Cà chứa nấu với củ cải trắng được không

Củ cải là loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Nhưng khi ăn củ cải bạn đừng quên những điều này nếu không muốn làm giảm tác dụng của thực phẩm bổ dưỡng này.

Củ cải là nguyên liệu có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon cho gia đình như dùng để kho với thịt, luộc ăn uống nước, muối dưa, làm gỏi… Theo các chuyên gia dinh dưỡng, củ cải có giá trị dinh dưỡng rất cao giúp nâng cao sức đề kháng.

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra trong 100gr của cải chứa: Nước 93.5g, protein 0,06g, chất béo 0,1g, đường tổng số 5,3g chủ yếu là các loại đường dễ hấp thụ. Củ cải cũng có rất nhiều axit amin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi 32mg, photpho 21mg, sắt 0.6mg, mangan 0.41mg, bromine 7mg…cùng các vitamin nhóm B như B1 0,02mh, B2 0,03mg, niacin 0,3mg, vitamin C…

Trong Đông Y, củ cải được dùng như một vị thuốc qu‎y. Lương y Vũ Quốc Trung - Phòng chẩn trị y học cổ truyền chùa Cảm Ứng (Hà Nội) cho biết, củ cải có vị ngọt, hơi cay đắng, tính bình, không độc có tác dụng lợi tiểu kích thích tiêu hóa, là khắc tinh của các bệnh đường hô hấp, kích thích tiêu hoá...

 Củ cải là nguyên liệu có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon cho

gia đình như dùng để kho với thịt, luộc ăn uống nước, muối dưa,

làm gỏi… (ảnh minh họa)

Mọi người có thể dùng củ cải trắng thái lát mỏng ngâm với mật ong để qua đêm để ngậm rồi nhai nuốt từ từ trị chứng ho khan, tiêu đờm, bảo vệ thanh quản rất tốt. Hoặc dùng bài thuốc: Củ cải 1 củ rửa sạch thái miếng nhỏ sắc cùng với khoảng 5 hạt hồ tiêu, 3 lát gừng, 1 miếng vỏ quýt khô sắc nước để uống.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, mặc dù củ cải có nhiều lợi ích nhưng khi ăn củ cải bạn đừng quên những điều này nếu không muốn làm giảm tác dụng của thực phẩm bổ dưỡng này:

- Không ăn quá nhiều. Ăn nhiều củ cải cũng có thể làm rối loạn tiêu hóa, gây đau bụng… Đặc biệt đối với bà bầu khi ăn nhiều sẽ làm tăng tiểu rắt gây khó chịu do củ cải có tính lợi tiểu.

Phụ nữ mang thai mỗi tuần chỉ ăn 1-2 bữa củ cải được nấu chín như củ cải hầm thịt, củ cải luộc, canh củ cải… Tuyệt đối không được ăn củ cải sống vì nó làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong thai kỳ. Đồng thời cũng tránh ăn. Tránh ăn những món như củ cải sống làm nộm hay củ cải muối dưa chua vì chúng không an toàn cho phụ nữ mang thai.

- Không dùng kết hợp với cà rốt: Củ cải giàu vitamin C nhưng trong cà rốt lại chứa nhiều enzym phân hủy loại vitamin này. Khi sử dụng hai thực phẩm cùng lúc sẽ làm tiêu hủy lượng vitamin C của củ cải.

- Không uống nhân sâm sau khi ăn củ cải vì cũng làm mất giá trị dinh dưỡng của thực phẩm này.

- Không dùng chung với mộc nhĩ: Những enzym trong củ cải sẽ phản ứng hóa học với các chất sinh học có trong mộc nhĩ không tốt cho da. Người có cơ địa nhạy cảm dễ bị viêm da.

Theo EVA.VN

Mặc dù củ cải trắng chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi, giúp giảm nguy cơ ung thư, điều chỉnh huyết áp, phòng chống cảm lạnh và ho, ngăn ngừa bệnh vàng da, chống táo bón, giúp giảm cân… Tuy nhiên, việc lựa chọn sai loại thực phẩm ăn kèm với củ cải trắng lại có thể làm mất chất dinh dưỡng của cả 2, thậm chí gây ra tình trạng ngộ độc cho cơ thể.

Dưới đây là 5 loại thực phẩm bạn tuyệt đối nên tránh không ăn cùng củ cải để bảo vệ sức khỏe và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể một cách hiệu quả nhất.

1. Củ cải trắng ăn với nhân sâm

Tuy rằng đây đều là 2 loại củ rất bổ dưỡng cho sức khỏe nhưng lại có tính đối kị. Củ cải trắng là thực phẩm có tính hàn, trong khi đó nhân sâm lại có tính nóng. Nếu ăn củ cải trắng cùng với nhân sâm, tuy không gây ra phản ứng bất lợi như ngộ độc hay dị ứng, nhưng toàn bộ dinh dưỡng và tác dụng có lợi của cả 2 đều bị loại bỏ.

2. Ăn củ cải trắng với cam

Khi bạn ăn củ cải trắng, bạn tuyệt đối không nên ăn với cam, điều này là bởi chất flavonoid có trong cam và chất thiosulfate được tạo ra trong củ cải khi gặp nhau sẽ tạo ra một phản ứng hóa học, có thể tạo ra một lượng lớn axit thiocyanic - chất làm cho tuyến giáp của cơ thể suy giảm, làm tăng nguy cơ bướu cổ.

3. Ăn củ cải trắng với nấm

Nếu ăn củ cải trắng cùng nấm sẽ dễ dàng khiến cho bạn mắc các bệnh về da, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm da. Nếu ăn chung 2 loại thực phẩm này với một lượng lớn có thể dẫn đến mất nước và ảnh hưởng đến sức khỏe của lá lách, dạ dày.

Ngoài ra, những người sức khỏe yếu hoặc đang bị tiêu chảy nếu ăn củ cải trắng với nấm sẽ khiến cho triệu chứng tiêu chảy càng nặng hơn và khả năng phục hồi thể chất kém hơn.

4. Cà rốt và củ cải trắng

Hàm lượng vitamin C trong củ cải trắng cực kỳ cao, rất có lợi cho sức khỏe con người, và nếu ăn chung với cà rốt, cà rốt sẽ khiến toàn bộ lượng vitamin C này bị phân hủy.

Lý do là bởi cà rốt có chứa một loại enzyme gọi là axit ascorbic, có thể phá hủy vitamin C trong củ cải trắng. Do đó, đừng nên ăn chung 2 loại thực phẩm này với nhau.

5. Củ cải trắng và một số loại trái cây khác

Ăn củ cải trắng, sau đó ăn nhiều trái cây có chứa sắc tố thực vật sẽ phân hủy một chất có tính axit trong ruột và thúc đẩy sự sản xuất thiocyanate để ức chế tuyến giáp, từ đó gây ra bướu cổ.

Các quả hồng, lê, táo, nho... chứa rất nhiều sắc tố thực vật. Do đó, sau khi ăn củ cải, không nên ăn những quả này ngay trong thời gian ngắn.

Nguồn: QQ, Healthline và Vegans

Video liên quan

Chủ đề