Bơm lốp xe Vios bao nhiêu Bar

I. ÁP SUẤT LỐP:
- Áp suất lốp được hiểu ngắn gọn là áp suất không khí nén lại bên trong lốp xe. Áp suất này ảnh hưởng rất lớn đến các đặc tính vận hành của lốp xe. Cụ thể hơn, bơm lốp đúng áp suất giúp xe lăn trên đường với toàn bộ mặt lốp. Mặt tiếp xúc được trải đều, qua đó giúp mòn đều bề mặt lốp. Bên cạnh đó, một bộ lốp được bơm đúng áp suất còn mang đến những lợi ích trực tiếp cho người sử dụng như độ êm ái tối ưu nhất, khả năng vào cua ổn định, quãng đường phanh ngắn nhất và tiết kiệm nhiên liệu.

II. CÁC ĐỢN VỊ ĐO ÁP SUẤT:
- Một số đơn vị đo áp suất phổ biến:
- Đầu tiên và có thể phổ biến nhất là psi (1 Kg/cm2 =14,2 psi). Một chiếc lốp thông thường có áp suất nằm trong khoảng từ 20 đến 42 psi, mà phổ biến nhất là khoảng 30 psi.
- Một đơn vị khác được sử dụng để đo áp suất lốp là bar. Bar là áp suất khí quyển ở mực nước biển. Áp suất thông thường của lốp xe là 2,1 bar - tương đương 30 psi.
- Áp suất lốp thường khác nhau tùy theo mẫu xe và loại lốp được nhà sản xuất sử dụng. Người dùng có thể biết được thông số áp suất lốp tiêu chuẩn bằng cách xem ở phần giấy hướng dẫn dán trên phần khung cửa ở ghế lái. Rất nhiều người dùng lầm tưởng áp suất in trên lốp xe là áp suất tiêu chuẩn. Trong khi đó, phần thông số in trên lốp xe chỉ là áp suất lốp tối đa mà nhà sản xuất cho phép.
III. NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI BƠM LỐP:
1. Bơm lốp quá căng
- Nhiều người dùng có xu hướng bơm lốp thật căng vì cho rằng như vậy xe sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn. Tuy nhiên, số tiền tiết kiệm ấy có thể phải đánh đổi rất nhiều thứ. Đối với lốp bơm căng hơn so với thông số chuẩn (over-inflation), lốp sẽ phồng lên, nhô ra ở giữa và giảm diện tích tiếp xúc với mặt đường, do đó gây hao mòn nhanh ở phần giữa lốp, trong khi hai bên lốp vẫn còn khá mới. Lốp căng cũng làm tăng độ cứng, do đó sẽ khiến xe dằn sóc hơn, giảm độ êm ái khi vận hành. Bên cạnh đó, mặt tiếp xúc ít dẫn đến giảm độ bám giữa lốp với mặt đường, qua đó làm tăng quãng đường phanh. Người lái cũng có thể cảm nhận được khả năng đánh lái nhẹ hơn, tuy nhiên lốp sẽ giảm khả năng tự cân bằng thẳng lái, giảm độ ổn định khi vào cua.

2. Bơm lốp quá non
- Ngược lại, nếu để lốp thiếu hơi (under-inflation), người lái sẽ giúp xe trở nên êm ái hơn, vận hành ổn định hơn do tăng độ bám đường, quãng đường phanh cũng ngắn hơn. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc hông lốp bị lún xuống, lốp cũng sẽ có xu hướng mòn không đều do phần rìa tiếp xúc nhiều với mặt đường. Bên cạnh đó, lốp quá mềm do làm tăng diện tích tiếp xúc và độ ma sát với mặt đường nên cũng khiến động cơ phải sinh công nhiều hơn, qua đó gây tiêu tốn nhiên liệu hơn cho xe và làm thao tác đánh lái trở nên nặng nề hơn bình thường.
- Về lâu về dài, dù bơm lốp quá căng hay để lốp quá non, cũng gây những tác động tiêu cực đến tuổi thọ trung bình của lốp và ví tiền của bạn. Để dễ hình dung, lốp thiếu hơi quá 20% so với tiêu chuẩn có thể bị giảm đến 30% tuổi thọ. Ngược lại, bơm lốp căng hơn 30% so với tiêu chuẩn cũng khiên tuối thọ lốp giảm đi khoảng 45%.

IV. ÁP SUẤT LỐP THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO?
- Áp suất hơi đối với lốp xe còn bị ảnh hưởng và tác động của thời tiết và khí hậu. Tức là, áp suất lốp gặp thời tiết nóng sẽ tăng lên do không khí nở ra. Ngược lại khi ở trong điều kiện thời tiết lạnh không khí bên trong lốp bị co lại, khi đó áp suất hơi trong lốp bị giảm xuống. Và để đo được áp suất chính xác nhất, chúng ta không nên đo ngay khi vừa chạy xe về nhà. Thay vào đó, bạn nên đợi lốp nguội lại do những giá trị áp suất lốp tiêu chuẩn mà nhà sản xuất khuyến cáo đều được đo khi lốp nguội.
- Khuynh hướng vận hành trong thực tế cho thấy, có hai trường hợp thường xảy đến với lốp xe: một là lốp non hơi ở cầu trước và hai là lốp quá căng ở cầu sau. Cho nên, các chuyên gia về lốp xe khuyến cáo người sử dụng cần kiểm tra lốp xe ít nhất 2 tháng 1 lần để đảm bảo áp suất luôn trong tầm kiểm soát và đúng với áp suất chuẩn theo thông số kỹ thuật của xe.

Hãy liên hệ với Toyota Long An để được tư vấn và lựa chọn chiếc Toyota 2020 mới nhất.
Địa chỉ: 26 QL 1A Tuyến Tránh, Khu phố Bình Cư 2, phường 6, thành phố Tân An, tỉnh Long An.
Hotline: 0903779511