Bộ tấn và bộ pháp khác nhau như thế nào năm 2024

Trong hầu hết các môn võ thuật từ ngàn xưa truyền lại nói chung và môn Thiếu Lâm nói riêng, luôn đặt nền tảng của võ thuật trên căn bản của các thế tấn. Thế thì Bộ Tấn có nghĩa là bước chân tiến lên, hay nói cho đúng nghĩa là phương pháp đứng ,ngồi …di chuyển, theo cách của võ thuật. Đã gọi là cách di chuyển theo nguyên lý của võ thuật, thì nó sẽ khác hẳn với cách di chuyển tự nhiên của con người. Nên muốn thông thạo nó và có sự di chuyển vững chắc lại linh hoạt, thì cần phải tập luyện.

Bộ pháp như nền móng của căn nhà, nền móng có vững trải đường hoàng thì ngôi nhà mới kiên cố và có thể xây cao tầng. Đến nay thì nhiều người tập võ đã không nhận ra tầm quan trọng của bộ pháp một cách đúng mức. Kể cả nhiều bậc thầy cũng đã loại bỏ hoặc không chú trọng việc rèn bộ pháp cho môn sinh, vì nó dễ làm nản lòng người mới tập, do đơn điệu, nhàm chán mà mỏi mệt.

Như thế thì ta với nền móng yếu ớt, thì tập bao lâu đi nữa cũng như chỉ dựng được căn nhà lá mong manh, nghèo nàn. Khi đã không có rèn tập bộ pháp vững chắc từ đầu, thì càng học nhiều càng mất căn bản, khiến cho việc đạt đỉnh cao của võ thuật rất khó khăn hoặc giả có thì cũng do chính mình hoang tưởng.

Luyện tốt Tấn Bộ Pháp thì trong lúc tập công phu, sẽ dễ dàng thành tựu bởi thân bộ nghiêm chỉnh, ổn định, giúp máu huyết dễ dàng lưu chuyển theo cách trầm ổn nhịp nhàng. Khi diễn quyền, binh khí hoặc tấn công hay phòng thủ thì nhanh lẹ, hợp lý không bị chao đảo. Tấn bộ tốt, thì kết hợp được với thân thủ thành một khối, phát huy được kình lực tối đa cho đòn đánh theo nguyên lý ''Kình Căn Tại Cước" hay '' Thượng Hạ Tương Tùy''. Có nghĩa là cái gốc của sức mạnh tại chân và trên dưới hợp nhau, tùy nhau mà biến hóa cho thuận hợp.

Võ thuật Trung Hoa thì hầu như không có dùng từ Tấn Pháp, nhưng các dòng võ truyền sang Vn ta thì hay sử dụng từ này. Theo tôi thì cũng là cái hay, bởi nó giúp dễ hiểu và chia ra làm hai phương pháp để luyện tập.

  1. Tấn pháp là phương pháp luyện những thế tấn căn bản, luyện từng thế một, tập đứng trụ cho đúng và với thời gian dài. Nó giúp cho hệ xương cơ khớp mạnh mẽ, dẻo dai bền bỉ, chịu đựng được trọng lượng của cơ thể một cách dễ dàng và thoải mái.
  1. Bộ pháp là sự kết hợp giữa các tấn pháp với nhau. Hay nói cách khác thì bộ pháp có nghĩa là sự di chuyển của liên hoàn các tấn pháp, do sự điều khiển của thân pháp. Mà thân pháp được khởi phát từ đầu, vai, eo, hông, mà trong đó quan trọng nhất là EO (yêu) . Nên có nguyên lý là " Chủ Tể Tại Yêu" là vậy.

Luyện bộ pháp là luyện cân lực, để cảm được chân nào nặng, chân nào nhẹ, chân nào hư, chân nào thực. Với những cách có thể gọi nôm na là ''biến tấn'' . "Biến tấn'' có nghĩa là các tấn pháp không còn nhất thiết phải theo khuôn khổ của các tấn căn bản., mà nó được biến hóa một cách nhanh nhẹn, chủ động và linh diệu hơn nhiều.

Trong môn Thiếu Lâm thì có rất nhiều phương pháp để luyện tấn pháp-bộ pháp, tùy theo từng chi gia, dòng phái. Có những tinh hoa nổi tiếng về bộ pháp như Mai Hoa Thung, Đại Căn Mã. Môn Ta thì có Hoạt Căn Ma Bộ, Mã Hoạt Di Bộ, Cao Mã Thượng Kiều .

Thế nhưng muốn thành tựu về công phu bộ pháp, thì chắc chắn phải luyện thật tốt Ngũ Hành Bộ.

Đó là.. Mã bộ (trung bình tấn), Cung Tiễn Bộ (đinh tấn), Trảo mã bộ, Xà bộ, Hạc bộ.

Nếu có luyện thêm môn Thái Cực Quyền , thì cũng rèn trên nguyên lý của Ngũ Hành gồm có..

Tiền tấn, hậu thoái, tả cố, hữu phán và trung định.

Tóm lại việc luyện bộ pháp là công phu, cần chuyên chú suốt đời tập võ, không thể lơ là tự đắc. Nó không những giúp cho những kỹ năng của võ thuật, để tiến bước cao hơn với những thành tựu vững chắc. Mà trong đời sống bình thường, nó cũng giúp ta đi đứng vững vàng, nhanh nhẹn, nhẹ nhàng. Tránh được những tai nạn do trượt, vấp té, đụng chạm…hơn nữa nó cũng giúp phòng tránh những bệnh tật về xương khớp của đôi chân khi lớn tuổi.

Chẳng cần biết có đánh đấm gì được ai hay không, chỉ mong là khi đến tuổi cao sức yếu, mà vẫn có đôi chân không ( hoặc ít ) đau đớn, run rẩy…

Thiều Gia_Bộ pháp trong võ thuật có một vị trí đặc biệt quan trọng và mang tính quyết định đến toàn bộ quá trình tập luyện, biểu diễn, thi đấu... đối với người võ sinh; sự thành bại trong các cuộc phân tranh gianh giới, xâm lấn lãnh địa, huyết chiến trong các băng, nhóm giang hồ; sự đăng cơ lên làm chức chưởng chàng hay "Võ lâm minh chủ" qua các kỳ đại hội; sự chiến thắng đối với người chiến sĩ hoặc Mẫu thân sẽ được nhà nước vinh danh là BÀ MẸ VN ANH HÙNG.

Giống như căn nhà, Bộ pháp được ví như cây cột gỗ lim, gỗ sến, gỗ bằng lăng, những cột bê tông có kết cấu bền vững... là nền tảng vững chắc, chỗ dựa tinh thần, sự tin tưởng cho toàn bộ căn nhà.

Bộ pháp vững chắc sẽ là tiền đề để ta thực hiện thành công những cú ra đòn mạnh bạo như vũ bão, tấn tốc như những tia chớp trong đêm tối bão giông và trông đẹp mắt như những người nghệ sĩ.

Bộ pháp là đặc biệt quan trọng vì vậy, đối với võ sinh việc nhận thức thật rõ về tầm quan trọng của bộ pháp sẽ giúp các em không những rút ngắn được thời gian luyện tập mà còn tạo nền tảng vững chắc giúp hoàn thành khóa học, khóa huấn luyện, các bài tập có độ khó, độ phức tạp v.v. một cách dễ dàng. Việc nhận thức rõ tầm quan trọng của "bộ pháp" trong võ học sẽ tạo sự hưng phấn để các em không ngừng nâng cao trình độ võ học, đào sâu nghiên cứu, sáng tạo chiêu thức... giúp bảo tồn và phát triển nền võ học của nước nhà.

Như vậy: Có thể nói bộ pháp có vai trò quyết định đến toàn bộ sự thành công, thất bại trong hoạt động võ thuật. Việc hiểu rõ và nắm vững các nguyên lý, qui tắc vận hành bộ pháp và việc thực hành các bộ pháp một cách nhuần nhuyễn thành thục là một việc làm mang tính bắt buộc nhưng lại cực kỳ hữu ích và là một phần trọng yếu đối với người võ sinh. 1. Bộ pháp là gì ?Trong huấn luyện võ học, ngoài việc giúp võ sinh nhận thức một cách đúng đắn về Võ Thuật, lợi ích của việc rèn luyện võ thuật v.v. thì việc cần thiết và đầu tiên phải làm (trong phần huấn luyện thực hành) đối với người dạy võ là chỉ rõ cho võ sinh biết THẾ NÀO LÀ BỘ PHÁP, BỘ PHÁP DÙNG ĐỂ LÀM GÌ ?...

- Giải thích từ ngữ: Bộ Pháp (步 法) là cụm danh từ Hán Việt, trong đấy chữ Bộ = 步 (gọi là bù = bộ) thuộc bộ "chỉ" có nghĩa là bước đi của chân, chữ bộ còn mang nghĩa là hình dạng mà cụ thể ở đây là hình dạng của chân (sẽ được đề cập đến trong phần nói về bộ hình). Chữ Pháp = 法 (fă) có nghĩa là phương pháp, cách thức thực hiện.

Như vậy, Bộ pháp được hiểu là cách thức thực hiện các kỹ thuật của đôi chân như khi đứng yên, di chuyển qua lại, nằm ngồi, trồi lên, hụp xuống... trong quá trình tập luyện, thi đấu võ thuật. ...

Võ sinh Hoàng Anh Trần Chí đang thực hiện bộ pháp "Cung bộ".

Còn nữa...

Tp.HCM, ngày 14.6.2015 Võ sư

Thiều Ngọc Sơn <><><><> Ps: Mời các bạn đón đọc phần tiếp theo, phần giải thích từ ngữ về bộ pháp; phần có bao nhiêu bộ pháp và gồm những bộ pháp nào.

  • 14-06-2015, 05:51 PM

    Administrator

    Bộ Pháp...
    Tiếp theo.2. Có bao nhiêu bộ pháp Như trên kia đã trình bày, bộ pháp là một bộ phận cực kỳ trọng yếu trong võ thuật, là nền tảng để xây dựng và hình thành các chiêu thức võ thuật. Bởi vậy, bất kỳ một môn võ thuật nào cũng phải có bộ pháp. Nhìn một võ sinh biểu diễn thành công các tổ hợp võ thuật bao gồm các chiêu thức khó một cách hoa mỹ, đẹp mắt thì đấy chính là một võ sinh có bộ pháp tốt, vững trãi và chắc chắn. Bộ pháp đôi khi còn là căn cứ để đánh giá trình độ võ công, để nhận biết và để thể hiện bản sắc riêng của võ phái mình tỉ như bộ pháp của túy quyền, túy kiếm trong bộ môn Thiếu Lâm, võ cổ truyền VN khác với bộ pháp võ Taekwondo, Akido; bộ pháp của Địa đàng quyền, Thuyền quyền, Bát quái chưởng khác với môn Judo, Quyền Anh...).

Chủ đề