Các bài tập về sự phát triển từ vựng


Mục lục nội dung

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Sự phát triển của từ vựng

Các bài tập về sự phát triển từ vựng

Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, nó không ngừng biến đổi và phát triển theo sự vận động của xã hội.

Có những từ hiện nay hoàn toàn biến mất, không còn sử dụng:

Ví dụ:

Bui có một lòng trung lẫn hiếu

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng.

(Nguyễn Trãi)

Từ bui có nghĩa là chỉ có, hiện nay không còn được sử dụng.

Có những từ hiện nay đã thay đổi nghĩa khi sử dụng: Ví dụ: từ kinh tế trong câu thơ Búa tay ôm chặt bồ kinh tế của Phan Bội Châu là từ nói tắt của kinh bang tế thế (có nghĩa là trị nước cứu đời). Ngày nay từ kinh tế không có nghĩa như vậy nữa mà theo nghĩa: toàn bộ hoạt động của con người trong lao động, sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra.

Sự phát triển của từ vựng diễn ra theo hai cách:

Phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc theo hai phương thức: ẩn dụ và hoán dụ.

Ví dụ: từ chân nghĩa gốc là một bộ phận của cơ thể, dùng để di chuyển; phát triển nghĩa của từ chân theo phương thức ẩn dụ (ví dụ: chân đê, chân trời, chân ghế…), phát triển nghĩa của từ chân theo phương thức hoán dụ (ví dụ: có chân trong đội tuyển học sinh giỏi, chân sút,…)

Lưu ý: cần phân biệt phương thức ẩn dụ và hoán dụ trong sự phát triển của từ ngữ với biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

+ Biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ là những biện pháp tu từ được dùng với mục đích tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ví dụ:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

(Viễn Phương)

+ Phương thức ẩn dụ, hoán dụ dùng trong phát triển từ ngữ là ẩn dụ, hoán dụ ngôn ngữ (từ vựng học).

Ví dụ: Nó là tay cờ bạc khét tiếng.

Phát triển số lượng của từ ngữ theo hai cách: tạo từ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. Ví dụ:

+ Tạo từ mới: cơm bụi, thế giới mạng, truyền hình cáp…

+ Mượn từ: in-tơ-nét, khả thi, lạm phát…

2. Trau dồi vốn từ

– Muốn sử dụng tốt tiếng Việt, miêu tả chính xác sự vật, hiện tượng và cảm nghĩ của mình, cần có vốn từ phong phú và phải hiểu chính xác nghĩa của từ. Do đó, trau dồi vốn từ là việc rất quan trọng.

– Có hai cách trau dồi vốn từ:

+ Nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.

+ Biết thêm những từ mới để làm tăng vốn từ của cá nhân.

3. Ví dụ bài tập về sự phát triển từ vựng

a) Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. (Nguyễn Du)

b) Xanh cuộc đời và xanh những ước mơ. (Lời một bài hát)

c) Xanh kia thăm thẳm từng trên. (Đoàn Thị Điểm)

d) 

Đầu xanh có tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.

(Nguyễn Du)

Hãy giải nghĩa từ xanh trong các ví dụ trên và nói rõ phương thức chuyển nghĩa của từng trường hợp.

a) Theo anh/chị, cần rèn luyện như thế nào để trau dồi vốn từ tiếng Việt?

b) Dựa vào vốn hiểu biết của anh/chị về từ vựng tiếng Việt, hãy phân biệt các từ sau: tinh tuý- tinh tú; nhuận bút – thù lao; yếu điểm – điểm yếu.

Gợi ý

– Những từ được dùng với nghĩa gốc: hoa.

Những từ được dùng vói nghĩa chuyển: cửa, cánh, ngọn, chân.

Việc sử dụng những từ với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ đã làm tăng hiệu quả diễn đạt cho đoạn thơ. Thể hiện sự giàu đẹp và tính đa nghĩa của từ vựng tiếng Việt.

– xanh: chỉ màu sắc; xanh (b): tươi trẻ, trong sáng; xanh (c): bầu trời; xanh (d): chỉ người trẻ tuổi.

Phương thức chuyển nghĩa của từng trường hợp: xanh (a): nghĩa gốc; xanh (b): nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ; xanh (c), (d): ông trời: nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.

b) – tinh tuý: phần thuần chất, tinh khiết và quý báu nhất; tinh tú: sao trên trời;

nhuận bút tiền trả cho tác giả các công trình văn hoá, nghệ thuật, khoa học được xuất bản hoặc được sử dụng thù lao: tiền công được trả cho công lao động đã bỏ ra;

- yếu điểm: điểm quan trọng nhất;

- điểm yếu: điểm thiếu sót.


II – LUYỆN TẬP

Bài 1: Cho hai câu thơ sau:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

Từ mặt trời thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?

Bài 2: Tìm nghĩa gốc và nghĩa chuyển của các ví dụ dưới đây: 

a. Bên sườn núi những khóm hoa dại thi nhau đua nở.

b, Cú hích vào mạng sườn khiến nó đau điếng, ngã lăn xuống.

c, Bộ tổng chỉ huy ra lệnh tấn công vào khu sườn địch.

Bài 3: Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.

(1) 

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

(Huy Cận)

(2) 

Những ngày không gặp nhau

    Biển bục đầu thương nhớ

(Xuân Quỳnh)

(3) Từ đấy, giữa biển người mênh mông, Phi gặp biết bao nhiêu gương mặt, cùng cười đùa với họ, hát cho họ nghe…

(Nguyền Ngọc Tư)

a) Từ biển ở câu nào được dùng với nghĩa gốc?

b) Từ biển trong câu nào được dùng với nghĩa chuyển và được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Có thể coi các trường hợp chuyển nghĩa đó là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?

Bài 4: Tìm 3 từ ngữ cho mỗi mô hình cấu tạo từ sau đây:

a) X + hoá

b) X + trường

c) X + điện tử

d) Học + X

Bài 5: Viết một đoạn văn với chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng từ mượn.

Bài 6: Phát hiện và sửa lỗi dùng từ trong các câu vãn sau:

a) Vấn đề này là tối mật nhất.

b) Câu nói của cậu chẳng hội nhập gì veri nội dung chúng mình đang thảo luận.

c) Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng mù mọi người vần tỏ ra bùng quang, thờ ơ.


Gợi ý

Bài 1: Từ mặt trời thứ hai để chỉ người con- nguồn sống, ánh sáng của cuộc đời người mẹ

Đây không phải trường hợp từ nhiều nghĩa, bởi vì, nghĩa của từ “mặt trời” được tác giả Nguyễn Khoa Điềm sáng tạo ra, không mang tính phổ quát cho cả cộng đồng.

Từ “mặt trời” trong ví dụ trên là minh chứng cho biện pháp tu từ ẩn dụ

Bài 2:

a, Từ sườn núi là từ mang nghĩa chuyển (phương thức ẩn dụ)

b, Từ mạng sườn là từ mang nghĩa gốc ( chỉ bộ phận trên cơ thể con người, các chiếc xương bao quanh lồng ngực tới vùng ức.)

c, Từ sườn địch là từ mang nghĩa chuyển

Bài 3. Cần vận dụng kiến thức về các phương thức phát triển nghĩa của từ, tìm hiểu nghĩa của từ biển trong Từ điển tiếng Việt để xác định nghĩa của từ biển trong các trường họp nêu ở đề bài.

– Chú ý: nghĩa gốc của từ biển chỉ vùng nước mặn rộng lớn nói chung trên bề mặt Trái Đất. Từ đó có thể xác định từ biển nào trong các trường hợp trên được dùng theo nghĩa gốc, từ biển nào được dùng theo nghĩa ehuyển:

+ Từ biển trong câu (1) được dùng với nghĩa gốc.

+ Từ biển trong câu (2), (3) được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.

– Không phải trường hợp chuyển nghĩa nào cũng làm cho từ trở thành từ nhiều nghĩa:

+ Từ biển trong câu (2) là ẩn dụ tu từ. Tác giả dùng biển để chỉ nhân vật trữ tình em, dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa biển và em theo cảm nhận của nhà thơ, nhằm thể hiện tình yêu rộng lớn, nỗi nhớ mênh mông, cồn cào khi xa cách thuyền – anh. Đây không phải hiện tượng phát triển nghĩa của từ bởi sự chuyển nghĩa đó chỉ có tính chất lâm thời, gắn với hoàn cảnh sử dụng cụ thể nhằm mục đích tu từ; nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới.

+ Từ biển trong câu (3) là ẩn dụ từ vựng, tạo ra nghĩa khá ổn định, gắn với từ, biểu thị ý khối lượng nhiều, đông đảo, ví như biển. Đây là hiện tượng phát triển nghĩa của từ.

Bài 4. Ví dụ:

– X + hoá: trẻ hoá, cơ giới hóa, Việt hoá,…

-X + trường: ngư trường, chính trường,…

– X + điện tử: chính phủ điện tử, báo điện tử,…

– Học + X: học phí, học liệu,…

Bài 5. Cần xác định đề tài và phương thức viết đoạn văn (có thể viết về phương pháp học tập, về người thân, về du lịch,…), trong đó chú ý sử dụng từ mượn (có thể là từ mượn tiếng Hán, tiếng Anh hoặc tiếng Pháp,…).

Bài 6. a) Dùng sai cụm từ tối mật nhất (mắc lỗi lặp từ, thừa từ nhất vì tối mật đã có nghĩa là bí mật nhất rồi). Cách sửa: bỏ từ nhất.

b) Dùng sai từ hội nhập (dùng sai nghĩa của từ). Cách sửa: thay từ hội nhập bằng ăn nhập.

c) Dùng sai từ bàng quang (hiểu sai nghĩa của từ và nhầm lẫn từ có vỏ âm thanh gần giống nhau). Cách sửa: thay bằng từ bàng quan.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 9 hay nhất