Biểu mẫu dự thầu mua sắm hàng hóa năm 2024

Các mẫu hồ sơ đấu thầu qua mạng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa (bao gồm cả trường hợp mua sắm tập trung) mới nhất là các mẫu ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT bao gồm:

- Mẫu số 4A được sử dụng để lập E-HSMT áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ;

Mẫu số 4A

- Mẫu số 4B được sử dụng để lập E-HSMT áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ;

Mẫu số 4B

- Mẫu số 4C được sử dụng để lập E-HSMST.

Mẫu số 4C

Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa

(1) Phương pháp giá thấp nhất:

- Phương pháp giá thấp nhất được áp dụng đối với gói thầu mà các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, thương mại được coi là cùng một mặt bằng khi đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

- Nhà thầu có hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch (nếu có), trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất được xếp hạng thứ nhất.

(2) Phương pháp giá đánh giá:

- Giá đánh giá là giá dự thầu sau khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có), cộng với các yếu tố để quy đổi trên cùng một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình, dịch vụ phi tư vấn. Giá đánh giá dùng để xếp hạng hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, dịch vụ phi tư vấn và gói thầu hỗn hợp áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế hoặc chào hàng cạnh tranh;

- Phương pháp giá đánh giá được áp dụng đối với gói thầu mà các chi phí quy đổi được trên cùng một mặt bằng về các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thương mại cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình, dịch vụ phi tư vấn;

- Một hoặc các yếu tố được quy đổi trên cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá bao gồm: chi phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan đến lãi vay, tiến độ, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ hoặc công trình xây dựng thuộc gói thầu; công suất, hiệu suất; kết quả thống kê, đánh giá việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó, bao gồm cả việc xem xét xuất xứ; đấu thầu bền vững và các yếu tố khác;

- Nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp hạng thứ nhất.

(3) Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá:

- Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá có thể được áp dụng đối với gói thầu công nghệ thông tin, viễn thông, bảo hiểm; gói thầu hàng hóa, xây lắp có đặc thù, yêu cầu kỹ thuật cao mà không áp dụng được phương pháp giá đánh giá và gói thầu cần xem xét trên cơ sở chú trọng tới các yếu tố kỹ thuật và giá;

- Điểm tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa điểm kỹ thuật và điểm giá. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được xếp hạng thứ nhất.

(4) Đối với tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm, sử dụng tiêu chí đạt, không đạt. Đối với tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, sử dụng phương pháp chấm điểm hoặc tiêu chí đạt, không đạt. Đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá quy định tại (3), sử dụng phương pháp chấm điểm để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật. Khi sử dụng phương pháp chấm điểm, phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật không thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật.

(Điều 58 Luật Đấu thầu 2023)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Điểm b khoản 1 Điều 1 thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT quy định: Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa số 02 (Mẫu số 02) áp dụng cho gói thầu đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế trong nước với phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ.

(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 6 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa)

Chương I. Chỉ dẫn nhà thầu

Chương II. Bảng dữ liệu đấu thầu

Chương III. Tiêu chuẩn đánh giá HSDT

Chương IV. Biểu mẫu dự thầu

Chương V. Phạm vi cung cấp

Chương VI. Điều kiện chung của hợp đồng

Chương VII. Điều kiện cụ thể của hợp đồng

Chương VIII. Biểu mẫu hợp đồng

Phần 1. THỦ TỤC ĐẤU THẦU

Chương I. Chỉ dẫn nhà thầu

Chương này cung cấp thông tin nhằm giúp nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Thông tin bao gồm các quy định về việc chuẩn bị, nộp hồ sơ dự thầu, mở thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng. Chỉ được sử dụng mà không được sửa đổi các quy định tại Chương này.

Chương II. Bảng dữ liệu đấu thầu

Chương này quy định cụ thể các nội dung của Chương I khi áp dụng đối với từng gói thầu.

Chương III. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu

Chương này bao gồm các tiêu chí để đánh giá hồ sơ dự thầu và đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu để thực hiện gói thầu.

Chương IV. Biểu mẫu dự thầu

Chương này bao gồm các biểu mẫu mà nhà thầu sẽ phải hoàn chỉnh để thành một phần nội dung của hồ sơ dự thầu.

Phần 2. YÊU CẦU VỀ PHẠM VI CUNG CẤP

Chương V. Phạm vi cung cấp

Chương này bao gồm phạm vi, tiến độ cung cấp hàng hóa, dịch vụ liên quan mà nhà thầu phải thực hiện; yêu cầu về kỹ thuật và bản vẽ để mô tả các đặc tính kỹ thuật của hàng hóa và dịch vụ liên quan; các nội dung về kiểm tra và thử nghiệm hàng hóa (nếu có).

Phần 3. ĐIỀU KIỆN HỢP ĐỒNG VÀ BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG

Chương VI. Điều kiện chung của hợp đồng

Chương này gồm điều khoản chung được áp dụng cho tất cả các hợp đồng của các gói thầu khác nhau. Chỉ được sử dụng mà không được sửa đổi các quy định tại Chương này.

Chương VII. Điều kiện cụ thể của hợp đồng

Chương này bao gồm dữ liệu hợp đồng và Điều kiện cụ thể, trong đó có điều khoản cụ thể cho mỗi hợp đồng. Điều kiện cụ thể của hợp đồng nhằm sửa đổi, bổ sung nhưng không được thay thế Điều kiện chung của hợp đồng.

Chương VIII. Biểu mẫu hợp đồng

Chương này gồm các biểu mẫu mà sau khi được hoàn chỉnh sẽ trở thành một bộ phận cấu thành của hợp đồng. Các mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Thư bảo lãnh) và Bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có yêu cầu về tạm ứng) do nhà thầu trúng thầu hoàn chỉnh trước khi hợp đồng có hiệu lực.

Chủ đề