Cách đặt thuốc trước khi chuyển phôi

Được làm cha mẹ là điều hạnh phúc nhất của các cặp vợ chồng, song không phải cặp đôi nào cũng có thể sinh con tự nhiên. Vì thế nhiều cặp vợ chồng tìm đến phương pháp hỗ trợ sinh sản thụ tinh trong ống nghiệm để mang thai thành công. Dưới đây là những lưu ý trong quá trình chuyển phôi và sau chuyển phôi để có thể thành công mang thai ngay từ lần đầu tiên.

1. Chuẩn bị gì trước khi chuyển phôi?

Với chuyển phôi trữ thông thường, thời gian để chuẩn bị niêm mạc tử cung là khoảng 12 - 18 ngày trước, tương ứng từ ngày thứ 2 của chu kỳ kinh. Ngoài ra, số ngày chuẩn bị có thể thay đổi dựa trên đáp ứng với thuốc, khi niêm mạc tử cung dày từ 8 - 13 mm là phù hợp nhất. Bác sĩ sẽ đánh giá điều kiện niêm mạc tử cung cũng như các vấn đề khác để quyết định chuyển phôi có tỉ lệ thành công cao nhất.

Chuyển phôi là giai đoạn quan trọng để phôi làm tổ và phát triển thành thai

Bên cạnh việc lựa chọn bác sĩ giỏi, thực hiện tại cơ sở y tế uy tín, trang thiết bị hiện đại thì sự chuẩn bị đầy đủ cả về tinh thần lẫn sức khỏe thể chất là rất quan trọng. Trong thời gian này, chị em nên lưu ý uống thuốc đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ, cùng với đó là giữ tâm lý thoải mái, chủ động tăng cường sức khỏe.

1.1. Dinh dưỡng

Dinh dưỡng trong những ngày nuôi niêm mạc tử cung rất quan trọng, nên chú ý chế độ ăn uống lành mạnh, không dùng món ăn dễ gây táo bón hoặc tiêu chảy. Các loại thức uống có cồn, thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc nhiều dầu mỡ, cay nóng cũng không nên sử dụng.

1.2. Vận động

Những ngày này, chị em nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, luyện tập nhẹ nhàng còn giúp tâm lý thoải mái nhất, đảm bảo sức khỏe ngăn ngừa ho, cúm trong quá trình chuyển phôi và sau đó.

Không quan hệ tình dục trước khi chuyển phôi 24 giờ

Trước khi chuyển phôi 24 giờ, lưu ý không quan hệ tình dục để đảm bảo sức khỏe cũng như môi trường tốt nhất để phôi cấy duy trì bám vào tử cung.

2. Những lưu ý trong quá trình chuyển phôi cơ bản nhất

Trước khi chuyển phôi, mẹ nên chủ động đi vệ sinh, ăn uống vừa phải để tâm lý thoải mái và sau khi chuyển phôi sẽ không đi vệ sinh ngay. Đầu tiên, bạn sẽ cần siêu âm để quan sát tử cung, phần phụ dễ dàng hơn nên có thể cần uống khoảng 300 - 500ml nước.

Quá trình chuyển phôi không quá kéo dài, mẹ nên phối hợp theo hướng dẫn của bác sĩ để thao tác dễ dàng, cũng tăng tỉ lệ thành công. Sau khi chuyển phôi, bệnh nhân cần nằm nghỉ tại tư thế từ 30 phút - 1 giờ để phôi ổn định trong tử cung. Sau đó có thể đi lại nhẹ nhàng, đi vệ sinh để cảm thấy thoải mái nhất và ra về.

Lưu ý nên di chuyển bằng ô tô hoặc taxi, tránh đường quá xóc hoặc vận động mạnh, lúc này phôi đang dịch chuyển trong tử cung để tìm chỗ bám tốt nhất. Đi bộ nhẹ nhàng cũng hỗ trợ quá trình phôi bám tốt hơn, nên không cần thiết mẹ phải nằm yên một chỗ hay di chuyển bằng xe đẩy.

Quá trình chuyển phôi diễn ra khá nhanh

3. Sau chuyển phôi chăm sóc sức khỏe như thế nào?

Sau chuyển phôi, bệnh nhân có thể về nhà và tự chăm sóc sức khỏe theo hướng dẫn của bác sĩ. Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc hỗ trợ, lưu ý chỉ dùng thuốc được kê đơn, không tự ý sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng khác. Đây là giai đoạn quan trọng khi phôi tìm và bám vào tử cung, nếu thành công sẽ phát triển thành thai nên chăm sóc sức khỏe, nghỉ ngơi và tâm lý tốt là điều mà mẹ cần thực hiện.

3.1. Lưu ý về chế độ nghỉ ngơi

Sau khi di chuyển về nhà an toàn, trong khoảng 3 ngày đầu tiên, bệnh nhân nên dành thời gian tối đa để nằm nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng bằng đi bộ hoặc khi cần đi vệ sinh. Tư thế nằm thích hợp nhất là nằm nghiêng sang trái, chân phải co lên và chân trái duỗi thẳng, song bạn có thể thay đổi để tìm tư thế nằm dễ chịu nhất.

Sau 3 ngày đầu tiên này, bạn có thể đi lại nhiều hơn, làm các việc vặt nhưng lưu ý tránh hoạt động mạnh, bê vác dùng sức hoặc đi lên xuống cầu thang. Cần đi chậm thật cẩn thận, hạn chế tối đa va chạm hoặc làm việc quá sức gây khó khăn cho quá trình phôi thai bám vào tử cung làm tổ và phát triển thành thai.

Nên hạn chế đi lại nhiều sau khi chuyển phôi

Ngoài ra sau khi chuyển phôi, cần kiêng quan hệ tình dục hoàn toàn để tránh kích thích gây co bóp tử cung, ảnh hưởng tới phôi thai. Thời gian ngủ mỗi ngày phù hợp là từ 7 - 8 giờ với giấc ngủ sâu, ngủ nhiều hơn 9 h hoặc ít hơn 6h đều làm giảm tỉ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo.

3.2. Lưu ý về chế độ dinh dưỡng

Cần duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học trong thời gian này, đồng thời bổ sung nhiều rau củ quả, trái cây trong các bữa ăn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, tiêu thụ nhiều rau xanh bổ sung Vitamin tự nhiên giúp giảm đến 40% tỉ lệ sảy thai. Cung cấp đủ chất xơ cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc trĩ, chuẩn bị cho quá trình mang thai an toàn.

Các loại rau xanh như bông cải xanh, súp lơ xanh còn chứa dinh dưỡng tốt, ngăn ngừa sảy thai, động thai nên rất tốt với phụ nữ sau chuyển phôi. Để phôi thai phát triển tốt hơn, hãy ăn các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu lăng, đậu pinto,…

Các loại protein nạc cũng không thể thiếu trong dinh dưỡng hàng ngày của phụ nữ sau chuyển phôi, nên ưu tiên các loại cá, thịt đỏ.

Bên cạnh đó, nên tránh ăn các loại thực phẩm không tốt cho thai kỳ, làm tăng nguy cơ sảy thai như: nước dừa tươi, đu đủ, rau ngót, rau má,…

3.3. Giữ tâm lý thoải mái, tránh lo âu

Không thể tránh khỏi tâm lý áp lực, lo lắng sau khi chuyển phôi, song tâm lý tiêu cực này hoàn toàn không tốt cho thai nhi. Hạn chế suy nghĩ quá nhiều, tự tạo áp lực cho bản thân, thay vào đó hãy dành thời gian xem phim, đọc sách để thư giãn và thoải mái tinh thần.

Tinh thần thoải mái là rất quan trọng để chuyển phôi thành công

Không nên xem phim hành động, phim gây chấn động tinh thần mạnh hoặc các yếu tố gây tức giận, khó chịu có thể dẫn đến hỏng phôi thai.

Sau khoảng 2 tuần, mẹ có thể xét nghiệm để kiểm tra kết quả thụ thai, nếu xuất hiện tăng nồng độ Beta HCG, mẹ đã mang thai thành công. Thực hiện tốt những lưu ý trong quá trình chuyển phôi và chăm sóc sau chuyển phôi trên đây sẽ giúp tăng khả năng thụ thai thành công.

Cách đặt thuốc sau chuyển phôi là một trong những tìm kiếm hàng đầu của nhiều mẹ bầu. Thông thường, sau khi chuyển phôi vào tử cung, bác sĩ sẽ chỉ định đặt thuốc âm đạo. Điều này khiến nhiều chị em lúng túng vì không phải ai cũng biết đặt đúng cách. Vậy vì sao phải đặt thuốc sau chuyển phôi? Cách đặt thuốc sau chuyển phôi như thế nào? Nội dung bài viết sau sẽ có những giải đáp về vấn đề này.

I. Đặt thuốc sau chuyển phôi có tác dụng gì?

Sau chuyển phôi là giai đoạn phôi sẽ phát triển và bắt đầu bám vào tử cung. Lúc này, các mẹ nên tuân thủ những chỉ định của bác sĩ để phôi phát triển thành thai. Trong đó, đặt thuốc âm đạo cũng là vấn đề cần được lưu tâm.

Đặt thuốc sau chuyển phôi có tác dụng gì? Theo lý giải của các bác sĩ Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội. Khi thực hiện IVF, việc kích thích buồng trứng sẽ gây nhiều thay đổi. Trong đó, hoàng thể bị xáo trộn là một trong những ảnh hưởng phải nhắc đến.

Trong khi đó, hoàng thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm tổ. Giúp thai nhi phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

Nên sau khi chuyển phôi, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc đặt để hỗ trợ hoàng thể. Các mẹ sẽ được chỉ định dùng thuốc khoảng 2 tuần sau khi đã chuyển phôi. Nếu phôi phát triển thành thai, bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm tùy vào từng trường hợp.

II. Tại sao khó đặt thuốc sau chuyển phôi?

Nhiều chị em có chia sẻ về việc khó khăn khi đặt thuốc sau chuyển phôi. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của ca IVF. Tại sao khó đặt thuốc sau chuyển phôi như vậy?

Các bác sĩ điểm qua một số nguyên nhân sau:

  • Tâm lý lo sợ việc đặt thuốc ảnh hưởng đến phôi, khiến ca IVF thất bại.
  • Lựa chọn tư thế không phù hợp để đặt thuốc.
  • Đặt thuốc sai cách, không đúng với hướng dẫn của bác sĩ.
  • Vùng kín bị viêm nhiễm, ngứa, sưng tấy khó đặt thuốc.
  • Đặt thuốc quá nông, khiến thuốc bị rơi ra ngoài…

Chính vì vậy, để giúp việc đặt thuốc sau chuyển phôi diễn ra chính xác và hiệu quả. Các bạn nên hỏi kỹ càng bác sĩ về tư thế, cách đặt thuốc sau chuyển phôi… Không nên vì e ngại, xấu hổ, đặt thuốc sai cách khiến phôi không thể phát triển.

III. Cách đặt thuốc sau khi chuyển phôi

Cách đặt thuốc sau khi chuyển phôi là yếu tố rất quan trọng. Việc đặt đúng cách thì thuốc mới phát huy được hiệu quả. Chị em có thể tham khảo cách đặt thuốc sau đây:

  • Bước 1: Đầu tiên, chị em cần phải vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ bằng nước ấm. Không nên vệ sinh bằng các loại lá, bằng muối hay dung dịch vệ sinh. Thao tác nhẹ nhàng, không thụt sâu vào âm đạo.
  • Bước 2: Chị em cũng đừng quên vệ sinh tay sạch sẽ, để tránh đưa vi khuẩn từ tay vào âm đạo.
  • Bước 3: Các bạn lấy thuốc ra khỏi màng bọc thuốc. Sau đó, đưa thuốc vào vị trí cuối của dụng cụ đặt thuốc.
  • Bước 4: Chị em có thể lựa chọn tư thế cảm thấy thoải mái để đặt thuốc sau chuyển phôi. Có thể chọn một trong 2 tư thế sau:

+) Tư thế nằm ngửa, đầu gối gập lại sao cho hai chân cách xa nhau.

+) Tư thế đứng, 2 chân cách xa nhau, đầu gối gập lại.

Sau khi đã chọn tư thế phù hợp, các bạn đưa dụng cụ đặt thuốc vào âm đạo. 

  • Bước 5: Nhẹ nhàng đẩy pít tông để đưa thuốc vào trong. Sau đó, đưa dụng cụ đặt thuốc ra ngoài.
  • Bước 6: Nếu dụng cụ đặt thuốc chỉ dùng một lần thì cần tiêu hủy ngay. Nếu là loại có thể tái sử dụng, nên vệ sinh sạch với xà phòng và sửa lại với nước sạch.
  • Bước 7: Cuối cùng, các bạn rửa lại tay sạch sẽ.

Lưu ý: Nếu không có dụng cụ đặt thuốc, các bạn có thể dùng tay để đặt thuốc vào âm đạo.

IV. Lưu ý khi đặt thuốc sau chuyển phôi và cách bảo quản

Cuối bài viết là một số lưu ý khi đặt thuốc sau chuyển phôi và cách bảo quản. Các bạn cần nắm rõ để việc đặt thuốc đạt hiệu tốt, hạn chế viêm nhiễm.

  • Khi vệ sinh vùng kín nên thao tác nhẹ nhàng, vệ sinh từ trước ra sau. Lưu ý không dùng vòi xịt để xịt trực tiếp vào vùng kín. Khi đã rửa sạch, lấy khăn sạch lau khô.
  • Nên tắm và vệ sinh bã thuốc cũ ở trong vùng kín để tránh thuốc đọng quá lâu trong vùng kín. Các chị em không nên vì sợ chạm bào thai mà bỏ qua bước này.
  • Đảm bảo vùng kín luôn khô ráo vì môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện để nấm, vi khuẩn phát triển.

  • Thời gian đặt thuốc sau chuyển phôi phù hợp là trước khi ngủ.
  • Nếu đặt thuốc bằng tay, nên cắt móng tay, sửa sạch sẽ. Sau đó, nên dùng cồn 90 độ để sát trùng. Khi nhét thuốc nên thao tác nhẹ nhàng.
  • Khoảng cách để đặt thuốc đó là 2 – 3 cm từ cửa âm đạo.
  • Sau khi đặt thuốc nên kiêng quan hệ, ít nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ.

Về cách bảo quản, chị em có thể để thuốc ở nhiệt độ trong phòng khoảng 30 độ C. Nhưng hiệu quả và an toàn nhất nên cho thuốc tủ mát để bảo quản.

Trên đây là thông tin về cách đặt thuốc sau chuyển phôi chi tiết. Nếu còn thắc mắc cần được tư vấn, các bạn có thể đến Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội để được tư vấn cụ thể. Chúc các mẹ có sức khỏe tốt để chào đón con yêu của mình.

Video liên quan

Chủ đề