Cách kiểm tra số dư tài khoản kế toán năm 2024

Việc kiểm tra, đối chiếu số dư trước khi lên báo cáo tài chính là một việc rất quan trọng đối với kế toán. Tuy nhiên, nhiều bạn kế toán vì 1 lý do nào đó mà chưa thể nắm được hết cách kiểm tra số dư cho đúng, đủ. Vậy, kiểm tra những gì, kiểm tra như thế nào? Mình xin chia sẻ cho các bạn thông qua các bài viết bên dưới: 1. Kiểm tra số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng: Sau khi nhập hết các bút toán trên sổ phụ ngân hàng. Các bạn cần phải so sánh số dư trên sổ cái TK 112 với số dư tại ngày 31/12 trên sổ phụ ngân hàng. Nếu có sự sai lệch, cần phải dò lại toàn bộ các bút toán hạch toán với số trên sổ phụ đề tìm ra nguyên nhân. 2. Kiểm tra số dư công nợ phải thu, phải trả: Sau khi lên được bảng tổng hợp công nợ phải thu (131), công nợ phải trả (331). Các bạn cần phải gửi email hoặc gọi điện cho tất cả các khách hàng/Nhà cung cấp để xin xác nhận số dư công nợ với họ, để đảm bảo rằng việc ghi nhận công nợ của mình đúng. Một lưu ý là đối với những khách hàng/nhà cung cấp trên sổ của mình đang theo dõi có số dư bằng 0 thì vẫn phải xin xác nhận. Vì có thể bên phía kia, họ theo dõi ra 1 số khác. Sau khi xin xác nhận, các bạn đối chiếu. Nếu có lệch thì phải tìm nguyên nhân để điều chỉnh cho phù hợp. – Lưu ý: Trên bảng tổng hợp công nợ, sẽ có cả số dư bên nợ và bên có. Vậy, khi đó số liệu được lên như sau: + Dư nợ TK 131: Đưa lên chỉ tiêu Phải thu khách hàng + Dư có TK 131: Đưa lên chỉ tiêu Khách hàng trả tiền trước + Dư Nợ TK 331: Trả trước cho người bán + Dư có TK 331: Phải trả người bán. Rất nhiều bạn đang thực hiện cấn trừ số dư nợ với số dư có của các tài khoản trên dẫn tới chỉ tiêu trên báo cáo tài chính bị sai bản chất. 3. Kiểm tra số dư tài khoản 133 Thông thường, số dư của tài khoản 133 sẽ khớp với số liệu trên chỉ tiêu 41 trên tờ khai thuế GTGT (đối với đơn vị có xin xét hoàn) và bằng chỉ tiêu 43 – đối với đơn vị chưa xin xét hoàn. Trong trường hợp, 2 số liệu trên bị lệch nhau. Các bạn cần kiểm tra bằng cách so sánh sổ cái tài khoản 133 với số thuế GTGT được kê trên bảng kê thuế hàng tháng/hàng quý để tìm ra nguyên nhân dẫn tới sự chênh lệch đó. Một số nguyên nhân cơ bản: – Do kê khai thuế GTGT đầu vào; – Do hạch toán sai thuế GTGT đầu vào; – Hoặc do bỏ sót hóa đơn đầu vào chưa kê khai, hoặc chưa hạch toán…. 4. Kiểm tra tài khoản Hàng tồn kho: – Tất cả các tài khoản hàng tồn kho phải được kiểm kê vào thời điểm cuối năm. Số liệu kiểm kê được thể hiện trên biên bản kiểm kê hàng tồn kho; – Đối chiếu số liệu trên bảng N-X-T tổng hợp với số liệu trên biên bản kiểm kê hàng tồn kho. Nếu có sự chênh lệch phải có biên bản xác nhận sự chênh lệch. – Tổng số dư các tài khoản hàng tồn kho sẽ được phản ánh lên bảng cân đối phát sinh, và lên chỉ tiêu hàng tồn kho trên cân đối kế toán. 5. Kiểm tra số dư nợ vay – Số dư tài khoản 341 trên sổ cái phải khớp với số dư trên sổ phụ tiền vay của ngân hang. Nếu có sự chênh lệch cần phải đối chiếu lại để tìm nguyên nhân. – Các khoản vay cá nhân, tổ chức khác. Cần phải xin biên bản xác nhận số dư tiền vay để đối chiếu trước khi lên báo cáo. 6. Kiểm tra chỉ tiêu thuế và các khoản phải nộp nhà nước – Thuế GTGT đầu ra phải nộp: Nếu số dư TK 3331 vẫn còn số dư bên có, tức là công ty vẫn có nghĩa vụ thuế phải nộp. Khi đó, các bạn cộng tổng số phát sinh trên chỉ tiêu 40 ở các tờ khai thuế GTGT trừ đi các khoản tiền đã nộp trên giấy nộp tiền để đối chiếu với chỉ tiêu 3331 này. – Các loại thuế khác: Thuế TNDN, môn bài…kiểm tra lại các giấy nộp tiền vào ngân sách xem đã hạch toán đủ chưa. Để đối chiếu số dư nợ thuế chính xác, các bạn chủ động liên hệ với cán bộ quản lý nợ thuế để bảng theo dõi nợ thuế do cơ quan thuế theo dõi, để đối chiếu và tìm ra sự chênh lệch nhằm có biện pháp điều chỉnh kịp thời, lên báo cáo cho đúng 7. Kiểm tra hạch toán chi phí lãi vay – Lên bảng tính số lãi vay theo từng khế ước nhận nợ, từng hợp đồng vay xem việc hạch toán và ghi nhận chi phí lãi vay hang tháng đúng chưa? – Kiểm tra xem đã có bút toán tạm tính lãi tiền vay cho những hợp đồng vay có thu tiền lãi cuối kỳ, ngày thu tiền của kỳ là ngày trong tháng hay chưa? Note: Bảng này hầu hết các cán bộ thuế vào quyết toán đề bắt doanh nghiệp làm. Nên các bạn chủ động làm trước. Một mặt là để kiểm tra phần hạch toán chi phí lãi vay trong năm của doanh nghiệp, một mặt là phục vụ lưu hồ sơ cho quyết toán thuế.

Báo cáo tài chính là một trong những tài liệu mà nhà quản lý và nhà đầu tư cần sử dụng. Việc đảm bảo tính chính xác cho bộ tài liệu này là vô cùng cần thiết. Trong quá trình lên báo cáo tài chính, kế toán cần đảm bảo hạch toán và tổng hợp dữ liệu một cách cẩn thận. Do đó, khâu kiểm tra số dư các tài khoản sẽ giúp kế phát hiện sai sót để điều chỉnh kịp thời.

Báo cáo tài chính bao gồm các bảng biểu, dữ liệu được sử dụng để mô tả về tình hình kinh doanh hay tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo cho thấy tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn. Việc lập báo cáo tài chính đòi hỏi kế toán tính cẩn thận, đáp ứng các nguyên tắc cơ bản của kế toán.

Vậy báo cáo tài chính gồm những tài liệu gì? Mỗi loại hình doanh nghiệp lại cần có bộ báo cáo tài chính riêng. Mời bạn đọc tham khảo qua bài viết sau đây:

Một bộ báo cáo tài chính đầy đủ bao gồm những gì?

Kiểm tra số dư trên báo cáo tài chính

1. Kiểm tra số dư TK 111 – Tiền mặt

  • Tài khoản 111 không có số dư bên Có.
  • Cần đảm bảo nguyên tắc sổ quỹ tiền mặt không được âm tại bất cứ thời điểm nào trong năm. Vì nếu tại một thời điểm nào đó âm quỹ, thì kế toán phải xử lý ngay bằng các nghiệp vụ vay ngắn hạn cá nhân để bổ sung tiền mặt.
  • Kiểm tra xem đã đánh giá cuối kỳ với khoản tiền mặt có gốc ngoại tệ chưa.

2. Kiểm tra số dư TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

  • Tài khoản 112 không có số dư bên Có. Kiểm tra tài khoản ngân hàng đã đúng với số dư cuối kỳ 31/12 hay chưa. Nếu cần thiết, cần đối chiếu lại với sao kê của ngân hàng để tìm ra sai sót.
  • Đối chiếu Số dư, Số phát sinh của từng ngân hàng với Số dư, Số phát sinh trên sổ phụ tương ứng của mỗi ngân hàng.
  • Kiểm tra xem đã đánh giá cuối kỳ với khoản tiền gửi có gốc ngoại tệ chưa.

Lưu ý: Khoản thấu chi ngân hàng không được ghi âm trên tài khoản tiền gửi ngân hàng mà được phản ánh tương tự như khoản vay ngân hàng.

Sử dụng phần mềm kế toán Kaike Free

Hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ tham gia chuyển đổi số kế toán, GMO thực hiện chương trình tặng miễn phí phiên bản Kaike Free

TRẢI NGHIỆM NGAY