Cà phê phân bố ở đâu

LOGOĐỊA LÍ CÂY CÀ PHÊHỌC PHẦN: ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẠI CƯƠNG IIGiảng viên: Trương Văn CảnhSinh viên: Đặng Thị Hải Yến Nguyễn Thị Lan Anh Vũ Thị Hằngwww.themegallery.comA. Khái quát cà phê thế giớiB. Tình hình cà phê Việt NamI. Nguồn gốc, đặc điểm và vai trò cây cà phêII. Tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ cà phê thế giớiIII. Tình hình xuất nhập khẩu cà phê thế giớiI. Vài nét về cà phê Việt NamII. Thách thức của cà phê Việt NamIII. Định hướng phát triển cà phê Việt NamCẤU TRÚC BÀI BÁO CÁOMỞ ĐẦU1NỘI DUNG2KẾT LUẬN3www.themegallery.comMỞ ĐẦU “Cà phê là sản phẩm thương mại đứng thứ 2 thế giới chỉ sau dầu mỏ” Cà phê là một mặt hàng nông sản nổi tiếng trên toàn thế giới với những câu chuyện như những huyền thoại về xuất xứ của cà phê. Với hương vị đặc trưng độc đáo và nét quyến rũ lạ thường , là một trong ba cây trồng (cà phê, chè, ca cao) làm thức uống phổ biến rộng rãi nhất với hơn 501 tỷ cốc cà phê được tiêu thụ hàng năm. Cà phê đã chinh phục đại bộ phận dân cư trên toàn thế giới khiến nhu cầu cà phê cần được giá trị xuất khẩu cao. Nó góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, việc cung cấp hay xuất khẩu ngày một tăng cao cả về số lượng và chất lượng. Cà phê là một tặng phẩm của tự nhiên cho loài người nên không phải chỗ nào trên thế giới cũng có. Ở Việt Nam cà phê là một mặt hàng sản xuất kinh doanh quan trọng. Ngành cà phê Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường cà phê thế giới. Từ một nước sản xuất cà phê nhỏ, đến nay Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ hai trên thế giới chỉ sau Braxin. Góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. www.themegallery.comMột số hình ảnh về cây cà phêwww.themegallery.comwww.themegallery.comNỘI DUNGA. KHÁI QUÁT CÀ PHÊ THẾ GIỚII. NGUỒN GỐC, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CÂY CÀ PHÊ1. Lịch sử cà phê thế giớiLoại cây này đầu tiên chỉ được trồng ở vùng nhiệt đới ẩm Châu Phi. Cà phê được sử dụng lần đầu tiên vào thế kỉ thứ IX, khi nó được khám phá từ vùng cao nguyên Ethiopia và tên gọi cà phê có thể là tên gọi của địa phương nơi phát hiện ra nó – làng Caffa. Cà phê có thể xuất hiện cách đây 500 năm, nhưng đến thế kỉ XVII sản phẩm của cà phê mới được đưa vào Châu Âu và sau đó trở thành nhu cầu phổ biến của khu vực này. Đến cuối thế kỉ XVII, cà phê được đưa sang trồng ở Xri Lanca, rồi khu vực Đông Nam Á và các nước Châu Mĩ. www.themegallery.com2. Đặc điểm sinh thái Cà phê là cây ưa nhiệt (nhiệt độ >15oC) và ưa ẩm (lượng trên 1.250 mm/năm).  Cây này phát triển thuận lợi nhất ở những vùng có lượng mưa từ 1.900 – 3.000 mm và phân bố đều trong năm.  Cà phê ưa đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, nhất là vùng đất đỏ đá vôi và đất badan.  Khí hậu cận xích đạo có mùa mưa, mùa khô rõ rệt. Nó chỉ phát triển được trong các vùng nằm giữa hai chí tuyến Bắc và Nam, không vượt quá giới hạn 35o độ cao 1300m. www.themegallery.com3. Phân loại cây cà phêPhân loại Cà phê chè (coffea Arabica)Cà phê vối (coffea Robusta)Cà phê mít (coffea Exelsa)Nguồn gốcCó nguồn gốc từ cao nguyên nhiệt đới Ethiopia đông Châu Phi.Có nguồn gốc từ khu vực sông Cônggô và miền núi thấp xích đạo và nhiệt đới Tây Châu Phi.Có nguồn gốc ở Liberia thuộc Tây Bắc Châu Phi nhiệt đới.www.themegallery.comPhân loạiCà phê chè (coffea Arabica)Cà phê vối (coffea Robusta)Cà phê mít (coffea Excelsa)Đặc điểm Có tán lớn, màu xanh đậm, lá hình oval.  Cây cà phê trưởng thành có thể cao từ 4-6 m. Quả hình bầu dục, mỗi quả chứa 2 hạt cà phê.  Có dạng cây gỗ hoặc cây bụi, chiều cao của cây trưởng thành có thể lên tới 10 m. Quả cà phê có hình tròn, hạt nhỏ hơn hạt cà phê arabica.  Cao 2m -5m, thân, lá và quả đều to. Do lá to, xanh đậm nhìn xa như cây mít nên gọi là cà phê mít.www.themegallery.comPhân loạiCà phê chè (coffea Arabica)Cà phê vối (coffea Robusta)Cà phê mít (coffea Excelsa)Đặc điểm Có hương thơm, vị đậm nên được thị trường thế giới ưa chuộng. Có giá trị trao đổi cao nhất đại diện cho khoảng 61% các sản phẩm cà phê trên thế giới. Khó trồng vì thường bị sâu bệnh phá hoại.Chiếm gần 39% các sản phẩm cà phê.Loại này dễ trồng, năng suất cao nhưng kém chịu rét và chất lượng không thơm ngon bằng cà phê chè. Loại này dễ trồng, có khả năng chịu được hạn và sương muối nhưng năng suất thấp.  Có vị chua, ít thơm, chất lượng kém hơn cà phê chè và cà phê vối nên nhu cầu thấp, giá rẻ.www.themegallery.comPhân loạiCà phê chè (coffea Arabica)Cà phê vối (coffea Robusta)Cà phê mít (coffea Excelsa)Điều kiện sinh thái•Cà phê chè ưa mát.•Nhiệt độ tối ưu 20 - 22oC.• Ánh sáng tán xạ nên thường được trồng ở miền núi cao 600 – 2500m.• Lượng mưa: 1300 – 1900mm•Cà phê vối ưa nóng ẩm nhiệt độ từ 24 – 26oC, thích ánh sáng trực xạ yếu• Thường được trồng ở các cao nguyên thấp và bình nguyên. •Lượng mưa: 1300 – 2500mm•Cà phê mít tương tự cà phê vối nhưng do cây lớn, lá dày hơn, rễ ăn sâu hơn nên chịu khô hạn hơn. •Không ưa gió, không ưa lạnh, nhiệt độ thấp cây kém phát triển. •Lượng mưa: 1300 –2500mm. •Cần độ ẩm cao, trên 70%, đặc biệt vào giai đoạn cây nở hoa.www.themegallery.comPhân loại Cà phê chè (coffea Arabica)Cà phê vối (coffea Robusta)Cà phê mít (coffea Excelsa)Phân bốTrồng nhiều ở Trung và Nam Mĩ, Trung Phi, Ấn Độ, Papua Newguinea, Indonesia, Phillipin, Mianma, Việt Nam Trồng nhiều ở Inđônêxia, Việt Nam, Ấn ĐộTrồng nhiều ở Indonesia, Thái Lan, Đông Timo, Việt Nam, Ấn Độ, Nigeria,Guyana, Surinam, Liberia www.themegallery.comHình ảnh các loại cây cà phêRẫy cà phê Robusta ở Cư KuinHoa và quả chín cà phê Robustawww.themegallery.comCây cà phê chèHoa cà phê chèwww.themegallery.comCây cà phê mítHoa cà phê mítwww.themegallery.com4. Vai trò của cây cà phêwww.themegallery.comCác sản phẩm từ cà phêwww.themegallery.com Đồ mĩ nghệ được làm từ hạt và cây cà phê.Bộ bàn ghế làm từ cây cà phê Tranh nguyên thủ quốc gia từ hạt cà phêwww.themegallery.comLàm mặt hàng xuất khẩuwww.themegallery.comPhủ xanh đất trống đồi trọcwww.themegallery.comTăng thu nhập và tăng cường hợp tác quốc tếwww.themegallery.com5. Văn hóa cà phêCà phê là một thứ thức uống tuyệt diệu. Ta có thể thưởng thức cà phê ở mọi lúc, mọi nơi. Cách thưởng thức cà phê thay đổi tuỳ theo từng nền văn hoá, tập quán dân tộc hay khẩu vị từng cá nhân. Về cơ bản người ta phân biệt 5 hình thức khác nhau: Ở các nước Đức, Thuỵ Sỹ và Mỹ người ta pha cà phê bằng cách cho nước sôi chảy qua một cái túi lọc chứa bột cà phê. Cách thức này được Melitta Bentz phát minh ra vào năm 1908.www.themegallery.com Phổ biến nhất ở Ý là cà phê espresso. Loại cà phê này được pha bằng cách cho nước bị ép dưới áp suấp cao chảy qua cà phê xay cực mịn. Cách pha này sẽ tạo ra một lớp kem từ dầu cà phê. Thổ Nhĩ Kỳ và các nước vùng Balkan pha cà phê theo "kiểu Thổ Nhĩ Kỳ". Theo cách này cà phê xay mịn, đường và nước được cho vào một loại ấm mỏng hình chóp rồi đun lên.www.themegallery.com Pha kiểu Pháp: kiểu pha này khá nổi tiếng và cũng rất gần gũi với nhiều người. Họ dùng một loại bình gọi là French press có cấu tạo tương tự như phin cà phê.www.themegallery.comII. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, PHÂN BỐ VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ THẾ GIỚI1. Tình hình sản xuất và phân bố cà phê  Cà phê hiện nay được trồng tập trung ở Trung Mĩ, quần đảo Ăng ti, Đông Nam Brazil, Tây và Trung Phi, Tây Nam Ấn Độ và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Diện tích thu hoạch cà phê thế giới từ năm 2005 đến 2010 giảm gần 1% đạt 10,2 triệu ha năm 2010. Châu Mĩ giảm từ 5,8 năm 2005 xuống còn 5,6 triệu ha năm 2010, trong khi đó diện tích thu hoạch cà phê ở Châu Á từ 2005 – 2010 tăng từ 2,49 – 2,54 triệu ha.

+ Cà phê được trồng khắp các tỉnh Tây Nguyên nhưng tập trungnhiều nhất ở Đăk Lắk, kế đó là Gia Lai.+ Cà phê được trồng khắp các tỉnh Tây Nguyên nhưng tập trung nhiều nhất ở Đăk Lắk, kế đó là Gia Lai.+ Cao su được trồng trên các cao nguyên thấp, trồng nhiều ở phía bắc (Kon Tum) và nam Tây Nguyên(Đăk Nông, phía nam tỉnh Lâm Đồng).+ Chè được trồng trên các cao nguyên cao (trên 600 m), trồng nhiều ở Lâm Đồng (vùng BLao) và GiaLai.+ Giải thích:- Phân bố các cây công nghiệp trên gắn với phân bố đất ba dan và sự phân hóa khí hậu ở Tây Nguyên- Cà phê (cà phê vối), cao su là các cây nhiệt đới nên trồng chủ yếu ồ cắc cao nguyên thấp- Chè, cà phê chè là các cây có nguồn gốc cận nhiệt nên được trồng ở cắc cao nguyên cao hơn

Cây cà phê đã xuất hiện ở Việt Nam từ thế kỷ thứ 19. Qua thời gian dài sinh tồn và phát triển mạnh mẽ, giờ đây cây cà phê đã mang lại những giá trị xuất khẩu to lớn cho người dân Việt Nam. Để giờ đây, Việt Nam đang nằm trong top những nước xuất khẩu cà phê đứng đầu thế giới. Và chắc chắn rằng tại Việt Nam cà phê được coi là một trong những cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp.

Sự phân bố khu vực trồng cà phê phụ thuộc vào sự dung hòa giữa “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, mà trong đó địa lợi là một trong những yếu tố quan trọng và quyết định, thúc đẩy cà phê Việt có những bước tiến nhảy vọt. Cây cà phê thích hợp sống ở những vùng đất đồi núi cao (cao hơn mực nước biển khoảng 600 mét trở lên). Việt Nam lại là đất nước có địa hình rất phức tạp. Vì vậy cây cà phê phân bố không đồng đều trên dải đất hình chữ S của chúng ta. Nó được trồng tập trung ở những vùng có nhiều đồi núi cao.

Vùng trồng cà phê Tây Nguyên

Nói đến “đại bản doanh” của cây cà phê thì đầu tiên chúng ta phải kể đến đó là Tây Nguyên. Tây Nguyên là vùng đất nổi tiếng về cà phê với các địa danh như Cầu Đất, Núi Min, Trạm Hành (Lâm Đồng) và đặc biệt Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) – vựa cà phê Robusta đứng đầu thế giới.

Dải đất Tây Nguyên này hay còn gọi là Cao nguyên trung phần, may mắn được tạo hóa ban cho đất đỏ bazan trù phú (2 triệu hecta, chiếm 60% đất bazan cả nước), có tính chất cơ lý tốt, khả năng giữ nước và hấp thu dinh dưỡng cao, kết cấu viên cục độ xốp bình quân 62-65%… Bên cạnh đó, các cao nguyên này lại có độ cao khoảng 500 – 600 m so với mực nước biển cùng khí hậu mát mẻ, mưa nhiều nên rất thích hợp với loại cà phê Robusta và một số loại cây công nghiệp khác. 

Tây Nguyên – vùng đất vàng cho hạt cà phê Việt

Buôn Ma Thuột là vùng đất có cà phê khá sớm ở Việt Nam. Trước đó, người Pháp đã khảo sát rất kỹ lưỡng về thổ nhưỡng, khí hậu, độ cao, tầng phù sa cổ…mới chọn Buôn Ma Thuột là nơi chuyên canh cây cà phê Robusta, lấy Buôn Ma Thuột làm tâm trong vòng bán kính 10km trồng cà phê Robusta đều cho ra thể chất tốt, như  Ea Kao,  Etam, Tân Lập, Tân Hòa, Tân An,  Tân Lợi, Cư Êbur, và một số huyện khác: Cưmgar, Krong Ana… Robusta vùng này là loại thích hợp nhất để tăng độ mạnh của cà phê Espresso (gốc Milano) nhưng với một tỷ lệ ít.

Vốn là một trong tám đô thị loại một trực thuộc tỉnh, lại là thành phố chiến lược, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng cấp quốc gia nên Buôn Ma Thuột được nhà nước quan tâm và đầu tư nhiều để phát triển cơ sở hạ tầng cùng nhiều mặt khác. Với sản lượng cà phê Robusta đứng đầu cả nước, góp phần đưa sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam lên vị trí số 1 trên thế giới, và cung cấp một sản phẩm cà phê có chất lượng cao nhất và hương vị đặc trưng nhất nên  Buôn Ma Thuột được xem là “thủ phủ cà phê”.

Gia Lai thì lại được biết đến với cà phê Chư Sê, một huyện nằm cách thành phố Pleiku 40km về phía nam, với diện tích 12.000 ha, lại mang đến hương vị cà phê  sục sôi, đầy chất lửa. Ngoài ra, tỉnh này còn có những vùng đất trồng cà phê khác với sản lượng và chất lượng khá tốt như Chư Pả, Ia Sao, An Khê…

Tuy cùng nằm trên dải đất Tây nguyên nhưng cà phê Cầu Đất, Núi Min, Trạm Hành của tỉnh Lâm Đồng lại có sự khác biệt hẳn. Đó là hương thơm quyến rũ của cà phê Arabica vốn được thế giới ưa chuộng. Ở độ cao trên 1.500 m so với mực nước biển, có nhiều vùng đồi dốc thoai thoải cùng khí hậu mát mẻ, những vùng đất này của Lâm Đồng là nơi chốn đắc địa, lý tưởng nhất cho giống Arabica phát triển và sản sinh ra những hạt cà phê có chất lượng vào hàng ngon nhất nhì thế giới. Đặc biệt, cà phê Cầu Đất được xem như “Bà hoàng” của các loại cà phê nhờ hương thơm quyến rũ đặc biệt của nó, với chất lượng được đánh giá ngon nhất nhì thế giới.

Cà phê Tây Nguyên thường mang những đặc trưng như: có hàm lượng caffeine mạnh, vị đậm, và ít chua, đôi khi còn là vị ngậy của bơ, dầu hoặc vị của caramen, cũng có khi là vị của nắng, gió cao nguyên….

Vùng trồng cà phê Tây Bắc

Tây Bắc là một trong 3 vùng nổi tiếng ở Việt Nam về cà phê, đặc biệt là cà phê Arabica, hay còn được gọi là cà phê chè.

Tây Bắc – vùng đất kết tinh giá trị cà phê Việt

Tây Bắc đặc biết đến là vùng có địa hình chia cắt phức tạp, gồm một số núi trung bình và núi cao bao quanh với các bồn địa lớn, nhỏ, trong đó có những cao nguyên như cao nguyên Sơn La, cao nguyên Mộc Châu…

Đặc điểm của các vùng đất ở đây không có độ cao lý tưởng, chỉ vào khoảng 400 – 500m nhưng vẫn có thể trồng cà phê Arabica, sản phẩm cũng cho chất lượng khá vì nó có điều kiện khí hậu đặc trưng của vị trí gần vĩ tuyến Bắc.

Nhiều nghiên cứu của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam đã khẳng định: Bên cạnh diện tích cà phê chè đang phát triển rất tốt ở khu vực nông trường Mường Ảng thuộc tỉnh Điện Biên thì còn có nhiều diện tích có thể trồng cà phê chè, đưa diện tích cà phê chè ở vùng Tây Bắc lớn hơn nữa.

Vùng trồng cà phê Trung Bộ

Những quả cà phê căng mọng từ những vùng trồng cà phê tại Việt Nam

Khe Sanh (Quảng Trị) cũng là một vùng trồng nổi tiếng khác của giống cà phê Arabica và Catimor (cà phê mít), vốn có độ cao phù hợp và là vùng đồng bằng chịu những ngọn gió Lào hun đúc thổi từ hoang mạc Trung Á làm đồng khô cỏ cháy và con người gan góc kiên trì nhất Việt Nam. Bên cạnh đó, nước ta còn có vùng cà phê Arabica Tây Bắc đã có lịch sử cả trăm năm, tuy cho những sản phẩm thấp hơn so với các tỉnh Tây nguyên, song cũng góp phần làm hương sắc cà phê Việt thêm phong phú và đa dạng.

Tuy nhiên với điều kiện địa lý và khí hậu tại Khe Sanh (Quảng Trị), Phủ Quỳ (Nghệ An) lại phù hợp để trồng giống Catimor là loài được lai giữa chủng Catimor (Arabica) với Hybrid de Timor(lai giữa Arabica và Robusta ). Khi được trồng tại đây, cà phê tuy không có vị ngọt đậm như Bourbon nhưng Catimor lại có hương thơm sâu lắng và vị chát, mặn.

Ngoài những vùng trồng cà phê tiêu biểu kể trên, Việt Nam cũng được biết đến với cà phê tại Đắk Mil của Đắk Nông, có tới 19.000 ha cà phê, chiếm tới 1/4 diện tích của huyện này và cung cấp sản lượng tới 42.930 tấn, chiếm 1/3 sản lượng cà phê so với toàn tỉnh. Nếu như cà phê Đắk Hà mang tới hương vị hoan hỉ, nồng nhiệt thì cà phê Đắk Mil chua thanh lại đem đến sự trầm tư, sâu sắc.

Đọc thêm nhiều bài về cà phê tại đây: //vsca.vn/?lang=vi

Những kiến thức về văn hóa cà phê Việt Nam: //vsca.vn/category/ca-phe-viet-nam/?lang=vi

Video liên quan

Chủ đề