Cách để hết nhiệt miệng

Nhiệt miệng là một triệu chứng bệnh thường xảy ra bên trong miệng gây cảm giác đau đớn và khó chịu khi ăn uống. Hôm nay, Bách hóa XANH sẽ hướng dẫn bạn một số cách giúp chữa nhiệt miệng hiệu quả tại nhà.

Vào những ngày nắng nóng, nóng trong người thường rất dễ dẫn đến nhiệt miệng. Nhiệt miệng là một vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu răng, gây khó khăn trong việc ăn uống. Nếu không may bạn gặp tình trạng này, thử ngay với các cách trị nhiệt miệng tại nhà dưới đây nhé.

1 Nhiệt miệng (lở miệng) là gì?

Cách để hết nhiệt miệng
Nhiệt miệng (lở miệng) là gì?

Nhiệt miệng (lở miệng) là hiện tượng một vết rách, loét nhỏ và nông xuất hiện ở các vùng mô mềm ở trong má, môi, lợi hoặc môi. Vết loét này thường kéo dài từ cỡ 7 - 10 ngày, thường không quá nguy hiểm và không để lại sẹo, tuy nhiên lại gây cản trở rất nhiều trong ăn uống. Nếu lở miệng kéo dài quá lâu trên 2 tuần thì nên đi khám bác sĩ nhé.

2 Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất tại nhà

Súc miệng bằng nước muối

Cách để hết nhiệt miệng

Nước muối có đặc tính chống khuẩn nên có khả năng điều trị nhiệt miệng rất tốt. Pha khoảng 1 muỗng cà phê muối vào cốc nước ấm, ngậm rồi súc miệng trong khoảng một phút. Súc miệng lại bằng nước ấm, thực hiện ngày 2 lần.

Tham khảo thêm: Những lợi ích không ngờ của việc súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng giấm táo

Cách để hết nhiệt miệng

Trong giấm táo có chứa axit acetic, có khả năng diệt vi khuẩn đồng thời gia tăng các lợi khuẩn, có vai trò như một kháng sinh tự nhiên giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng.

Pha giấm táo và nước ấm với tỷ lệ bằng nhau, dùng súc miệng mỗi ngày 1-2 lần thì các vết loét miệng nhanh chóng biến mất.

Dùng bột ghệ và mật ong

Cách để hết nhiệt miệng

Dùng mật ong trộn với bột nghệ rồi thoa vào chỗ bị loét trong miệng. Mật ong có tính chất khử khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn rất tốt, nghệ kháng viêm sẽ giúp vết loét nhanh bình phục, không bị sẹo, kích thích các mô phát triển.

Ngoài ra, có thể dùng mật ong nguyên chất bôi lên tổn thương nhiệt miệng loét miệng và giữ yên vài giờ rồi súc miệng lại.

Tham khảo thêm: Những công dụng tuyệt vời từ mật ong

Ăn sữa chua

Các nghiên cứu cho thấy sữa chua có tác dụng lợi khuẩn do sự hiện diện của các lợi khuẩn sống như Lactobacillus. Loét miệng có thể do vi khuẩn HP và bệnh viêm ruột gây ra. Nếu bạn có thể chống lại vi khuẩn này, cơn đau do vết loét sẽ biến mất. Vì vậy, sữa chua rất thích hợp để tiêu diệt vi khuẩn HP. Bạn nên ăn sữa chua sau bữa ăn hàng ngày. Nó không chỉ giúp chữa loét miệng mà còn rất tốt cho dạ dày.

Cách để hết nhiệt miệng
Ăn sữa chua

Dùng bã chè khô

Ở trong chè khô có 1 chất có tên là tanin, chất này giúp điều trị nhiệt miệng hiệu quả và nhanh chóng. Nếu bạn bị loét miệng hãy dùng 1 túi lọc chè đã ngâm và đắp bã trực tiếp lên vết loét. Nhờ đó sẽ giảm đau, sưng tẩy và chống viêm.

Cách để hết nhiệt miệng
Dùng bã chè khô

Dùng dầu dừa

Dầu dừa có chứa axit lauric giúp giảm đau, giảm sưng tấy, giảm cảm giác khó chịu do viêm loét miệng gây nên. Súc miệng với dầu dừa 2-3 lần mỗi ngày hoặc thoa dầu dừa lên chỗ đau để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Cách để hết nhiệt miệng
Dầu dừa

Ngậm nước súc miệng chuyên dụng

Ngậm 10ml nước súc miệng Valentine trong khoảng 2 - 5 phút. Sau khi ngậm bạn không cần phải súc miệng lại bằng dung dịch khác. Hương thơm thanh mát, trị nhiệt hiệu quả sau vài lần sử dụng.

Cách để hết nhiệt miệng

Mua nước súc miệng Valentine tại Bách hóa XANH:

Uống trà giải nhiệt

Cách để hết nhiệt miệng

Sensa Cool được chiết xuất từ các loai thảo mộc thanh nhiệt, giúp giảm triệu chứng về nhiệt hiệu quả như nóng trong người, đau họng, nhiệt miệng, khan tiếng và thậm chí còn trị mụn. Bên cạnh đó, sensa cool còn bổ sung vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Pha 1 gói sensa cool với 150ml nước, khuấy đều vào uống mỗi ngày 1 gói. Tình trạng nhiệt miệng sẽ cải thiện nhanh chóng sau khi uống.

Tham khảo thêm: Uống Sensa Cools có tốt không ?

Dùng trà hoa cúc

Cách để hết nhiệt miệng
Dùng trà hoa cúc

Trà hoa cúc được rất nhiều người yêu thích nhờ tác dụng an thần nó mang lại, tuy nhiên bạn có biết loại trà này còn có tác dụng giảm đau, lành vết thương. Trong trà có chứa levomenol và azulene - 2 rất tốt trong việc diệt khuẩn, chống viêm. Khi bị nhiệt miệng bạn hãy dùng trà để đắp lên vết loét, hoặc súc miệng với trà 3 - 4 lần/ngày.

3 Làm gì để phòng ngừa nhiệt miệng?

Để phòng ngừa nhiệt miệng bạn nên tránh ăn nhiều đồ cay nóng, uống nước có ga, cồn, đây là đồ ăn chứa nhiều axit khiến mô mềm bị tổn thương dẫn đến viêm xưng.

Nếu bạn nhai quá nhanh, vừa nói vừa nhai dẫn đến cắn vào má, môi tạo nên vết loét.

Ngoài ra bạn nên bổ sung đầy đủ các loại vitamin B12, khoáng chất, axit folic,...Đây là những chất giúp phòng ngừa bóng viêm, nếu bóng viêm vỡ ra sẽ gây viêm loét.

Tham khảo thêm: Bị nhiệt miệng nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?

Cách để hết nhiệt miệng
Cách để phòng ngừa nhiệt miệng

Trên đây là một số cách thông dụng và dễ làm để giúp giảm nhiệt miệng một cách nhanh chóng và hiệu quả, có thể thực hiện ngay tại nhà mà không cần dùng thuốc. Hãy thử ngay các cách này nếu không may bị nhiệt miệng nhé.

Nguồn: Vinmec, Sức khỏe & Đời sống

Ăn nhiều rau xanh để tránh bị nhiệt miệng nhé!:

Mua nước súc miệng Thái Dương Valentine tại Bách hóa XANH:

Bách hóa XANH