lý thống nhất toàn bộ E-Form của cơ quan, tổ
chức, hỗ trợ việc cung cấp thông tin đầu vào cho các dịch vụ công trực tuyến. Phân hệ
quản lý E-Form có các đặc điểm cơ bản như sau về chức năng:
- Thiết lập, phê duyệt và xuất bản (thiết kế) E-Form.
- Quản lý thư viện E-Form.
- Trình diễn, hiển thị E-Form trong giai đoạn thiết kế, giai đoạn thu thập, sửa
đổi thông tin của người sử dụng.
- Thu thập và xử lý thông tin: thu thập thông tin người sử dụng điền vào EForm theo định dạng dữ liệu có cấu trúc và gửi tới ứng dụng xử lý dịch vụ công.
1

- Cho phép thực hiện các dịch vụ công trực tuyến Mức độ 3 trở lên.
E-Form sau khi được người dùng điền thông tin và đính kèm các tài liệu liên
quan, gửi đến hệ thống, được hệ thống ghi nhận, gọi là Hồ sơ điện tử.

2. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1.1. Phạm vi áp dụng
Tài liệu là một hướng dẫn kỹ thuật, nhằm mục đích khuyến nghị các yêu cầu tối
thiểu về Phân hệ phần mềm quản lý E-Form, giúp các CQNN xem xét, đánh giá, đi tới
quyết định lựa chọn các giải pháp xây dựng Cổng thông tin điện tử đáp ứng các yêu

yêu cầu cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
1.2. Đối tượng áp dụng
Cổng thông tin điện tử của các Bộ, Tỉnh, Cơ quan ngang Bộ có cung cấp dịch vụ
công trực tuyến.

3. Yêu cầu chức năng
1.3. Mục đích
- Xây dựng kho E-Form tập trung, thống nhất, được phân loại, sắp xếp theo lĩnh
vực thủ tục hành chính.
- Cung cấp phương tiện, công cụ để thiết kế và quản lý E-Form.
- Cung cấp giao diện tiếp nhận hồ sơ cho các ứng dụng cung cấp dịch vụ công
trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử.
1.4. Yêu cầu chức năng
Danh sách các chức năng tối thiểu mà ứng dụng quản lý E-Form cần có để thực
hiện được các mục đích trên. Các chức năng được chia thành 2 nhóm, các chức năng
cần có và các chức năng nên có, cụ thể bao gồm:
1.4.1. Các chức năng cần có
TT

Tên chức năng

Mô tả

Thiết lập, phê duyệt, xuất bản E-Form
Quản lý danh - Định nghĩa và quản lý danh mục E-Form.
mục E-Form
Thiết lập dự thảo - Thêm mới, điều chỉnh một E-Form (dạng dự thảo) thông
E-Form
qua các tác vụ thiết kế trên giao diện đồ họa:
+ Thiết lập khung hiển thị E-Form: vị trí, độ dài, chiều rộng,

khung, viền các thông tin, dữ liệu cố định của E-Form.
+ Thiết lập các thông tin ghi chú, hỗ trợ, hướng dẫn.
+ Thiết lập các trường nhập liệu: Loại ô nhập liệu (control),
vị trí, kích cỡ, kiểu dữ liệu, các ràng buộc về giá trị của các
trường nhập liệu.
+ Thiết lập các đối tượng điều khiển cơ bản trên màn hình
2

nhập liệu.
+ Thiết lập thời gian hiệu lực của E-Form.
+ Thiết lập các thông báo của hệ thống.
Thiết lập quy - Cho phép thiết lập quy trình xuất bản E-Form cho các
trình phê duyệt E- nhóm người sử dụng khác nhau
Form
Kiểm tra, xem xét - Hiển thị E-Form, cho phép người dùng được phân quyền
kiểm tra và xem xét tính hợp lệ của Biểu mẫu điện tử dự
thảo.
Phê duyệt và xuất - Cho phép người dùng được phân quyền phê duyệt và xuất
bản E-Form
bản E-Form (Thiết lập tính hiệu lực của E-Form)
Lưu trữ dữ liệu - Cho phép lưu trữ dữ liệu đặc tả cấu trúc E-Form trong
đặc tả cấu trúc E- CSDL.
Form
Quản lý thư viện E-Form
Thiết lập tham - Hiển thị danh mục E-Form và danh mục tham chiếu các
chiếu giữa E- dịch vụ công trực tuyến.
Form và dịch vụ
- Cho phép thiết lập tham chiếu giữa E-Form và dịch vụ
công trực tuyến

công trực tuyến tương ứng; cập nhật dữ liệu đặc tả của Etương ứng
Form vào CSDL của ứng dụng cung cấp dịch vụ công trực
tuyến.
- Hủy bỏ tham chiếu tham chiếu giữa E-Form và dịch vụ
công trực tuyến tương ứng.
Sắp
loại

xếp,

phân - Sắp xếp, phân loại danh sách E-Form theo lĩnh vực của
dịch vụ công trực tuyến.
- Sắp xếp danh sách E-Form theo trạng thái: Dự thảo, Đang
thẩm tra, Đã phê duyệt, Đã xuất bản, Đang điều chỉnh, Hết
hiệu lực, ...

Tìm kiếm, tra cứu - Cho phép tìm kiếm E-Form theo nhiều tiêu chí kết hợp:
thời gian, tên E-Form, lĩnh vực/tên dịch vụ công trực
tuyến, ...
Thay đổi trạng - Trong trường hợp nội dung thông tin trên E-Form không
thái E-Form
còn phù hợp với quy định của thủ tục hành chính, hệ thống
cho phép người dùng cập nhật trạng thái của E-Form thành:
hết hiệu lực.
Xóa E-Form

- Cho phép xóa E-Form có các trạng thái:
+ Dự thảo.
+ Hết hiệu lực và không còn tham chiếu tới dịch vụ công
trực tuyến. Các E-Form bị xóa cùng các thông tin, dữ liệu có

3

liên quan vẫn được lưu thông tin trong CSDL E-Form (Form
Repository) để có thể lấy ra khi cần thiết.
+ Đang thiết kế.
Trình diễn, hiển thị E-Form
Hiển thị các - Tên quy trình, thủ tục
thông tin hỗ trợ
- Các bước thực hiện.

.

- Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục, EForm.
Hiển thị các - Hiển thị các trường nhập liệu (input controls) cho phép
trường nhập liệu người dùng nhập thông tin thông qua các hình thức:
dành cho người
+ Nhập trực tiếp dữ liệu dạng văn bản: cho phép giới hạn số
dùng
dòng, số ký tự, loại ký tự được phép nhập theo yêu cầu.
+ Nhập dữ liệu từ danh mục lựa chọn. (Ví dụ: Đơn vị hành
chính, địa danh, năm,…). Phân loại:
• Trường nhập liệu chỉ được phép chọn 1 đối tượng:
radio button, dropdown list,..
• Được phép chọn nhiều đối tượng: checkbox…
+ Nhập dữ liệu từ tài liệu điện tử (file) đính kèm, bao gồm:
file văn bản, file ảnh,…
Hiển thị các đối - Nút điều khiển cho phép gửi dữ liệu lên hệ thống. (submit
tượng điều khiển button)

cơ bản
- Nút điểu khiển cho phép khởi tạo lại dữ liệu nhập vào hệ
thống (reset button)
- Nút điều khiển cho phép dừng thực hiện (cancel button)
- Nút điều khiển cho phép sửa đổi nội dung thông tin của Hồ
sơ điện tử (edit button)
Hiển thị nội dung - Hiển thị nội dung Hồ sơ điện tử theo vai trò được thiết lập
Hồ sơ điện tử
của từng đối tượng sử dụng hệ thống:
+ Người điền E-Form.
+ Cán bộ xử lý.
+ Lãnh đạo phê duyệt.
+ Quản trị hệ thống.
Hiển thị thông - Thông báo lỗi nhập dữ liệu.
báo của hệ thống - Thông báo lỗi hệ thống.
- Thông báo xác nhận thực hiện gửi dữ liệu thành công.
Thu thập và xử lý thông tin
Kiểm tra tính hợp - Kiểm tra tính hợp lệ của các thông tin người dùng nhập

4

lệ của các thông vào E-Form theo các tiêu chí:
tin được nhập
+ Hợp lệ so với quy định đã được thiết lập.
+ Không trùng lặp với các thông tin đã có trong CSDL (với
các nội dung thông tin không cho phép trùng lặp).
Ghi nhận và xử lý - Ghi nhận và tự động sắp xếp thông tin người sử dụng điền
dữ liệu
vào E-Form dưới dạng dữ liệu có cấu trúc.

- Gửi Hồ sơ điện tử tới ứng dụng xử lý dịch vụ công dưới
dạng dữ liệu có cấu trúc thông qua một trong các phương
pháp:
+ Chuẩn kết nối ứng dụng cổng thông tin điện tử: JSR 168,
JSR 286, WSRP v1.0, WSRP v2.0.
+ Cập nhật trực tiếp tới CSDL Hồ sơ điện tử của ứng dụng
cung cấp dịch vụ công.
Kết xuất dữ liệu

- Cho phép kết xuất Hồ sơ điện tử theo các định dạng tùy
chọn: HTML, Word, PDF, EXEL, ...

Báo cáo thống kê

- Cho phép kết xuất báo cáo thống kê về Hồ sơ điện tử theo
nhiều tiêu chí:
+ Lĩnh vực dịch vụ công.
+ Theo ngày, tháng, ...

Chức năng được thiết lập trên nền tảng Cổng thông tin điện tử
Phân quyền truy - Cho phép thiết lập quyền truy cập phân hệ trên giao diện
cập phân hệ
quan trị của Cổng thông tin điện tử.
Thiết lập vị trí - Thiết lập vị trí hiển thị của ứng dụng trên Cổng thông tin
hiển thị của ứng điện tử.
dụng hệ trên hệ
thống
Phân quyền người sử dụng
Phân quyền người - Cho phép thiết lập quyền : sử dụng E-Form; thiết lập, quản
sử dụng

lý, phê duyệt E-Form đối với danh sách người dùng của ứng
dụng.
Kế thừa chức năng của Cổng thông tin điện tử
Kế thừa các chức - Đăng nhập một lần; đăng xuất; xác thực người dùng; truy
năng của Cổng xuất dữ liệu từ các thành phần khác: các dữ liệu danh mục,
thông tin điện tử
dữ liệu người dùng, dữ liệu cầu hình hệ thống,...; các chức
năng an toàn, bảo mật của hệ thống; ...
1.4.2. Các chức năng nên có
TT

Mô tả

Tên chức năng
Thiết lập, phê duyệt, xuất bản E-Form

5

Kết xuất (export)
dữ liệu
Nhập (inport) dữ
liệu
Thiết lập chế độ
hiển thị E-Form

- Cho phép kết xuất dữ liệu đặc tả (Metadata) cấu trúc EForm theo chuẩn XML.
- Cho đọc dữ liệu đặc tả cấu trúc E-Form từ các tệp tin được
định nghĩa theo chuẩn XML.
- Thiết lập chế độ hiển thị E-Form phù hợp cho nhiều loại

thiết bị điện tử khác nhau như máy tính bảng, Smart
phone, ...
Tích hợp với thành phần khác
Tích hợp với - Cho phép kết xuất các thông tin từ Hồ sơ điện tử và xuất
phân hệ xuất bản bản trên Cổng thông tin điện tử, ...
thông tin điện tử
Gửi/Nhận Hồ sơ - Cho phép Gửi/Nhận Hồ sơ điện tử liên thông với các hệ
điện tử liên thông thống CNTT của các cơ quan, đơn vị khác.
Tích hợp với hệ - Cho phép gửi các thông điệp từ hệ thống tới người sử
thống email
dụng.
Tích hợp với hệ - Cho phép sử dụng chữ ký số để thực hiện các giao dịch
thống PKI
điện tử bên trong phân hệ.

4. Yêu cầu tính năng
1.5. Nguyên tắc xây dựng
- Hướng tới một hệ thống mở, đảm bảo tính kế thừa, nâng cấp, mở rộng trong
tương lai.
- Đảm bảo khả năng tích hợp và trao đổi dữ liệu với các Hệ thống xử lý hồ sơ
điện tử.
- Tuân thủ quy trình quản lý chất lượng ISO 9001:2008 trong thực hiện thủ tục
hành chính.
1.6. Yêu cầu tính năng kỹ thuật đối với ứng dụng E-Form
Yêu cầu tính năng kỹ thuật đáp ứng là những yêu cầu và điều kiện cần thiết để
ứng dụng quản lý E-Form có thể thực hiện được yêu cầu chức năng trong mục 3 và
đảm bảo khả năng triển khai hệ thống. Yêu cầu kỹ thuật đáp ứng được chia thành 2
nhóm: yêu cầu về tính năng kỹ thuật cần có và yêu cầu tính năng kỹ thuật nên có.
1.6.1. Danh sách tính năng kỹ thuật cần có
TT

Tính năng kỹ thuật
Yêu cầu chung
- Tuân thủ các quy định về chuẩn nội dung web, các định dạng văn bản, các định
dạng hình ảnh theo Thông tư số 01/2011/TT-BTTTT về Danh mục tiêu chuẩn kỹ
thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước
Tính chức năng
- Có khả năng xử lý được nhiều định dạng dữ liệu khác nhau như dữ liệu có cấu
trúc, dữ liệu phi cấu trúc dưới dạng tệp gắn kèm (dữ liệu tệp văn bản, dữ liệu
6

phim, ảnh, âm thanh).
- Chuẩn hóa dữ liệu để lưu trữ theo chuẩn ký tự Unicode.
- Cho phép tự động cập nhật các sự kiện (event log) diễn ra trong quá trình hoạt
động của ứng dụng để phục vụ theo dõi, giám sát và có cơ chế tự cảnh báo các
lỗi phát sinh trong quá trình hoạt động của ứng dụng.
- Cho phép tìm kiếm toàn văn (full text search) trong toàn bộ CSDL.
- Có các cơ chế chống gửi thông tin rác (dưới dạng captcha, audio,…)
Tính tin cậy
- Cơ sở dữ liệu phải có khả năng lưu trữ với dung lượng lớn, cho phép quản lý và
lưu trữ toàn bộ E-Form của toàn bộ các thủ tục hành chính của cơ quan, tổ chức,
đáp ứng được tính tăng trưởng của dữ liệu.
- Hoạt động thông suốt và ổn định, đáp ứng số lượng truy cập lớn, cho phép
nhiều đối tượng sử dụng thực hiện và xử lý dịch vụ công trực tuyến đồng thời.
- Cho phép sao lưu dữ liệu định kỳ và đột xuất.
- Cho phép phục hồi dữ liệu khi hệ thống gặp sự cố.
- Cung cấp các báo cáo khai thác, vận hành hệ thống.
Tính khả dụng
- Sử dụng HTML, javascript chuẩn quốc tế; tương thích với các trình duyệt web

thông dụng.
- Hỗ trợ hiển thị tiếng Việt theo chuẩn Unicode.
- Tùy biến giao diện của hệ thống theo vai trò của người sử dụng
Khả năng bảo trì
- Hệ thống có khả năng sửa đổi, nâng cấp, mở rộng các chức năng trên nền tảng
hiện tại
Tính khả chuyển
- Cho phép cài đặt theo mô hình máy chủ ứng dụng và máy chủ cơ sở dữ liệu.
- Cho phép cài đặt theo mô hình máy chủ chính và máy chủ dự phòng.
- Cho phép cài đặt trong hệ thống mạng có phân vùng bảo mật nhiều lớp.
1.6.2. Danh sách tính năng kỹ thuật nên có
TT

Tính năng kỹ thuật
Tính chức năng
- Thiết kế hệ thống tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiến trúc hướng dịch vụ
(Service Oriented Architecture).
- Thiết kế, xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu sử dụng ngôn ngữ SQL chuẩn để
có thể cho phép triển khai trên nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu như SQL Server,
7

Oracle, DB2 và các ứng dụng quản lý dữ liệu như MySQL, ...
- Cho phép theo dõi, giám sát việc sử dụng tài nguyên hệ thống.
- Cho phép khai thác dữ liệu qua nhiều kênh thông tin khác nhau: web, mobile,
email, thiết bị thông minh.
Tính khả chuyển
- Cho phép cài đặt và vận hành tốt trên nhiều môi trường hệ điều hành nền cơ
bản như Windows, Linux, Unix, …
- Hỗ trợ triển khai trên nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

- Hỗ trợ lưu trữ dữ liệu trên hệ thống SAN (storage area network).
- Hỗ trợ lưu trữ dữ liệu trên các máy chủ điện toán đám mây, việc truy cập đến
dữ liệu có thể thực hiện trên internet.

8

GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ
Mô hình tổng thể các chức năng của phân hệ E-Form

(1), (2): Quy trình thiết lập, phê duyệt, xuất bản E-Form.
(3.1): Thiết lập tham chiếu giữa E-Form và dịch vụ công trực tuyến tương ứng;
cập nhật dữ liệu đặc tả của E-Form vào CSDL của ứng dụng cung cấp dịch vụ công
trực tuyến.
(3.2): Trình diễn, hiển thị E-Form.
(4): Điền E-Form.
(5): Thu thập và xử lý thông tin.
Các thuật ngữ trong tài liệu
1. CSDL: Cơ sở dữ liệu.
2. Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ
quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.
Khái niệm dịch vụ công trực tuyến được nêu tại Nghị định 43/2011/NĐ-CP.
3. Metadata: Dữ liệu đặc tả (metadata) là những thông tin mô tả các đặc tính của dữ
liệu như nội dung, định dạng, chất lượng, điều kiện và các đặc tính khác nhằm tạo
thuận lợi cho quá trình tìm kiếm, truy nhập, quản lý và lưu trữ dữ liệu.
4. SAN (storage area network ): mạng lưu trữ SAN là một kiến trúc để gắn kết các
thiết bị lưu trữ bên ngoài (như dãy đĩa, thư viện băng từ, và các thư viện ổ quang)
tới các máy chủ theo cách mà đối với hệ điều hành các thiết bị lưu trữ này xuất
hiện giống như các thiết bị lắp trong.
5. Public Key Infrastructure (PKI) là một hạ tầng cung cấp việc tạo và quản lý khóa

công khai cho người sử dụng để mã hoá, xác định danh tính, đảm bảo tính riêng tư,
và tính không chối bỏ của các thông điệp dữ liệu. Do đó, PKI cung cấp một
phương pháp bảo mật để trao đổi các thông tin nhạy cảm qua một mạng không bảo
mật.
6. Tính chức năng
Khả năng của phần mềm cung cấp các chức năng đáp ứng được nhu cầu sử dụng
khi phần mềm làm việc trong điều kiện cụ thể.

9

-

Tính phù hợp: là khả năng của một phần mềm có thể cung cấp một tập các
chức năng thích hợp cho công việc cụ thể phục vụ mục đích của người sử
dụng.

-

Tính chính xác: là khả năng của phần mềm có thể cung cấp kết quả hay hiệu
quả đúng đắn hoặc chấp nhận được với độ chính xác cần thiết.

-

Khả năng tương tác: khả năng tương tác với một hoặc một vài hệ thống cụ
thể của phần mềm.

-

Tính an toàn: khả năng bảo vệ thông tin và dữ liệu của sản phẩm phần mềm,

sao cho người, hệ thống không được phép thì không thể truy cập, đọc hay
chỉnh sửa chúng.

-

Có tính năng chung: phần mềm theo các chuẩn, quy ước, quy định.

7. Tính tin cậy
Là khả năng phần mềm có thể hoạt động tin cậy trong những điều kiện cụ thể.
-

Tính hoàn thiện: khả năng tránh kết quả sai.

-

Khả năng chịu lỗi: khả năng của phần mềm hoạt động tin cậy tại một mức độ
cả trong trường hợp có lỗi xảy ra ở phần mềm hoặc có những vi phạm trong
giao diện.

-

Khả năng phục hồi: khả năng của phần mềm có thể tái thiết lại hoạt động tại
một mức xác định và khôi phục lại những dữ liệu có liên quan trực tiếp đến
lỗi.

8. Tính khả dụng
Là khả năng của phần mềm có thể hiểu được, học được, sử dụng được và hấp dẫn
người dùng trong từng trường hợp sử dụng cụ thể.
-

Tính dễ hiểu: người dùng có thể hiểu được xem phần mềm có hợp với họ
không và sử dụng chúng thế nào cho những công việc cụ thể.

-

Tính dễ học: người dùng có thể học ứng dụng của phần mềm.

-

Có thể sử dụng được: khả năng của phần mềm cho phép người dùng sử dụng
và điều khiển nó.

-

Tính hấp dẫn: khả năng hấp dẫn người sử dụng của phần mềm.

9. Tính hiệu quả
Khả năng của phần mềm có thể hoạt động một cách hợp lý, tương ứng với lượng
tài nguyên nó sử dụng, trong điều kiện cụ thể.
-

Đáp ứng thời gian: khả năng của phần mềm có thể đưa ra trả lời, thời gian
xử lý và tốc độ thông lượng hợp lý khi thực hiện công việc của mình, dưới
một điều kiện làm việc xác định.

-

Sử dụng tài nguyên: khả năng của phần mềm có thể sử dụng một lượng, một
loại tài nguyên hợp lý để thực hiện công việc trong những điều kiện cụ thể.

10. Khả năng bảo trì
10

Khả năng của phần mềm có thể chỉnh sửa. Việc chỉnh sửa bao gồm: sửa lại cho
đúng, cải tiến và làm phần mềm thích nghi được với những thay đổi của môi trường,
của yêu cầu và của chức năng xác định.
-

Có thể phân tích được: phần mềm có thể được chẩn đoán để tìm những thiếu
sót hay những nguyên nhân gây lỗi hoặc để xác định những phần cần sửa.

-

Có thể thay đổi được: phần mềm có thể chấp nhận một số thay đổi cụ thể
trong quá trình triển khai.

-

Tính bền vững: khả năng tránh những tác động không mong muốn khi chỉnh
sửa phần mềm.

-

Có thể kiểm tra được: khả năng cho phép phần mềm chỉnh sửa có thể đánh
giá được.

11. Tính khả chuyển
Là khả năng của phần mềm cho phép nó có thể được chuyển từ môi trường này
sang môi trường khác.

-

Khả năng thích nghi: khả năng của phần mềm có thể thích nghi với nhiều
môi trường khác nhau mà không cần phải thay đổi.

-

Có thể cài đặt được: phần mềm có thể cài đặt được trên những môi trường
cụ thể.

-

Khả năng cùng tồn tại: phần mềm có thể cùng tồn tại với những phần mềm
độc lập khác trong một môi trường chung, cùng chia sẻ những tài nguyên
chung.

-

Khả năng thay thế: phần mềm có thể dùng thay thế cho một phần mềm khác,
với cùng mục đích và trong cùng môi trường.

11