Cách ghi nhớ bảng tuần hoàn hóa học năm 2024

Làm thế nào để ghi nhớ được bảng tuần hoàn hóa học với rất nhiều nguyên tố khác nhau? Chắc hẳn đang có rất nhiều bạn học sinh đang đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc này. Sau đây VOH Giáo dục sẽ chia sẻ đến các bạn một số thông tin liên quan đến bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cũng như các mẹo để có thể dễ dàng ghi nhớ chúng.

Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học

Bảng tuần hoàn hóa học hay còn gọi là bảng tuần hoàn, trong bảng này sẽ liệt kê các nguyên tố hóa học thành bảng, dựa trên số hiệu nguyên tử, cấu hình electron và các tính chất hóa học tuần hoàn của các nguyên tố hóa học.

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học đầy đủ của phòng thí nghiệm Los Alamos (tải bảng tuần hoàn hóa học pdf tại đây)

Các nguyên tố hóa học có trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo nguyên tắc sau:

  • Các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
  • Các nguyên tố có cùng số lớp electron sẽ được sắp xếp thành một hàng hay còn gọi là chu kỳ.
  • Các nguyên tố có số electron hóa trị giống nhau sẽ được xếp thành một cột hay còn gọi là nhóm.

Cấu tạo bảng tuần hoàn hóa học

Với những ai lần đầu tiếp xúc với bảng tuần hoàn sẽ thấy hơi khó nhìn, tuy nhiên nếu hiểu được cấu tạo của bản này thì việc ghi nhớ sẽ rất dễ dàng. Như chúng ta đã biết bảng tuần hoàn biểu diễn sự tương quan giữa các nguyên tố hóa học với nhau dựa trên số điện tích hạt nhân có trong nguyên tố. Cấu tạo của bảng tuần hoàn hóa học bao gồm các yếu tố

Ô nguyên tố

Mỗi một nguyên tố chiếm một ô trong bảng tuần hoàn chính là ô nguyên tố. Ô nguyên tố sẽ cho biết: số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học của nguyên tố đó, tên gọi của nguyên tố và nguyên tử khối của chúng.

Trong đó: Số hiệu nguyên tử chính là số thứ tự của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn, có trị số bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron có trong nguyên tử.

Ví dụ: Ở ô 11 là nguyên tố Natri (Na)

  • Tên nguyên tố: Natri
  • Kí hiệu: Na
  • Nguyên tử khối: 23
  • Số hiệu nguyên tử, số proton và số electron là: 11

Mỗi một nguyên tố chiếm một ô trong bảng tuần hoàn chính là ô nguyên tố

Chu kì

Chu kì là dãy các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo hàng ngang. Trong bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì là 1, 2, 3 ,4, 5, 6, 7 trong đó 3 chu kì đầu là chu kì nhỏ và 4 chu kì sau là chu kì lớn.

Trong cùng một chu kì sẽ gồm các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử và cũng được xếp thành hàng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. Số thứ tự của chu kì sẽ bằng số lớp electron trong nguyên tử, ví dụ: ở chu kì II, tất cả các nguyên tử đều có 2 lớp electron.

Trong bảng tuần hoàn mỗi chu kì sẽ là một hàng. Ngoại trừ chu kì I thì các chu kì khác đều bắt đầu là kim loại kiềm và kết thúc là khí hiếm. Ví dụ: chu kì 4: bắt đầu là kim loại kiềm K và kết thúc là Kr

Nhóm nguyên tố

Nhóm nguyên tố là dãy các nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng bằng nhau được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân ở cùng một cột.

Số thứ tự của nhóm chính là số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. Ví dụ: các nguyên tố nhóm II sẽ có 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng.

Cách học thuộc bảng tuần hoàn hóa học

Bất cứ môn học nào chúng ta cũng đều có những những phương pháp riêng để có thể ghi nhớ được hết tất cả kiến thức và với môn hóa học nói chung và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học nói riêng điều này cũng không ngoại lệ. Nếu bạn đang không biết phải ghi nhớ bảng tuần hoàn với rất nhiều nguyên tố hóa học có hóa trị khác như như thế nào thì hãy áp dụng ngay những cách dưới đây

Học bài ca hóa trị

Đây là bài thơ được sáng tác theo thể lục bát bao gồm các nguyên tố hóa học và hóa trị của từng nguyên tố. Việc học thuộc bài thơ này không quá khó khăn bởi cách gieo vần khá hài hước và dễ đọc như:

Bài ca hóa trị được rất nhiều thế hệ học sinh truyền tai nhau

Học theo số hóa trị của các nguyên tố

Với các học này sẽ chi những nguyên tố có cùng hóa trị vào cùng nhóm với nhau. Ví dụ:

  • Nhóm Hóa trị I bao gồm các nguyên tố: Kali, Iot, Hidro, Natri, Bạc, Clo,
  • Nhóm Hóa trị II bao gồm các nguyên tố: Oxi , Magie, Canxi, Kẽm, Bali, Thủy ngân,..
  • Nhóm Hóa trị III bao gồm các nguyên tố: Nhôm
  • Nhóm Hóa trị IV bao gồm các nguyên tố : Silic, Cacbon

Trên đây là những chia sẻ của VOH Giáo dục về bảng tuần hoàn hóa học cũng như các phương pháp để có thể ghi nhớ được bảng tuần hoàn và hóa trị của từng nguyên tố.

Bảng tuần hoàn hóa học là gì? Chúng có ý nghĩa như thế nào và cách để đọc ra sao? Cùng HCleaner tìm hiểu về chúng ngay sau bài viết này nhé!

Bảng tuần hoàn

Bảng tuần hoàn hay bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là một khái niệm rất quen thuộc với các bạn học sinh, sinh viên và những người làm trong lĩnh vực nghiên cứu hóa học. Đây là một phương pháp hữu hiệu giúp liệt kê các nguyên tố hóa học thành một bảng. Chúng được xây dựng dựa trên số hiệu nguyên tử (số proton trong hạt nhân), cấu hình electron cùng các tính chất hóa học đặc trưng của chúng.

Trong nước ta, chúng ta chủ yếu sử dụng bảng cổ điển ở dạng ô để đưa ra thông tin về các nguyên tố hóa học. Trên bảng này, các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo số proton mà mỗi nguyên tố có trong hạt nhân nguyên tử của nó.

Việc nắm vững bảng tuần hoàn là một bước quan trọng trong học tập và nghiên cứu. Nó giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc của các nguyên tố, tính chất hóa học đặc trưng của chúng. Cũng như ứng dụng trong đời sống và công nghiệp.

Hiện có 4 cách sắp xếp của bảng tuần hoàn đó là theo Nhóm, Chu ky, Khối, Phân loại khác.

  • Nhóm: còn gọi là họ, là dạng cột đứng trong bảng tuần hoàn.
  • Chu kỳ: đó là hàng ngang trong bảng tuần hoàn.
  • Khối: các vùng trong bảng tuần hoàn.
  • Phân loại khác: ví dụ như dựa theo tính chất, nguyên tố… chúng ta có thể chia ra thành kim loại, phi kim, á kim.

Ý nghĩa của bảng tuần hoàn hóa học

Tổ chức và liệt kê các nguyên tố hóa học

Bảng tuần hoàn hóa học giúp tổ chức và liệt kê các nguyên tố hóa học theo một cấu trúc đơn giản và logic. Các nguyên tố được sắp xếp theo số hiệu nguyên tử (số proton trong hạt nhân), từ trái qua phải và từ trên xuống dưới, giúp cho việc theo dõi, tra cứu và tham chiếu thông tin về các nguyên tố trở nên dễ dàng.

Cung cấp thông tin về tính chất hóa học

Việc tổng hợp bảng này giúp cung cấp thông tin đầy đủ về các tính chất hóa học của các nguyên tố. Ví dụ tính kim loại hoặc tính phi kim, cấu hình electron… và nhiều tính chất hóa học đặc trưng khác. Điều này giúp người học có cái nhìn tổng quan về đặc điểm của các nguyên tố. Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tính chất hóa học của chúng.

Dự đoán tính chất hóa học

Bảng tuần hoàn hóa học cũng giúp dự đoán các tính chất hóa học của các nguyên tố chưa được khám phá. Dựa trên vị trí của các nguyên tố trong bảng, ta có thể dự đoán tính chất hóa học của các nguyên tố kế tiếp trong chu kỳ hoặc trong nhóm, giúp định hướng cho nghiên cứu và ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau.

Cung cấp cơ sở cho việc nghiên cứu hóa học

Đây là cơ sở để nghiên cứu và phát triển các lý thuyết hóa học, như lý thuyết cấu trúc nguyên tử và liên kết hóa học. Nó cũng là nền tảng cho việc tìm hiểu về cấu trúc của hệ thống hóa học, phản ứng hóa học, cấu trúc phân tử, và nhiều lĩnh vực hóa học khác. Bảng tuần hoàn hóa học cung cấp một cơ sở vững chắc cho việc hiểu về cấu trúc và tính chất của các nguyên tố hóa học, từ đó giúp định hướng và thúc đẩy hoạt động nghiên cứu hóa học.

Hỗ trợ trong giảng dạy và học tập

Bảng tuần hoàn hóa học là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập hóa học. học sinh, sinh viên và giáo viên dễ dàng tra cứu và hiểu về các nguyên tố hóa học. Đồng thời, nó cũng là một nguồn cung cấp thông tin hữu ích để thực hành và áp dụng các kiến thức hóa học vào thực tiễn.

Ứng dụng trong các lĩnh vực liên quan

Bảng tuần hoàn hóa học không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực hóa học. Nó còn ứng dụng trong nhiều lĩnh vực liên quan khác như y học, công nghệ… và nhiều lĩnh vực khoa học và kỹ thuật khác. Các tính chất hóa học của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và ứng dụng của chúng trong các lĩnh vực này.

Tóm lại, bảng tuần hoàn hóa học là một công cụ cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực hóa học, giúp tổ chức, liệt kê và cung cấp thông tin về tính chất hóa học của các nguyên tố hóa học. Nó có nhiều ứng dụng trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu hóa học và các lĩnh vực liên quan khác, đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu về các nguyên tố hóa học và ứng dụng của chúng trong thực tế.

Một số mẹo học và ghi nhớ bảng tuần hoàn hóa học đơn giản nhất

Ghi nhớ theo nhóm bằng những câu nói có nghĩa

  • Nhóm IA: Hirô – Li – Na – Không – Rời bỏ – Cộng sản – Pháp. (H-Li-Na-K-Rb-Cs-Fr)
  • Nhóm IIA: Bé – Mang – Cá – Sang – Bà – Rán (Be-Mg-Ca-Sr-Ba-Ra)
  • Nhóm IIIA: Ba – Anh lấy – Gà – Trong(in=trong) – Tủ lạnh. (B-Al-Ga-In-Tl)
  • Nhóm IV: Chú – Sinh – Gọi em – Sang nhậu – Phở bò. (C-Si-Ge-Sn-Pb)
  • Nhóm V: Ni cô – Phàm tục – Ắt – Sầu – Bi. (N-P-As-Sb-Bi)
  • Nhóm VI: Ông – Sáu – Sém – Té – Pô. (O-S-Se-Te-Po)
  • Nhóm VII: Phải – Chi – Bé – Iu(yêu) – Anh. (F-Cl-Br-I-At)
  • Nhóm VIII: Hè – Nay – Anh – Không – Xuống – Ruộng .(He-Ne-Ar-Kr-Xe-Rn)

Ghi nhớ bằng thơ

Học bảng tuần hoàn hóa học bằng thơ

  • Hoàng hôn lặn bể Bắc (H – He – Li – Be – B)
  • Chợt nhớ ở phương Nam (C – N – O – F – Ne)
  • Nắng mai ánh sương phủ (Na – Mg – Al – Si – P)
  • Song cửa ai không cài (S – Cl – Ar – K – Ca)
  • Sớm tối vui ca múa (Sc – Ti – V – Cr – Mn)
  • Phải có nhạc có kèn (Fe – Co – Ni – Cu – Zn)

Ngoài 2 cách trên thì còn rất nhiều mẹo bỏ túi để ghi nhớ bảng tuần hoàn rất hay. HCleaner sẽ chia sẻ cho các bạn qua bài viết sắp tới nhé! Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong công việc và học tập!

Chủ đề