Bùi quang huy nhật cường trốn ở đâu

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an xác định, từ tài liệu trích xuất từ hệ thống phần mềm ERP của Công ty Nhật Cường và lời khai của bị can Nguyễn Bảo Ngọc (cựu Giám đốc tài chính Nhật Cường) thể hiện: Bùi Quang Huy và đồng phạm đã thông qua tiệm vàng Lộc Phát (số 65, phố Hà Trung, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) do Nguyễn Thị Thanh Loan làm chủ; tiệm vàng Thuận Phát (số 9A, phố Hàng Dầu, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) do Bùi Thanh Phượng điều hành để chuyển tiền hàng, tiền cước vận chuyển vào tài khoản tại nước ngoài của các chủ hàng, đường dây vận chuyển.

Bùi quang huy nhật cường trốn ở đâu
Bị can Bùi Quang Huy hiện đang bỏ trốn. Ảnh: Bộ Công an

Trong đó, Cơ quan điều tra làm rõ tiệm vàng Lộc Phát chuyển hơn 1.700 tỷ đồng (trong đó chi tiền mặt hơn 1.100 tỷ đồng), số còn lại chuyển khoản vào 21 tài khoản của 12 cá nhân.

Tiệm vàng Thuận Phát chuyển hơn 700 tỷ đồng (tiền mặt gần 500 tỷ đồng), số còn lại chuyển khoản vào 1 tài khoản của 8 cá nhân. Khai tại cơ quan điều tra, một số cá nhân nhận tiền thừa nhận có nhận tiền mặt (không nhớ cụ thể số lần nhận, số tiền nhận) và tài khoản có nhận tiền do Công ty Nhật Cường chuyển.

Căn cứ tài liệu điều tra vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra đủ căn cứ kết luận: Bị can Bùi Quang Huy, cựu Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường có hành vi: Từ tháng 1-2014 đến tháng 5-2019 đã trực tiếp và chỉ đạo, cùng Trần Ngọc Ánh (cựu Phó Tổng Giám đốc Nhật Cường), Mai Tiến Dũng (cựu Trưởng ngành điện thoại cũ Nhật Cường), Hoàng Văn Phong (cựu Trưởng ngành hàng Apple Nhật Cường), Đỗ Quốc Huy (cựu Giám đốc bán hàng Nhật Cường) thỏa thuận, giao dịch mua tổng cộng 2.502 đơn hàng, với hơn 255.000 sản phẩm (điện thoại di động Iphone, máy tính bảng, máy tính, máy nghe nhạc, Apple TV, tai nghe, đồng hồ của hãng Apple…), tổng trị giá gần 3.000 tỷ đồng của 16 nhà cung cấp tại Hồng Kông, Trung Quốc.

Sau đó, liên hệ thuê các đối tượng vận chuyển trái pháp luật từ Hồng Kông về Việt Nam để tiêu thụ. Khi hàng hóa vận chuyển về Việt Nam, Bùi Quang Huy chỉ đạo Trần Ngọc Ánh, Nông Văn Lư (cựu nhân viên Nhật Cường) tiếp nhận hàng từ các đối tượng vận chuyển đưa về kho của Công ty Nhật Cường để nhập kho trước khi đưa đến các cửa hàng để tiêu thụ.

Đồng thời, Huy chi đạo Trần Ngọc Ánh, Đỗ Quốc Huy quản lý hàng hóa mua vào và bán ra, thuê các địa điểm để mở cửa hàng phục vụ việc tiêu thụ hàng hóa; chỉ đạo Trần Ngọc Ánh, Nguyễn Bảo Ngọc thanh toán tiền mua hàng cho các nhà cung cấp, người vận chuyển và nhập các đơn hàng đã mua vào hệ thống phần mềm ERP của Công ty Nhật Cường để theo dõi.

Cơ quan điều tra kết luận, hành vi của Bùi Quang Huy phạm vào tội “Buôn lậu” theo Khoản 4, Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, có vai trò chủ mưu.

Đối với bị can Ngọc, từ năm 2014 đến tháng 5-2019, thực hiện nhiệm vụ quản lý thu, chi liên quan đến các hoạt động của Công ty Nhật Cường.

Trong thời gian này, Ngọc biết việc Bùi Quang Huy và đồng phạm buôn bán trái pháp luật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam tiêu thụ nhưng Ngọc (theo sự chi đạo của Bùi Quang Huy và Trần Ngọc Ánh) vẫn thực hiện việc thanh toán tiền mua hàng cho các nhà cung cấp, thanh toán tiền cước phí vận chuyển cho người vận chuyển và nhập các đơn hàng nhập lậu vào hệ thống phần mềm ERP của Công ty Nhật Cường để theo dõi.

Hành vi của Nguyễn Bảo Ngọc đã phạm vào tội “Buôn lậu” với vai trò đồng phạm giúp Bùi Quang Huy buôn lậu hơn 255.000 sản phẩm điện thoại di động Iphone, máy tính bảng, máy tính, máy nghe nhạc, Apple TV, tai nghe, đồng hồ của hãng Apple...), tổng trị giá gần 3.000 tỷ đồng.

ĐỖ TRUNG

Theo cáo buộc, đó là tiệm vàng Lộc Phát ở phố Hà Trung và Thuận Phát ở phố Hàng Dầu. Điều này căn cứ dữ liệu trên hệ thống ERP (phần mềm quản lý nội bộ của Nhật Cường) và lời khai của Nguyễn Bảo Ngọc, Giám đốc tài chính Công ty Nhật Cường.

Nhật Cường chuyển hơn 1.700 tỷ đồng qua tiệm vàng Lộc Phát bằng tiền mặt và chuyển khoản vào 21 tài khoản của nhiều nhân viên cửa hàng vàng. Chuyển hơn 795 tỷ đồng qua tiệm vàng Thuận Phát, trong đó hơn 300 tỷ đồng tiền mặt và số còn lại chuyển vào 14 tài khoản đứng tên các nhân viên.

Cơ quan điều tra cho hay hai chủ tiệm vàng thừa nhận có nhận tiền của Nhật Cường. Tuy nhiên họ khai sau khi nhận tiền đã chuyển cho khách hàng trong nước và hiện không nhỡ rõ đơn vị, cá nhân nào. Họ không thừa nhận chuyển tiền ra nước ngoài. Do Huy đã bỏ trốn nên cơ quan điều tra chưa đủ cơ sở xác minh.

Trả lời thẩm vấn tại TAND Hà Nội chiều 5/5, là người được giao phụ trách tài chính, thu chi của công ty Nhật Cường, bị cáo Nguyễn Bảo Ngọc xác nhận việc chuyển tiền thanh toán cho các đối tác, đơn vị vận chuyển nước ngoài đều thông qua hai tiệm vàng.

"Công ty vừa chuyển tiền mặt, vừa thông qua nhiều tài khoản của các cá nhân khác nhau do tiệm vàng cung cấp. Bị cáo là đầu mối duy nhất chuyển tiền qua hai tiệm vàng này và do Bùi Quang Huy trực tiếp chỉ đạo", Ngọc nói và thừa nhận đã chuyển tiền thông qua hai tiệm vàng gần 2.500 tỷ đồng như công bố của chủ tọa.

Ngọc khai mọi việc đều làm theo chỉ đạo của Huy nên không biết Nhật Cường nhập hàng lậu. Sau khi bị khởi tố, bắt tạm giam, Ngọc mới nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật. Trong vụ án này, Ngọc là người duy nhất bị xét xử về hai tội danh là Buôn lậu và Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.

Nhiều bị cáo khác sau đó cũng khai rằng mọi hoạt động mua bán của công ty đều cập nhật lên phần mềm nội bộ EPR, bởi vậy những dữ liệu trích xuất ra từ đây là chính xác.

Tại phiên toà ngày 5/5, bà Bùi Thanh Phượng, nhân viên tiệm vàng Thuận Phát, nhận là người điều hành chính còn chủ cửa hàng ít khi ở đó. Bà Phượng khai có nhận tiền mặt của Công ty Nhật Cường hoặc thông qua chuyển khoản song không rõ con số cụ thể. Khi cơ quan điều tra công bố là hơn 795 tỷ đồng, bà cũng chỉ "biết vậy".

"Tại sao tiệm vàng của bà lại nhận tiền của Công ty Nhật Cường?", chủ toạ truy vấn. Bà Phượng cho hay có khách đến nhờ thu tiền hộ tại Nhật Cường thì tiệm vàng đứng ra giúp. Thu xong khách sẽ trực tiếp đến lấy tiền mặt chứ không chuyển khoản. Mọi đầu mối ở Nhật Cường bà đều liên hệ qua bị cáo Ngọc.

Chủ toạ sau đó thắc mắc trụ sở Nhật Cường và tiệm vàng Thuận Phát chỉ "cách nhau có mấy bước chân mà lại làm việc khó hiểu như vậy". Bà Phượng đáp chính mình cũng không hiểu tại sao. Nói đến đây, chủ toạ lớn giọng cho hay: "Sẽ đề nghị cơ quan điều tra làm việc tiếp với bà Phượng cho rõ là tại sao".

Dự kiến trong một tuần từ 5/5, TAND Hà Nội xét xử 14 bị cáo liên quan sai phạm ở Nhật Cường về tội Buôn lậu và Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng (một người đã chết trước khi hầu toà nên được đình chỉ điều tra).

Tổng giám đốc Bùi Quang Huy bị khởi tố ba tội danh, trong đó có Rửa tiền, có vai trò chủ mưu trong vụ án sai phạm ở Nhật Cường. Tuy nhiên, Huy đang bỏ trốn nên nhà chức trách phải đình chỉ điều tra.

Theo cáo buộc, từ 2014 đến tháng 5/2019, Nhật Cường mua 2.502 đơn hàng với 254.364 sản phẩm là điện thoại iPhone, máy tính, máy tính bảng,... của nhiều chủ hàng tại Mỹ, UAE, Singapore, Hong Kong. Công ty này không nhập khẩu điện thoại qua đường chính ngạch mà chi 72,9 tỷ đồng để thuê 9 đường dây vận chuyển hàng hoá trái phép từ Hong Kong về Việt Nam. Tổng trị giá hàng hoá và chi phí tiền công vận chuyển hơn 3.000 tỷ đồng, thu lợi hơn 221 tỷ đồng.

Các hoạt động mua bán hàng hoá từ nước ngoài của Nhật Cường không có hoá đơn. Huy chỉ đạo nhân viên chỉ theo dõi, giao dịch hàng hoá trên phần mềm quản lý nội bộ ERP. Khi hàng về kho, Huy chỉ đạo Đỗ Quốc Huy cho nhân viên nhập số IMEI (mã nhận dạng thiết bị di động quốc tế) với từng sản phẩm để tuồn ra bán cùng sản phẩm chính hãng.

Về hành vi vi phạm quy định về kế toán, Huy chỉ đạo lập hai hệ thống sổ sách kế toán theo dõi hoạt động công ty. Nhiều số liệu chỉ được ghi trên phần mềm để theo dõi nội bộ mà không đưa vào báo cáo thuế, gây thiệt hại cho nhà nước gần 30 tỷ đồng.

Sáng 6.5, TAND TP Hà Nội tiếp tục xét xử, thẩm vấn các bị cáo trong vụ án “Buôn lậu, vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (Công ty Nhật Cường).

Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Trần Tất Khoa (cựu Giám đốc Công ty Nhật Cường Quảng Châu, Trung Quốc) thừa nhận được Bùi Quang Huy (Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường, hiện bỏ trốn) điều động sang Quảng Châu để học tiếng Trung Quốc. Khoa nhận nhiệm vụ đi tìm, mua bán linh kiện điện thoại.

Bị cáo nói tiếp, năm 2016 - 2017, được Bùi Quang Huy giao việc kiểm đơn hàng chuyển đến địa điểm cụ thể do ông chủ Nhật Cường chỉ định.

Khi trở về nước, việc buôn lậu bị phát giác, bị cáo nghĩ mình chỉ là người làm công ăn lương, bảo sao làm vậy. Khi làm việc với cơ quan điều tra, bị cáo mới biết là vi phạm và rất hối hận.

"Bị cáo xin chịu trách nhiệm trước hành vi sai phạm”, Khoa nói khi đại diện Viện Kiểm sát thẩm vấn.

Bị cáo thứ hai Lê Hoài Phương (nhân viên Công ty Nhật Cường Quảng Châu, Trung Quốc) thừa nhận làm ở Nhật Cường Quảng Châu từ năm 2015 đến đầu năm 2019.

Theo lời khai của bị cáo, sau khi học xong phổ thông, bị cáo sinh sống luôn ở Quảng Châu.

Thời điểm làm việc cho ông chủ Nhật Cường, bị cáo không nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật. Bị cáo sẵn sàng nhận một phần trách nhiệm.

“Bị cáo nhận thức được hành vi của mình là sai, mong HĐXX xem xét cho bị cáo chỉ có vai trò là người làm công ăn lương, chỉ làm theo chỉ đạo của ông chủ Nhật Cường, mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo”, lời khai của bị cáo Phương.

Theo cáo buộc, Khoa và Phương được ông chủ Nhật Cường -Bùi Quang Huy thuê làm việc tại Công ty Nhật Cường Quảng Châu, Trung Quốc.

Hai bị cáo làm việc tại chi nhánh của Công ty Nhật Cường tại Quảng Châu, Trung Quốc từ năm 2015. Đến cuối năm 2018, Công ty Nhật Cường Quảng Châu dừng hoạt động, Khoa, Phương về Việt Nam làm việc tại Công ty Nhật Cường.

Trong thời gian làm tại Công ty Nhật Cường Quảng Châu, Bùi Quang Huy chỉ đạo Khoa và Phương thực hiện việc tiếp nhận hàng hóa, chủ yếu là mặt hàng điện thoại di động các loại, máy tính bảng từ Hồng Kông, do đường dây vận chuyển Tiến Lokchum vận chuyển từ Hồng Kông giao cho Công ty Nhật Cường Quảng Châu.

Toàn bộ hàng hóa tiếp nhận đều không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc. Sau khi tiếp nhận, bị cáo Khoa, Phương cùng người có tên Đàm Văn Hiệp (đã chết) kiểm đếm, đóng thùng, gửi hàng về Việt Nam giao cho Công ty Nhật Cường.

Do hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ nên các bị cáo không làm thủ tục khai báo hải quan để nhập khẩu mà hàng được gửi theo đường bộ, từ Bằng Tường (Trung Quốc) về Lạng Sơn và từ Đông Hưng (Trung Quốc) về Móng Cái (Quảng Ninh).

Vì lượng hàng lớn, không thể vận chuyển qua biên giới số lượng lớn nên hàng hóa phải chia nhỏ thành nhiều chuyến. Căn cứ dữ liệu trích xuất trên hệ thống phần mềm ERP, Khoa và Phương xác nhận, từ tháng 11.2015- 12.2017, theo chỉ đạo của Bùi Quang Huy, hai bị cáo đã tham gia kiểm đếm, đóng gói, vận chuyển trái phép từ Trung Quốc về Việt Nam giao cho Công ty Nhật Cường 33.129 sản phẩm (điện thoại di động các loại, máy tính bảng…) với tổng trị giá hơn 447 tỉ đồng.

Cáo buộc cho rằng, Khoa và Phương phải chịu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm giúp sức cho ông chủ Bùi Quang Huy buôn lậu.