Cá ống hỉnh có tên khác là cá gì

Cá hố có thân hình dài (trung bình từ 60–90 cm) rất dẹt một bên, dài như một cái dải lưng quần, không có vẩy, giống dạng lươn, mồm nhọn nhô ra phía trước, mắt to, miệng rộng có nhiều răng tách biệt thành răng lớn và răng nhỏ ở cả hai hàm.

Vây lưng rất dài có 10-11 tia cứng, tiếp theo là một rãnh; phần thứ nhì của vây lưng có 1 tia cứng và 27-30 tia mềm. Vây ngực ngắn. Không có vây bụng, vây đuôi rất nhỏ. Toàn thân cá màu xanh lam như màu thép có ánh bạc. Phần bụng và các vây như vây ngực, vây bụng, vây đuôi màu xậm hơn. Màu chuyển sang xám bạc khi cá chết.

Phân bố

Cá hố sinh sống ngoài khơi và ven bờ, ở tầng giữa và tầng trên, thường sống ở độ nước sâu từ 45- 60 sải tay. Cá tập trung thành đàn, nổi lên mặt vào mùa sinh sản, kiếm mồi rồi xuống sâu hơn.

Cá hố có mặt hầu như tại mọi vùng biển nhiệt đới và ôn đới trên thế giới. Tại Việt Nam cá tập trung trong vùng biển miền Trung, từ Quảng Bình xuống Quy Nhơn, Quảng Ngãi...

Tập tính

Cá thuộc loại cá dữ, nổi lên tầng trên kiếm ăn vào ban ngày, và trở lại tầng đáy ban đêm, ăn các động vật như tôm, cá mực nhỏ hơn, khi còn nhỏ chúng ăn các phiêu, vi sinh vật.

Cá hố có giá trị dinh dưỡng cao và là nguyên liệu cho nhiều món ăn được ưa chuộng trên thế giới.

Sinh sản

Trong mùa sinh sản, mỗi cá mái có thể sinh khoảng 130 ngàn trứng. Trứng nhỏ, có đường kính 1.6-1.9 mm, trôi nổi và nở thành cá bột sau 3-6 ngày. Cá bột dài 5.5-6.5 mm. Mùa sinh sản kéo dài trong các tháng từ 6 đến 10, cao điểm vào tháng 8.

Cá trưởng thành sau 2 năm, đạt độ dài 30 cm và chuyển sang ăn cá nhỏ hơn. Cá có thể lớn, dài đến trên 2m, nặng 5 kg và sống trên 15 năm.

Theo các ngư dân, cá hố to nhất chỉ chưa đến 10 kg tuy vậy cá có thể có chiều dài lên đến 4m, các ngư dân ở tỉnh Triết Giang, Trung Quốc đã bắt được một con cá hố dài 4m, nặng 18,5 kg ngư dân ở vùng Kê Gà, Bình Thuận cũng trông thấy cá hố khổng lồ dài gần 3m, thân rộng gần 30 cm và nặng tới 27 kg.

Hiện trạng

Cá hố là nguồn thu nhập chính của ngư dân một số vùng ở Việt Nam, một số nơi việc câu cá hố trở thành một nghề, sản phẩm cá hố có thể dùng để xuất khẩu đặc biệt là cá hố trắng xuất khẩu hiện có giá cao (70.000-75.000 đồng/kg).

Thịt cá hố, tương đối rẻ, rất được ưa chuộng tại các quốc gia vùng Đông Nam Á, Trung Hoa, Nhật Bản và Triều Tiên.

Tại Nhật, cá được gọi là tachiuo, ăn dưới dạng nướng hay ăn sống kiểu sashimi. Tại Hàn Quốc, cá được gọi là Galchi, món ăn đặc biệt Galchi Jorim là món cá hố hấp (Korean steamed hairtail), chưng với nước tương (suy sauce), củ cải trắng, hành lá, và gia vị. Ở Trung Hoa có món ăn nổi tiếng "Thượng Hải Bạch đới ngư" hay Fragrant creamed hairtail, Shanghai style, cá được ướp rượu, hương liệu và nấu với nhiều gia vị như tỏi, ớt, tiêu.. Vài món khác như cá hố chưng (Braised Hairtail in Soy sauce), Khô cá hố chiên dòn (Dry fried hairtail) cũng được xem là các món “đặc biệt” tại các nhà hàng Hồng Kong.

Ở Việt Nam, có một số món ăn không chỉ khiến người ta phải giật mình với giá tiền mà còn bởi nó có vẻ ngoài khác lạ. Cá chìa vôi là một trong những đặc sản như vậy. Xưa kia, loài cá này nằm trong danh sách sơn hào hải vị chỉ vua chúa mới được thưởng thức.

Cá chìa vôi có vẻ ngoài khá độc đáo. (Ảnh: dacsandanang).

Cá chìa vôi tập trung tại các vùng biển có san hô của miền Trung, nhiều nhất là ở Đà Nẵng. Cá chìa vôi đánh bắt được ở đây sẽ tiếp tục phân phối cho hai đầu đất nước. Loài cá này ấn tượng bởi kích thước thân hình to và dài, có khi nặng đến 3kg và dài trên 1m. Cá chìa vôi có hai màu: đen và đỏ rực, nhưng thường thì cá màu đỏ phổ biến hơn.

Cái tên chìa vôi được ngư dân đặt dựa trên hình dáng rất đặc biệt của miệng cá. Miệng cá có hình ống dài, phần đầu loe ra như cái bình vôi hay kèn trumpet. Ngoài tên chìa vôi, một số nơi còn đặt cho loại cá này là cá phóng lao bởi miệng nó giống như mũi lao phóng về phía trước. Cá chỉ có một trục xương sống ở giữa và rất nhiều thịt nạc bọc xung quanh.

Mỗi con cá chìa vôi được bán với mức giá khá cao. (Ảnh: haisansachphanthiet)

Dù thân dài nhưng cá chìa vôi bơi rất chậm. Chúng lượn lờ quanh các rạn san hô, chúc mõm xuống dưới đáy hoặc bất động, lắc lư theo làn nước để kiếm ăn. Với cái mỏ liền mang và miệng nhỏ, cá chìa vôi chỉ “hút” được những sinh vật nhỏ, phù du để làm thức ăn...

Cá chìa vôi là đặc sản quý và đang ngày càng khan hiếm. Chính vì vậy, giá thành của món ăn này cũng ngày một tăng cao. Cá chìa vôi được giới sành ăn săn đón với mức giá từ 1 - 1,3 triệu đồng.

Thịt cá chìa vôi rất thơm ngon và là nguồn cung cấp nhiều chất đạm, ít chất béo, nhiều vitamin như niacin, B6 và khoáng chất như canxi, sắt... giúp tạo hồng cầu và kích hoạt hệ miễn nhiễm. Cá cũng chứa một lượng acid béo omega -3 đáng kể.

Cá chìa vôi nướng là món ăn thượng hạng chỉ dành cho người sành ăn. (Ảnh: dacsandanang)

Cá chìa vôi có thể chế biến khá nhiều món ăn ngon như cháo, nướng, chiên, hấp, kho..., trong đó món nướng được nhiều người ưa chuộng hơn cả vì vừa ngon, cách chế biến lại vô cùng đơn giản. Cá sau khi mang về chỉ cần sơ chế bằng cách cắt mỏ, móc mang, bỏ ruột rồi rửa sạch để cho ráo nước. Nếu con cá nhỏ, người chế biến thường để nguyên con. Nhưng nếu cá có kích thước lớn, người ta lại cắt thành nhiều khúc.

Cá được ướp với hành, tỏi, nước mắm, ớt (đặc biệt là ớt xanh của Đà Nẵng sẽ tạo độ thơm cho thịt cá)… trong khoảng 15 phút. Tiếp đó, cho cá lên bếp than nướng lửa riu riu, thỉnh thoảng phết mỡ hoặc nước màu thực vật để tạo cho cá màu vàng, có mùi thơm hấp dẫn.

Khi cá chín, mùi thơm theo khói bốc lên ngào ngạt. Gắp từng thớ cá trắng ngần, cuốn chung với rau thơm và bánh tráng hoặc cải xanh rồi chấm vào chén mắm nêm đậm đà thì ngon không thể tả. Cũng có nhiều thực khách lựa chọn muối ớt xanh cay nồng để dùng kèm với món ăn thượng hạng này.

Cá chìa vôi còn có nhiều chất dinh dưỡng. (Ảnh: haisanbienhoa)

Cá chìa vôi còn gọi là hải long, được các thầy thuốc Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên dùng làm thuốc. Theo đông y, hải long có vị ngọt, tính ấm, tác động vào các kinh mạch thuộc thận, có các tác dụng bổ thận, tráng dương... nên được dùng trong nhiều thang thuốc trị liệt dương, đau lưng, bổ thận và giúp phụ nữ dễ sinh nở.

Chủ đề