Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành chính sách xã hội

  Quá trình tổ chức thực thi chính sách công diễn ra trong thời gian dài và có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, vì thế kết quả tổ chức thực thi chính sách cũng sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Nắm chắc được các yếu tố tác động, người chỉ đạo, điều hành có thể thúc đẩy những yếu tố tác động tích cực, ngăn chặn hay hạn chế các yếu tố tác động tiêu cực đến việc tổ chức thực thi chính sách công. Đồng thời có thể tạo lập môi trường thuận lợi cho các yếu tố đó vận động phù hợp với yêu cầu định hướng. Để tạo điều kiện cho việc nghiên cứu, phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức thực thi chính sách một cách thuận lợi, cần thiết phải phân loại các yếu tố tác động một cách thích hợp. Tuỳ theo mục đích, yêu cầu của người tổ chức thực thi chính sách mà người ta tiến hành phân loại các yếu tố ảnh hưởng theo những cách khác nhau trên cơ sở phân loại cac nguyên nhân chi phối của chủ thể hay khách thể, trong đó yếu tố khách quan là những yếu tố xuất hiện và tác động đến t chức thực thi chính sách từ bên ngoài, độc lập vi ý muốn của chủ thể quản lý. Các yếu tố này tồn tại và vận động theo quy luật khách quan, ít tạo ra những biến đổi bất thường, do đó không gây được sự chú ý của các nhà quản lý, nhưng tác động của chúng đến quá trình thực thi chính sách lại rất lớn vì cơ chế tác động giữa chúng với các vấn đề chính sách được hình thành trên cơ sở của quy luật. Đối với các yếu tố khách quan, chúng ta không thể cải biến tính khách quan của nó, mà chỉ tìm cách điểu chỉnh các hoạt động quản lý, điều hành cho phù hợp với quy luật vận động trong mỗi điều kiện không gian và thời gian. Những hoạt động điều chỉnh như vậy hoàn toàn mang tính chủ ý của cơ quan tổ chức thực thi chính sách. Các yếu tố thuộc về chủ thế tổ chức thực thi chính sách, trong đó đội ngũ cán bộ, công chức chủ động chi phối đến toàn bộ quá trình có ý nghĩa quan trọng và được coi là những yếu tố chủ quan. Có thể gom lại những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tổ chức thực hiện chính sách công như sau:

Thứ nhất, mỗi vấn đề chính sách, có tác động trực tiếp đến cách giải quyết vấn đề bằng chính sách và tổ chức thực thi chính sách phụ thuộc vào tính chất của vấn đề chính sách công. Nếu vấn đề chính sách công đơn giản, liên quan đến ít đối tượng chính sách thì công tác tổ chức thực thi sẽ thuận lợi hơn nhiều so với các vấn đề phức tạp có quan hệ lợi ích với nhiều đối tượng trong xã hội. Tính chất cấp bách của vấn đề chính sách tác động rất lớn đến kết quả tổ chức thực thi chính sách. Nếu là vấn để bức xúc cần được giải quyết ngay mới giúp cho đối tượng phát triển theo mục tiêu định hướng, thì sẽ được nhà nước và xã hội ưu tiên các nguồn lực cho thực hiện. Tính chất của vấn đề chính sách công là yếu t khách quan có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức thực thi chính sách nhanh hay chậm, thuận lợi hay khó khăn...

Thứ hai, yếu tố môi trường thực thi chính sách công luôn chứa đựng toàn bộ các thành phần vật chất và phi vật chất tham gia thực hiện chính sách như các nhóm lợi ích có được từ chính sách trong xã hội; các điều kiện vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế; bầu không khí chính trị; trật tự xã hội; quan hệ quốc tế rộng mở. Tuy nhiên, cũng cần xác định môi trường là yếu tố liên quan đến các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường tự nhiên và quốc tế... Các hoạt động này diễn ra theo quy luật trong những điều kiện cụ thể, nên nó độc lập với quá trình thực thi chính sách. Chính vì vậy, một xã hội ổn định, ít biến động v chính trị sẽ đưa đến sự ổn định vế hệ thống chính sách, cũng góp phần thuận lợi cho thực thi chính sách. Nếu các bộ phận cấu thành môi trường vận động phù hợp với trình độ tổ chức điu hành của các cơ quan nhà nước, với cơ chế, chính sách đang tồn tại sẽ có tác dụng thúc đẩy các hoạt động tổ chức thực thi chính sách. Ngược lại, nó sẽ kìm hãm, ngăn trở các hoạt động này, dẫn đến thực thi chính sách công kém hiệu quả.

Thứ ba, xác định nội hàm chủ yếu của quan hệ giữa các đối tượng thực thi chính sách công có thể hiện được sự thống nhất về lợi ích hay không trong quá trình thực hiện mục tiêu chính sách công. Không chỉ do mâu thuẫn lợi ích giữa các đối tượng chính sách làm ảnh hưởng đến công tác tổ chức thực hiện, mà còn do sự không đồng nhất v nhng tiện ích giữa các cơ quan chỉ đạo điều hành thực thi chính sách. Ví dụ như cơ quan quản lý ngành nông nghiệp, công nghiệp ủng hộ thực thi chính sách khoán sức dân bằng cách miễn trừ một số khoản thuế và phí để tạo điều kiện phát triển ngành, nhưng cơ quan tài chính tỏ ra chưa đồng tình, bởi như vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả thu ngân sách mà Chính phủ giao phó.

Thứ tư, xác định thực lực và tiềm năng mà mỗi nhóm có được trong mối quan hệ so sánh với các nhóm đối tượng khác. Tiềm lực của nhóm lợi ích được thể hiện trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội... về cả quy mô và trình độ. Trong nn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thì nhóm đối tượng thuộc kinh tế nhà nước có tiềm lực lớn nhất, nên những chính sách bảo vệ lợi ích cho nhóm đối tượng này thường được tiến hành có hiệu quả hơn các nhóm lợi ích thuộc kinh tế cá thể và tư nhân. Như vậy có thể thấy, tiềm lực của các nhóm lợi ích có ảnh hưởng trực tiếp đến thực thi chính sách công.

Thứ năm, cần quan tâm đến những tính chất đặc trưng mà các đối tượng có được từ bản tính cố hữu hoặc do môi trường sống tạo nên qua quá trình vận động mang tính lịch sử. Những đặc tính này thường có liên quan đến tính tự giác, tính kỷ luật, tính sáng tạo, lòng quyết tâm, tính truyền thống... Đặc tính gắn liền với mỗi đối tượng thực thi chính sách, nên các chủ thể tổ chức điều hành cần biết cách khơi gợi hay kiềm chế nó để có được kết quả tốt nhất cho quá trình tổ chức thực thi chính sách.

Thứ sáu, cần quan tâm đến năng lực thực thi chính sách công của cán bộ, công chức, vì đây là yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực thi chính sách công. Năng lực thực thi của cán bộ, công chức là thước đo bao gồm nhiều tiêu chí phản ánh về đạo đức công vụ, về năng lực thiết kế tổ chức, năng lực thực tế, năng lực phân tích, dự báo để có thể chủ động ứng phó được với những tình huống phát sinh trong tương lai... Các cán bộ, công chức trong cơ quan công quyền khi được giao nhiệm vụ tổ chức thực thi chính sách công, cần nêu cao tinh thần trách nhiệm và chấp hành tốt kỷ luật công vụ trong lĩnh vực này mới đạt hiệu quả thực thi. Tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật được thể hiện trong thực tế thành năng lực thực tế. Đây là một yêu cầu rất quan trọng đối với mỗi cán bộ, công chức để thực hiện việc đưa chính sách của nhà nước vào cuộc sống. Nếu thiếu năng lực thực tế, các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực thi chính sách sẽ đưa ra những kế hoạch dự kiến không sát thực tế, làm lãng phí nguồn lực huy động, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách, thậm chí còn làm biến dạng chính sách trong quá trình tổ chức thực hiện... Năng lực thực tế và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức còn thể hiện ở thủ tục giải quyết những vấn đề trong quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với cá nhân và tổ chức trong xã hội. Nhìn chung cán bộ, công chức có năng lực thực thi chính sách tốt, không những chủ động điều phối được các yếu tố chủ quan tác động theo định hướng, mà còn khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố khách quan để công tác tổ chức thực thi chính sách công mang lại kết quả thực sự.

Thứ bảy, quy trình thực thi chính sách công được coi là những nguyên lý khoa học được đúc kết từ thực tiễn cuộc sống vì việc tuân thủ quy trình cũng là một nguyên tắc hành động của các nhà quản lý. Mỗi bước trong quy trình đều có vị trí, ý nghĩa to lớn đối với quá trình thực thi chính sách. Ví như tuyên truyền, vận động về chính sách và thực thi chính sách. Trước khi thực thi, chính sách được phổ biến rộng rãi đến mọi đối tượng và toàn dân để họ nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của mục tiêu chính sách, đồng thời cũng thấy được ích lợi mang lại từ chính sách. Qua đó củng cố thêm lòng tin của nhân dân và các đối tượng vào chính sách của nhà nước. Sau khi làm rõ lợi ích của chính sách đối với đời sống xã hội, các cơ quan nhà nước tiếp tục vận động các đối tượng tích cực thực hiện chính sách. Kết hợp các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách với vận động thực thi sẽ giúp cho các đối tượng chính sách nêu cao tinh thần tự nguyện, tự giác trong thực hiện chính sách. Đồng thời họ còn vận động lẫn nhau chấp hành chính sách, tạo thành những phong trào thi đua thực hiện chính sách. Như vậy sẽ tạo điu kiện thuận lợi cho hoạt động tổ chức thực thi chính sách.

Thứ tám, cần chuẩn bị tốt nhất các điều kiện vật chất để thực thi chính sách công, bởi ngày càng có ý nghĩa quan trọng để cùng nhân sự và các yếu tố khác thực hiện thắng lợi chính sách của nhà nước. Theo quy luật phát triển, các hoạt động kinh tế - xã hội ngày càng được tăng cường về quy mô và trình độ để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của đời sng xã hội. Quy mô các hoạt động trên không chỉ tăng về lượng, mà còn lan toả trên một không gian rộng, vượt ra khỏi phạm vi biên giới của quốc gia. Cùng với sự gia tăng về quy mô là sự phát triển nhanh chóng về trình độ, làm cho các hoạt động trỏ nên đa dạng, phức tạp hơn. Để quản lý mọi mặt hoạt động trong điều kiện phát triển hiện nay, nhà nước luôn phải tăng cường các nguồn lực vật chất và nhân sự, trong đó nguồn lực vật chất tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Việc đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và phương tiện hiện đại để hỗ trợ các quá trình quản lý của nhà nước hiện đã trở thành một nguyên lý phát triển. Việc quyết định đầu tư đến đâu, theo cách nào là do nhà nước chủ động lựa chọn trên cơ sở năng lực hiện có của cán bộ, công chức thực thi chính sách. Nếu các điều kiện vật chất kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu sẽ giúp cho tính khả thi của công tác tổ chức thực thi chính sách luôn được tăng cường. Trong thực tế, nếu thiếu các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thì các cơ quan nhà nước khó có thể chuyển tải những nội dung chính sách đến vối đối tượng một cách thường xuyên.

Thứ chín, cần tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của người dân vì đây là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành bại của một chính sách. Mục tiêu chính sách công của các quốc gia là làm thay đổi trạng thái kinh tế, xã hội hiện tại theo nhu cầu của đời sống xã hội. Đây là vấn đề lớn, cần có sự đóng góp sức người, sức của trong một thời gian đủ để các yếu tố cấu thành trạng thái kinh tế - xã hội vận động phát triển lên một trình độ cao hơn, làm thay đổi được về chất của xã hội. Vì thế việc thực hiện các mục tiêu chính sách không thể chỉ do các cơ quan quản lý nhà nước, mà phải có sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Trên thực tế, các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành công tác tổ chức thực thi chính sách, còn các tầng lớp nhân dân là những đối tượng thực hiện chính sách. Như vậy, nhân dân vừa là người trực tiếp tham gia hiện thực hoá mục tiêu chính sách, vừa trực tiếp thụ hưởng những lợi ích mang lại từ chính sách. Nếu một chính sách đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội về mục tiêu và biện pháp thừa hành thì nó sẽ nhanh chóng đi vào lòng dân, được nhân dân ủng hộ thực hiện. Nếu một chính sách không thiết thực với đời sống nhân dân, không phù hợp với điều kiện và trình độ hiện có của nhân dân thì sẽ bị tẩy chay hoặc “bỏ rơi” không thực hiện. Tóm lại, một chính sách muốn được triển khai thực hiện tốt vào đời sống xã hội cần phải có sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân.

Video liên quan

Chủ đề