Các tiêu chí đánh giá phương án

Nghiên cứu trao đổi

Xác định các tiêu chí đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong kiểm toán các tập đoàn, tổng công ty nhà nước

Xem cỡ chữ Đọc bài viết In trang
Các tiêu chí đánh giá phương án
Các tiêu chí đánh giá phương án
Xác định các tiêu chí đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong kiểm toán các tập đoàn, tổng công ty nhà nước
(kiemtoannn.gov.vn) - ...Thực tế, kể cả giai đoạn đầu mới tiếp cận loại hình kiểm toán hoạt động cho tới thời điểm có những hướng dẫn, quy định mang tính pháp lý về kiểm toán hoạt động và tiêu chí kiểm toán hoạt động; cách xác định tiêu chí đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong kiểm toán các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước cũng như việc nghiên cứu áp dụng vào thực tế hoạt động kiểm toán vẫn có khoảng cách so với nhu cầu, chưa thực sự góp phần quan trọng trong nỗ lực nâng cao chất lượng kiểm toán như kỳ vọng của KTNN và đòi hỏi vốn có của mục tiêu xác định tiêu chí.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác xác định các tiêu chí kiểm toán đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong kiểm toán các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và áp dụng trong thực tiễn kiểm toán giai đoạn hiện nay cần tiếp cận và quan tâm đến các nội dung cụ thể sau:Thứ nhất, làm rõ khái niệm tiêu chí kiểm toán hoạt động Theo INTOSAI: Tiêu chí kiểm toán hoạt động là những tiêu chuẩn thực hiện mang tính hợp lý và có thể đạt được xét về tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực. Chúng phản ánh mô hình kiểm soát chuẩn tắc (mong đợi) về vấn đề đang được đánh giá. Chúng đại diện cho thông lệ hay nói cách khác là kỳ vọng hợp lý và những thông tin về những gì cần phải như nó vốn có. Như vậy, có thể hiểu tiêu chí kiểm toán hoạt động là những tiêu chuẩn, thước đo (đảm bảo tính hợp lý và thực tiễn) để xác định tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động nào đó. Những tiêu chuẩn này phải mang tính đại diện, phổ biến (hay thông lệ) - phản ánh những kỳ vọng hợp lý để đảm bảo thông tin đánh giá là phù hợp, có giá trị thực tiễn nhằm nhận được sự chấp thuận của những người sử dụng kết quả đánh giá cũng như đối tượng được so sánh, đánh giá. Từ khái niệm trên cho thấy: Khác biệt với kiểm toán báo cáo tài chính hay kiểm toán tuân thủ là có thể xác định cụ thể đối tượng kiểm toán, căn cứ kiểm toán, tiêu thức kiểm toán rõ ràng trên cơ sở xác định tính đúng đắn, trung thực của việc trình bày báo cáo tài chính, tính tuân thủ khi áp dụng các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ và các quy định của hệ thống pháp luật trên cơ sở hệ thống chuẩn mực và các văn bản pháp lý cụ thể. Riêng với kiểm toán hoạt động: Khái niệm hiệu lực, hiệu quả, kinh tế tương đối trừu tượng và khó lượng hoá; đối tượng quản lý đa dạng, nhiều hoạt động kinh tế có mục tiêu phục vụ lợi ích chính trị, xã hội, kinh tế hoặc kết hợp cả các loại lợi ích này tạo nên những mâu thuẫn khi lựa chọn chỉ tiêu xét đoán (chi phí cơ hội của thành quả này là sự từ bỏ lợi ích khác - do vậy nhiều khi đạt lợi ích về mặt chính trị, xã hội phải hy sinh mục tiêu kinh tế hoặc ngược lại). Hơn nữa, việc đánh giá tính kinh tế, hiệu quả trong ngắn hạn hay dài hạn có thể khác nhau về kết quả; đánh giá xét đoán trên từng nội dung hoạt động hay toàn bộ tổng thể cũng thu được những kết quả không đồng nhất... Vì vậy, việc xác định tiêu chí kiểm toán là yếu tố quyết định đến toàn bộ quá trình kiểm toán cũng như kết quả kiểm toán hoạt động nhưng lại rất khó khăn khi lựa chọn tiêu chí phù hợp, khách quan và thuyết phục.Thứ hai, xác định yêu cầu của tiêu chí kiểm toán hoạt độngTiêu chí phải đảm bảo các yêu cầu sau để đánh giá, kết luận kiểm toán thuyết phục, gắn với thực tế, hợp lý và có tính khả thi.- Tính khách quan; - Tính hoàn chỉnh, toàn diện;- Tính hữu ích và tin cậy;- Tính cụ thể và định lượng;- Tính có thể so sánh;- Tính được thừa nhận và phù hợp;- Tính dễ hiểu.Thứ ba, xác định cơ sở và phương pháp chủ yếu trong xây dựng tiêu chí kiểm toán hoạt động- So sánh với hoạt động các kỳ trước;- So sánh với kế hoạch trong kỳ của đơn vị; - So sánh với hoạt động tương tự của tổ chức khác có những đặc điểm tương đồng;- So sánh với chỉ tiêu có thể lượng hóa của phương án khác;- Tính toán dựa trên các định mức kinh tế kỹ thuật;- Trao đổi thảo luận trên cơ sở thông tin thu thập được để lựa chọn tiêu chí đáp ứng các yêu cầu của tiêu chí nêu trên;- Các tiêu chí liên quan đến vấn đề vĩ mô xây dựng trên cơ sở mục tiêu và đòi hỏi mức độ hiệu lực của mục tiêu. Thứ tư, định hướng những vấn đề có tính nguyên tắc trên áp dụng xây dựng tiêu chí đối với đối tượng là các DNNNTiêu chí kiểm toán tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của từng cuộc kiểm toán cần được xác định cụ thể, gắn với mục tiêu, nội dung kiểm toán của cuộc kiểm toán. Tiêu chí được lựa chọn phải đảm bảo các nguyên tắc xây dựng tiêu chí, đáp ứng yêu cầu khoa học, khách quan, đồng thời phải phù hợp với quy định của Nhà nước, với thực tiễn hoạt động của đối tượng được kiểm toán và có tính khả thi. Xuất phát từ mục tiêu hoạt động cơ bản của các doanh nghiệp thông thường là: mục tiêu lợi nhuận; mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn; mục tiêu phát triển bền vững; mục tiêu tuân thủ pháp luật; mục tiêu thực hiện các chủ trương định hướng của Nhà nước (và/ hoặc kế hoạch, chiến lược của chủ sở hữu vốn)nên khi lựa chọn các chỉ số để xác định tiêu chí kiểm toán cần tập trung vào các chỉ số phản ánh mức độ đạt được các nhóm mục tiêu này. Theo đó, kiểm toán viên được định hướng, gợi ý lựa chọn chỉ tiêu để xây dựng một số tiêu chí cơ bản khi tiến hành công việc kiểm toán hoạt động tại các doanh nghiệp như sau:- Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;- Tiêu chí đánh giá khả năng bảo toàn, phát triển và sử dụng đúng mục đích nguồn vốn chủ sở hữu;- Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản trị doanh nghiệp;- Tiêu chí đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực trong thực hiện chủ trương của Nhà nước theo quy định của pháp luật; tính hiệu quả, hiệu lực trong thực hiện kế hoạch, chiến lược phát triển doanh nghiệp.Thứ năm, định hướng xây dựng tiêu chí để có thể áp dụng tùy thuộc phạm vi, quy mô, mức độ chuyên sâu của mỗi cuộc kiểm toánKhông thể xây dựng một bộ tiêu chí thống nhất một cách cứng nhắc cho các cuộc kiểm toán đối với tất cả các DNNN (tập đoàn, tổng công ty Nhà nước) bởi lẽ ngoài những mục tiêu chung, cơ bản giống nhau, mỗi đơn vị lại có vai trò, vị trí, đặc thù tổ chức hoạt động, mô hình, loại hình hoạt động khác nhau. Do vậy, chỉ nên xác định và định hướng xác định tiêu chí theo hai nhóm nhằm tạo chủ động cho kiểm toán viên khi áp dụng thực tiễn. Cụ thể:Thứ nhất, xây dựng nhóm tiêu chí tổng hợp: Trên cơ sở xem xét mục tiêu đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực cơ bản, phổ biến nhất của các doanh nghiệp để xác định tiêu chí. Ví dụ: Kiểm toán viên có thể lựa chọn chỉ số mức lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận tính trên vốn, tài sảnđể xác định tiêu chí tổng hợp phục vụ công tác kiểm toán đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông thường. Với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích, các tiêu chí tổng hợp có thể là sản lượng hoàn thành theo đặt hàng của Nhà nước và chi phí cho việc sản xuất ra mặt hàng đó... Với những tiêu chí tổng hợp, do đặc tính gắn với mục tiêu chung, phổ quát nhất của các doanh nghiệp nên có thể áp dụng trong đánh giá tổng hợp, đánh giá đối với các cuộc kiểm toán lồng ghép do không phải đi sâu, chi tiết khi xác định kết quả kiểm toán.Thứ hai, xây dựng nhóm tiêu chí cụ thể: Là các tiêu chí dùng để minh họa cho tiêu chí tổng hợp cũng như sử dụng để phân tích, đánh giá, chỉ rõ nguyên nhân, lý do khách quan, chủ quan, các tác động của môi trường bên trong, bên ngoài dẫn đến kết quả đã được xác định qua sử dụng tiêu chí tổng hợp nhằm đưa ra những kiến nghị cụ thể, sát thực nhất. Ví dụ: Kiểm toán viên xây dựng các tiêu chí cụ thể để so sánh, phân tích nhằm chỉ ra những ảnh hưởng làm tăng (hoặc giảm) lợi nhuận tổng thể (hiệu quả tổng thể), kiểm toán viên có thể lựa chọn các chỉ số phản ánh các yếu tố tác động làm tăng (hoặc giảm) lợi nhuận làm cơ sở lựa chọn tiêu chí so sánh. Tùy thuộc từng trường hợp, những chỉ số phản ánh mối quan hệ tác động của các yếu tố tạo nên lợi nhuận được gợi ý lựa chọn làm tiêu chí cụ thể nhằm so sánh, đánh giá.Tương tự, để làm rõ, minh họa cho các tiêu chí tổng hợp về bảo toàn phát triển vốn, trong quản trị doanh nghiệp hay mức độ đạt mục tiêu, kế hoạch, kiểm toán viên cũng có thể tự xác định những tiêu chí cụ thể để tổ chức thực hiện. Việc xác định các tiêu chí cụ thể và mở rộng hoạt động kiểm toán phù hợp với quy mô, tính chất của các cuộc kiểm toán chuyên sâu, chuyên đề hoặc giải quyết những mục tiêu quan trọng khi đánh giá hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các DNNN (tập đoàn, tổng công ty Nhà nước)/.Theo Báo Kiểm toán cuối tháng 10/2013

(kiemtoannn.gov.vn) - ...Thực tế, kể cả giai đoạn đầu mới tiếp cận loại hình kiểm toán hoạt động cho tới thời điểm có những hướng dẫn, quy định mang tính pháp lý về kiểm toán hoạt động và tiêu chí kiểm toán hoạt động; cách xác định tiêu chí đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong kiểm toán các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước cũng như việc nghiên cứu áp dụng vào thực tế hoạt động kiểm toán vẫn có khoảng cách so với nhu cầu, chưa thực sự góp phần quan trọng trong nỗ lực nâng cao chất lượng kiểm toán như kỳ vọng của KTNN và đòi hỏi vốn có của mục tiêu xác định tiêu chí.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác xác định các tiêu chí kiểm toán đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong kiểm toán các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và áp dụng trong thực tiễn kiểm toán giai đoạn hiện nay cần tiếp cận và quan tâm đến các nội dung cụ thể sau:
Thứ nhất, làm rõ khái niệm tiêu chí kiểm toán hoạt động

Theo INTOSAI: Tiêu chí kiểm toán hoạt động là những tiêu chuẩn thực hiện mang tính hợp lý và có thể đạt được xét về tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực. Chúng phản ánh mô hình kiểm soát chuẩn tắc (mong đợi) về vấn đề đang được đánh giá. Chúng đại diện cho thông lệ hay nói cách khác là kỳ vọng hợp lý và những thông tin về những gì cần phải như nó vốn có.
Như vậy, có thể hiểu tiêu chí kiểm toán hoạt động là những tiêu chuẩn, thước đo (đảm bảo tính hợp lý và thực tiễn) để xác định tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động nào đó. Những tiêu chuẩn này phải mang tính đại diện, phổ biến (hay thông lệ) - phản ánh những kỳ vọng hợp lý để đảm bảo thông tin đánh giá là phù hợp, có giá trị thực tiễn nhằm nhận được sự chấp thuận của những người sử dụng kết quả đánh giá cũng như đối tượng được so sánh, đánh giá.

Từ khái niệm trên cho thấy: Khác biệt với kiểm toán báo cáo tài chính hay kiểm toán tuân thủ là có thể xác định cụ thể đối tượng kiểm toán, căn cứ kiểm toán, tiêu thức kiểm toán rõ ràng trên cơ sở xác định tính đúng đắn, trung thực của việc trình bày báo cáo tài chính, tính tuân thủ khi áp dụng các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ và các quy định của hệ thống pháp luật trên cơ sở hệ thống chuẩn mực và các văn bản pháp lý cụ thể. Riêng với kiểm toán hoạt động: Khái niệm hiệu lực, hiệu quả, kinh tế tương đối trừu tượng và khó lượng hoá; đối tượng quản lý đa dạng, nhiều hoạt động kinh tế có mục tiêu phục vụ lợi ích chính trị, xã hội, kinh tế hoặc kết hợp cả các loại lợi ích này tạo nên những mâu thuẫn khi lựa chọn chỉ tiêu xét đoán (chi phí cơ hội của thành quả này là sự từ bỏ lợi ích khác - do vậy nhiều khi đạt lợi ích về mặt chính trị, xã hội phải hy sinh mục tiêu kinh tế hoặc ngược lại). Hơn nữa, việc đánh giá tính kinh tế, hiệu quả trong ngắn hạn hay dài hạn có thể khác nhau về kết quả; đánh giá xét đoán trên từng nội dung hoạt động hay toàn bộ tổng thể cũng thu được những kết quả không đồng nhất... Vì vậy, việc xác định tiêu chí kiểm toán là yếu tố quyết định đến toàn bộ quá trình kiểm toán cũng như kết quả kiểm toán hoạt động nhưng lại rất khó khăn khi lựa chọn tiêu chí phù hợp, khách quan và thuyết phục.
Thứ hai, xác định yêu cầu của tiêu chí kiểm toán hoạt động
Tiêu chí phải đảm bảo các yêu cầu sau để đánh giá, kết luận kiểm toán thuyết phục, gắn với thực tế, hợp lý và có tính khả thi.
- Tính khách quan;
- Tính hoàn chỉnh, toàn diện;
- Tính hữu ích và tin cậy;
- Tính cụ thể và định lượng;
- Tính có thể so sánh;
- Tính được thừa nhận và phù hợp;
- Tính dễ hiểu.
Thứ ba, xác định cơ sở và phương pháp chủ yếu trong xây dựng tiêu chí kiểm toán hoạt động
- So sánh với hoạt động các kỳ trước;
- So sánh với kế hoạch trong kỳ của đơn vị;
- So sánh với hoạt động tương tự của tổ chức khác có những đặc điểm tương đồng;
- So sánh với chỉ tiêu có thể lượng hóa của phương án khác;
- Tính toán dựa trên các định mức kinh tế kỹ thuật;
- Trao đổi thảo luận trên cơ sở thông tin thu thập được để lựa chọn tiêu chí đáp ứng các yêu cầu của tiêu chí nêu trên;
- Các tiêu chí liên quan đến vấn đề vĩ mô xây dựng trên cơ sở mục tiêu và đòi hỏi mức độ hiệu lực của mục tiêu.
Thứ tư, định hướng những vấn đề có tính nguyên tắc trên áp dụng xây dựng tiêu chí đối với đối tượng là các DNNN
Tiêu chí kiểm toán tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của từng cuộc kiểm toán cần được xác định cụ thể, gắn với mục tiêu, nội dung kiểm toán của cuộc kiểm toán. Tiêu chí được lựa chọn phải đảm bảo các nguyên tắc xây dựng tiêu chí, đáp ứng yêu cầu khoa học, khách quan, đồng thời phải phù hợp với quy định của Nhà nước, với thực tiễn hoạt động của đối tượng được kiểm toán và có tính khả thi. Xuất phát từ mục tiêu hoạt động cơ bản của các doanh nghiệp thông thường là: mục tiêu lợi nhuận; mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn; mục tiêu phát triển bền vững; mục tiêu tuân thủ pháp luật; mục tiêu thực hiện các chủ trương định hướng của Nhà nước (và/ hoặc kế hoạch, chiến lược của chủ sở hữu vốn)nên khi lựa chọn các chỉ số để xác định tiêu chí kiểm toán cần tập trung vào các chỉ số phản ánh mức độ đạt được các nhóm mục tiêu này. Theo đó, kiểm toán viên được định hướng, gợi ý lựa chọn chỉ tiêu để xây dựng một số tiêu chí cơ bản khi tiến hành công việc kiểm toán hoạt động tại các doanh nghiệp như sau:

- Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
- Tiêu chí đánh giá khả năng bảo toàn, phát triển và sử dụng đúng mục đích nguồn vốn chủ sở hữu;
- Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản trị doanh nghiệp;
- Tiêu chí đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực trong thực hiện chủ trương của Nhà nước theo quy định của pháp luật; tính hiệu quả, hiệu lực trong thực hiện kế hoạch, chiến lược phát triển doanh nghiệp.
Thứ năm, định hướng xây dựng tiêu chí để có thể áp dụng tùy thuộc phạm vi, quy mô, mức độ chuyên sâu của mỗi cuộc kiểm toán
Không thể xây dựng một bộ tiêu chí thống nhất một cách cứng nhắc cho các cuộc kiểm toán đối với tất cả các DNNN (tập đoàn, tổng công ty Nhà nước) bởi lẽ ngoài những mục tiêu chung, cơ bản giống nhau, mỗi đơn vị lại có vai trò, vị trí, đặc thù tổ chức hoạt động, mô hình, loại hình hoạt động khác nhau. Do vậy, chỉ nên xác định và định hướng xác định tiêu chí theo hai nhóm nhằm tạo chủ động cho kiểm toán viên khi áp dụng thực tiễn. Cụ thể:
Thứ nhất, xây dựng nhóm tiêu chí tổng hợp: Trên cơ sở xem xét mục tiêu đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực cơ bản, phổ biến nhất của các doanh nghiệp để xác định tiêu chí. Ví dụ: Kiểm toán viên có thể lựa chọn chỉ số mức lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận tính trên vốn, tài sảnđể xác định tiêu chí tổng hợp phục vụ công tác kiểm toán đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông thường. Với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích, các tiêu chí tổng hợp có thể là sản lượng hoàn thành theo đặt hàng của Nhà nước và chi phí cho việc sản xuất ra mặt hàng đó... Với những tiêu chí tổng hợp, do đặc tính gắn với mục tiêu chung, phổ quát nhất của các doanh nghiệp nên có thể áp dụng trong đánh giá tổng hợp, đánh giá đối với các cuộc kiểm toán lồng ghép do không phải đi sâu, chi tiết khi xác định kết quả kiểm toán.
Thứ hai, xây dựng nhóm tiêu chí cụ thể: Là các tiêu chí dùng để minh họa cho tiêu chí tổng hợp cũng như sử dụng để phân tích, đánh giá, chỉ rõ nguyên nhân, lý do khách quan, chủ quan, các tác động của môi trường bên trong, bên ngoài dẫn đến kết quả đã được xác định qua sử dụng tiêu chí tổng hợp nhằm đưa ra những kiến nghị cụ thể, sát thực nhất. Ví dụ: Kiểm toán viên xây dựng các tiêu chí cụ thể để so sánh, phân tích nhằm chỉ ra những ảnh hưởng làm tăng (hoặc giảm) lợi nhuận tổng thể (hiệu quả tổng thể), kiểm toán viên có thể lựa chọn các chỉ số phản ánh các yếu tố tác động làm tăng (hoặc giảm) lợi nhuận làm cơ sở lựa chọn tiêu chí so sánh. Tùy thuộc từng trường hợp, những chỉ số phản ánh mối quan hệ tác động của các yếu tố tạo nên lợi nhuận được gợi ý lựa chọn làm tiêu chí cụ thể nhằm so sánh, đánh giá.
Tương tự, để làm rõ, minh họa cho các tiêu chí tổng hợp về bảo toàn phát triển vốn, trong quản trị doanh nghiệp hay mức độ đạt mục tiêu, kế hoạch, kiểm toán viên cũng có thể tự xác định những tiêu chí cụ thể để tổ chức thực hiện. Việc xác định các tiêu chí cụ thể và mở rộng hoạt động kiểm toán phù hợp với quy mô, tính chất của các cuộc kiểm toán chuyên sâu, chuyên đề hoặc giải quyết những mục tiêu quan trọng khi đánh giá hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các DNNN (tập đoàn, tổng công ty Nhà nước)/.

Theo Báo Kiểm toán cuối tháng 10/2013


Tin tức liên quan

  • Đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán các dự án đường dây tải điện (03/12/2021 )
  • Kinh nghiệm quốc tế trong kiểm toán công tác quản lý chất thải y tế (03/12/2021 )
  • Sớm xây dựng quy định về mã định danh điện tử và tiêu chuẩn kết nối của Kiểm toán nhà nước (19/11/2021 )
  • Ứng dụng dữ liệu lớn trong hoạt động kiểm toán các tổ chức tài chính - yêu cầu cấp thiết (05/11/2021 )
  • 4 yếu tố quan trọng trong đào tạo trực tuyến cho kiểm toán viên (05/11/2021 )
  • Kiểm toán hoạt động và những tác động tích cực tới doanh nghiệp (28/10/2021 )
Xem thêm »
  • Chỉ đạo điều hành
    • Văn bản điều hành
    • Lịch công tác
    • Góp ý văn bản dự thảo
  • Hội nhập phát triển
  • Thi đua khen thưởng
  • Văn bản chính sách
  • Nghiên cứu trao đổi
  • Nghiệp vụ kiểm toán
    • Chuẩn mực kiểm toán
    • Quy trình kiểm toán
    • Hồ sơ mẫu biểu kiểm toán
    • Trao đổi kinh nghiệm

Phim tư liệu

  • Một nhiệm kỳ thành công của KTNN Việt Nam
  • KTNN thành công trên vai trò Chủ tịch ASOSAI 14
  • Chủ tịch Quốc hội làm việc với Kiểm toán Nhà nước
  • KTNN quyên góp ủng hộ phòng, chống Covid-19
  • Công bố, trao Nghị quyết của Quốc hội về bầu Tổng Kiểm toán nhà nước và Lễ bàn giao công tác của Tổng Kiểm toán nhà nước
  • Các tiêu chí đánh giá phương án
    Luật kiểm toán nhà nước
  • Các tiêu chí đánh giá phương án
    Phần mềm nội bộ
  • Các tiêu chí đánh giá phương án
    CSDL quốc gia về pháp luật
  • Các tiêu chí đánh giá phương án
    Chủ tịch Asosai (2018-2021)
  • Các tiêu chí đánh giá phương án
    Đại hội ASOSAI 14
  • Các tiêu chí đánh giá phương án
    Tổ chức ASEANSAI

Âm nhạc

Bài ca Kiểm toán Nhà nước
Để tình em ra khơi
Em gái kiểm toán lên vùng cao
Em tìm con số niềm tin yêu
Hành khúc Kiểm toán Nhà nước Việt Nam
Kiểm toán viên và chiến sĩ biên phòng
Lời nhắn nhủ
Những con số cùng ta suy nghĩ
Những sắc màu con số
Nỗi nhớ Kiểm toán viên
Tình yêu người chiến sĩ kiểm toán
Tổ quốc đã trao ta niềm tin