Các kỹ năng hỗ trợ phương pháp GROW

Skip to content

[vc_row][vc_column][vc_column_text]

Đầu tiên, chúng ta cần lập lộ trình chuyến đi. Dựa vào lộ trình, chúng ta giúp nhân viên quyết định địa điểm họ muốn đến (Mục tiêu) và xác định vị trí hiện tại của họ (Thực tại). Sau đó, chúng ta suy nghĩ những cách khác nhau (Lựa chọn giải pháp) để thực hiện chuyến đi. Tới bước cuối cùng (Hun đúc ý chí), chúng ta cần đảm bảo nhân viên quyết tâm thực hiện và chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống và trở ngại họ gặp trong quá trình đi.

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_tta_tabs][vc_tta_section title=”Tổng quan” tab_id=”1501230725442-51c7232a-3a0a”][vc_column_text]

MC TIÊU

Sau khi hoàn thành khóa hc, bn s có được mt nn tng vng chc tr thành người qun lý và lãnh đo hiu qu:

  1. Hiểu rõ về vai trò của người quản lý và nhiệm vụ xây dựng đội ngũ, một trong những nhiệm vụ mà người quản lý phải làm.
  2. Hiểu một cách có hệ thống và logic về các kỹ năng; hình thức huấn luyện và phát triển nhân viên.
  3. Nắm được hoạt động mấu chốt và quan trọng của người quản lý đóng góp như thế nào vào sự thịnh vượng và thành công của tổ chức.
  4. Hiểu rõ tác động của Coaching đến kết quả doanh thu và tốc độ phát triển của tổ chức bạn?
  5. Trang bị các kỹ năng, công cụ cần thiết để ứng dụng thành công các hình thức phát triển nhân viên. Áp dụng các mô hình huấn luyện (Coaching)  ABCD, GROW, EDIC, GLAD vào trong công việc.
  6. Hiểu và áp dụng công thức phản hồi tích cực và phản hồi xây dựng KFDB, SANDWICH, “SOW” & “SOWAW” trong quá trình huấn luyện nhân viên.

ĐỐI  TƯỢNG THAM DỰ

  • Chương trình này thiết kế riêng dành đội ngũ Team Leader, Giám Sát, Quản lý và Lãnh đạo nhằm phát huy kỹ năng huấn luyện trên công việc thông qua đó hiểu vai trò của bản thân, giúp trở thành người quản lý có năng lực.
  • Những ai muốn tạo sự khác biệt trong quản lý và muốn thành công thông qua đội ngũ nhân viên.
  • Số lượng khóa học tiêu chuẩn cho khóa học này là 20 học viên/ lớp.
[/vc_column_text][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Nội dung” tab_id=”1501230725582-248dd5b6-7d90″][vc_column_text]
  • Chiến lược hiệu quả phát huy năng lực và động lực nhân viên thông qua phương pháp huấn luyện và phát triển hiệu quả.
  • Hình thức huấn luyện và phát triển nhân viên theo tình huống: Chỉ Đạo, Hỗ Trợ, Giao Quyền, Kèm Cặp
  •  Lộ trình huấn luyện và kèm cặp sau khóa học
  •  Vai trò của học viên
  •  Outline chương trình và agenda
  •  Đầu ra của chương trình đào tạo
  •  Mục tiêu (SMART) cần đạt được sau khóa học
  •  Vai trò Người quản lý cấp trung tại công ty
  • Các nền tảng để thúc đẩy phát triển năng lực và động lực của nhân viên.
  • Những nguyên tắc cần tuân thủ trong quá trình Coaching?
  • Coaching tác động đến kết quả công việc và tốc độ phát triển của tổ chức bạn?
  • Những thách thức trong quá trình coaching?
  • Thay đổi tư duy để huấn luyện và phát triển nhóm hiệu quả.
  • Coaching là gì?. Coaching khác với giảng dạy (Training) như thế nào?.
  • 04 trường hợp cần được huấn luyện và phát triển nhân viên trong nhóm.
  • Phản hồi được áp dụng khi nào trong mô hình GROW coaching?.
  • Các nguyên tắc phản hồi đạt kết quả cao
  • Sử dụng GROW Coaching hiệu quả trong trường hợp nào?
  •  GROW Coaching là gì?. Tại sao chọn mô hình GROW trong việc phát triển đội ngũ?.
  • Phương pháp kèm cặp hiệu quả theo mô hình GROW của THP
  • Những rào cản khi sử dụng mô hình GROW Coaching
  • Bộ câu hỏi hiệu quả GROW Coaching theo tiêu chuẩn của THP
  • GROW Coaching thể hiện trong vai trò: Xây dựng và phát triển đội ngũ, NLLĐ số 23 “Sử dụng hữu hiệu phương pháp kèm cặp GROW để phát triển nhóm”
[/vc_column_text][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Giảng viên” tab_id=”1501230751481-c7d1fce0-1f5b”][vc_column_text]
Trainer Phan Hữu Lộc là Nhà đào tạo theo Phong Cách Huấn Luyện Linh Hoạt (P.H.L) và là / Cố vấn chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp tại Việt Nam, anh vừa có kinh nghiệm trong lĩnh vực Quản lý bán hàng vừa sở hữu phương pháp đào tạo được đúc kết từ nhiều chuyên gia trong nước và thế giới. Là người Việt Nam duy nhất được Certified Trainer bởi Lead Across Culures International(Mỹ). Mọi người thường hay gọi anh là “PHL” viết tắt chữ cái đầu trong tên của anh và cũng có nghĩa là “Phong cách Huấn luyện Linh hoạt” để mô tả phong cách của anh trong các chương trình đào tạo mà anh thực hiện. Anh tâm niệm rằng đỉnh cao của một huấn luyện viên đào tạo theo yêu cầu doanh nghiệp là “LINH HOẠT”. Trước khi anh chọn làm trong lĩnh vực tư vấn đào tạo/ chiến lược cho doanh nghiệp, anh có 5 năm làm Quản lý Bán hàng cho Unilever và hơn 08 năm làm về đào tạo Bán hàng và Quản lý bán hàng tại các tập đoàn như: Coca-Cola, Mead Johnson, Diageo, Bayer…, anh đã giúp tư vấn cho hơn 50 Giảng viên (Trainers) đang làm tại doanh nghiệp thực hiện công việc dễ dàng hơn. Anh đã phát triển gần 50 chương trình được đánh giá ứng dụng cao, đã thực hiện hơn 80% khách hàng thường xuyên mời anh giảng dạy trở lại. Trong đó, các chương trình giữ quyền tác giả được biết đến, như: “Action Selling Model”, “PHL Ways to Train The Trainers”, “Coaching Skills for Managers” và “Train The Leaders”. Cho đến nay, anh rất tự hào đã giúp hơn cho 1000 học viên đang làm việc tại các doanh nghiệp Việt Nam cải thiện cuộc sống và phát triển kinh doanh. Mỗi chương trình anh mang đến là những giá trị được đúc kết từ kinh nghiệp thực tiễn, những trải nghiệm trong đời sống kinh doanh và đúc rút sâu sắc từ các chương trình được học từ chuyên gia nước ngoài. Phương pháp huấn luyện của anh thường tập trung nhiều vào các hoạt động tương tác cao, bài tập thực hành phù hợp với các phong cách tiếp cận khác nhau theo mô hình học tập: VAK (Visual: Thị giác | A – Auditory: Thính giác | K-Kinesthetic: Vận động.). Là học trò trực tiếp từ những bậc thầy trên thế giới về marketing, bán hàng, lãnh đạo, huấn luyện, phát triển năng lực cá nhân… như T.H Eker, Blair Singer, Jordan Belfort (Bán hàng đường thẳng)…[/vc_column_text][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Học phí” tab_id=”1501230762241-c94cc0b7-9117″][vc_column_text]
  • Mức phí tham dự dành cho đăng ký nhóm 3 người trở lên hoặc theo Công ty vui lòng liên hệ Hotline Tư Vấn: 1800 6981 để nhận giá ưu đãi
  • Tư Vấn Viên 01: 0909 228 700
  • Tư Vấn Viên 02: 0903 885 700
[/vc_column_text][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Đăng ký” tab_id=”1501230778474-a701af65-4c79″][vc_column_text]
[/vc_column_text][/vc_tta_section][/vc_tta_tabs] [vc_row][vc_column][vc_column_text] [/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

Phân biệt các khái niệm Coaching, Consulting, Training và Mentoring

Ngày nay, có rất nhiều khái niệm tương đương với Mentoring. Để trở thành một người cố vấn (mentor) tốt và có một quy trình mentoring hiệu quả, bạn cần phân biệt được các khái niệm cơ bản này.

+, Mentoring không phải Coaching (Huấn luyện)

Huấn luyện là nhằm đạt được kỹ năng hay kiến thức nhất định. Các nhân viên trong công ty làm việc với chuyên gia huấn luyện để đảm bảo họ có được kỹ năng hoặc kiến thức cụ thể. Trọng tâm chính là đem lại hiệu quả công việc, không phải lợi ích cá nhân. 

+, Mentoring không phải Consulting (Tư vấn)

Tư vấn là đưa ra lời khuyên mang tính chuyên môn để cải thiện hiệu quả và nâng cao khả năng thành công

+, Mentoring không phải Training (Đào tạo)

Đào tạo là truyền đạt những kiến thức, kỹ năng một chiều từ trainer tới trainee

Mentoring là quá trình mentor (người cố vấn) giám sát và hỗ trợ sự phát triển trong nhiều lĩnh vực của mentee (người được cố vấn) thông qua các hoạt động hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ tâm lý, bảo vệ và đồng thời nâng đỡ hoặc đỡ đầu. Mentoring liên quan đến việc hỗ trợ một người nào đó phát triển về mặt sự nghiệp và cá nhân.

Mentoring là cả một quá trình tìm hiểu, vun đắp mối quan hệ và ý thức nghiêm túc về việc xây dựng mối quan hệ giữa mentor và mentee. Họ không có ràng buộc gì quá lớn nhưng lại luôn tin tưởng, đi với nhau một thời gian dài và đem lại lợi ích song song

  1. Phương pháp mentoring hiệu quả - Mô hình GROW

Bạn có thể hình dung đơn giản mô hình GROW giống như bản kế hoạch lập cho một chuyến đi xa. Dựa trên lộ trình đã phác ra trước đó, bạn giúp các thành viên trong nhóm quyết định địa điểm họ định đến (Goal - Mục tiêu) và xác định vị trí hiện nay của họ (Reality - Thực tại). Và rồi, bạn suy nghĩ, cân nhắc những lựa chọn khác nhau cho chuyến đi (Options - Giải pháp). Cuối cùng, bạn cần bảo đảm tất cả mọi người đều quyết tâm thực hiện chuyến đi, chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho mọi tình huống và trở ngại có thể gặp trên đường (Will – Ý chí).

+, Goals - Thiết lập mục tiêu:

Đầu tiên, bạn cùng với mentee sẽ xác định những gì phải thay đổi và nếu phù hợp với định hướng họ, hãy lấy đó làm mục tiêu cần phấn đấu. Mục tiêu nên đầy đủ tiêu chí của SMART Goal: cụ thể, tính toán được, trong khả năng, thực tế và có thời hạn.

Một số câu hỏi dành cho mentee:

+, Em muốn đạt được điều gì ở quá trình Mentoring này?

+, Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của em? Tại sao lại có sự lựa chọn như vậy? Làm thế nào để biết mục tiêu của mình đã đạt được hay chưa?

+, Em cần những bước đi cụ thể nào để phục vụ cho mục tiêu dài hạn?

+, Liệu rằng mục tiêu của em có phù hợp với tổng quan sự nghiệp cá nhân chưa?

+, Reality - Đánh giá thực trạng công việc:

Nhiều người thường hấp tấp đi giải quyết vấn đề hay cố gắng sớm hoàn thành mục tiêu mà không có sự phân tích chi tiết về khởi điểm của mình. Bạn cần yêu cầu mentee nói cụ thể về tình hình của họ như làm gì, khi nào, kết quả và hiệu quả ra sao.

Một số câu hỏi dành cho mentee:

+, Tình hình hiện nay ra sao rồi? Làm gì và làm khi nào? Kết quả và hiệu quả của những gì đã làm?

+, Hãy liệt kê ra vốn hiểu biết hay kỹ năng chuyên môn và thành tích nổi bật của em? Em có đang cảm thấy mình thành công hay không?

+, Nếu có mục tiêu chưa thể đạt được, vậy điều gì đã và đang kìm hãm em? Thử đánh giá mọi thứ theo thang 1-10 xem mình đang thực sự ở đâu.

+, Options - Tìm kiếm giải pháp: 

Khi đã nắm rõ tình hình của mentee, hãy ngồi cùng nhau thảo luận và bắt đầu đi tìm tất cả những phương án khả thi phục vụ cho mục tiêu đề ra. Chắc chắn bạn sẽ có những giải pháp của riêng mình, nhưng hãy để mentee thoải mái trình bày quan điểm cá nhân trước, nhường đất nói lại cho họ.

Lưu ý rằng, Mentoring không phải đào tạo chuyên môn. Nhiệm vụ quan trọng của bạn là dẫn dắt mentee đến hướng đi đúng đắn, chứ không phải là đi quyết định hộ họ. Sau khi mentee đề xuất giải pháp, hãy hỏi họ cặn kẽ nguyên nhân lựa chọn, ưu nhược điểm như thế nào…

Một số câu hỏi dành cho mentee:

+, Em có thể làm gì tiếp theo? Ưu nhược điểm của từng giải pháp mà em lựa chọn? Em sẽ được gì và mất gì?

+, Thách thức gì cho em khi đi theo hướng giải pháp này để hoàn thành mục tiêu?

+, Những khó khăn đó em đã từng gặp trong quá khứ chưa? Em đã giải quyết như thế nào, có thể làm khác đi như thế nào?

+, Will -  Hun đúc ý chí: 

Đi đến được giai đoạn này, mentee của bạn hẳn đã hình dung rõ ràng cách thức giúp họ hoàn thành mục tiêu của mình. Tuy nhiên vậy vẫn chưa đủ, bạn cần phải có thêm sự cam kết của họ, khơi dậy lòng quyết tâm, ý chí và động lực để biến chúng thành hành động cụ thể phục vụ cho mục tiêu. Hãy hỏi họ về kế hoạch làm cụ thể, về những trở ngại có thể gây khó dễ hay làm sao để duy trì động lực làm việc trong mọi hoàn cảnh.

Bạn cũng nên dành thời gian ngồi lại cùng mentee nghe báo cáo công việc, hàng tháng, hàng tuần hay thậm chí hàng ngày. Họ có thể sẽ cần những hướng đi mới khi kế hoạch ban đầu không diễn biến tốt đẹp như kỳ vọng.

Một số câu hỏi dành cho mentee:

+, Em sẽ lên kế hoạch như thế nào để phục vụ mục tiêu? Em cần làm gì luôn vào thời điểm hiện tại?

+, Những trở ngại gì sẽ gây khó dễ cho em? Em sẽ vượt qua chúng như thế nào? Ai có thể hỗ trợ em và hỗ trợ như thế nào?

+, Đánh giá mức độ cam kết, động lực làm việc của mình lúc này theo thang 1-10? Em sẽ duy trì hay cải thiện nó như thế nào?

+, Khi nào thì em cần tổng kết, báo cáo tiến trình công việc? Hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày?

Video liên quan

Chủ đề