Cách làm bánh gạo chiên xù

Chiên bánh gạo và lắc với bột phô mai là phát minh của một anh bán bánh gạo lắc phô mai tại đường Cô Giang Quận 1. Tưởng chừng như một điều đơn giản nhưng 'anh bánh gạo lắc' thật sự là người đầu tiên nghĩ ra món này khi kết hợp bột phô mai trong món khoai tây chiên rắc bột phô mai, bánh gạo Hàn Quốc và hành động "lắc" từ cơn sốt Xoài Lắc khơi màu bởi Lão Xoài.

Lão Xoài

Về cơ bản, bánh gạo không được làm ra vì mục đích để chiên và CHIÊN BÁNH GẠO tương đối NGUY HIỂM. Bánh gạo thông thường được nấu với tương ớt Hàn Quốc Gochujang để làm món topokki.

Có thể nói chúng tôi đã lắng nghe hàng chục trường hợp bị phỏng và hoảng hốt một cách bất ngờ khi bánh gạo bị nổ. Chúng tôi cũng đã share clip cảnh báo vì chúng tôi là một trong những nạn nhân đầu tiên khi thử nghiệm chiên, và liên tục nhắc tất cả các khách hàng có ý định mua bánh gạo về chiên để lắc phô mai. 

TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN BÁNH GẠO CHIÊN BỊ NỔ

Khi một chảo dầu đang nóng, chắc hẳn ai cũng hiểu điều đương nhiên là vài giọt nước gặp dầu sẽ nổ lép bép. Khi được bỏ vô bếp dầu nóng để chiên, bề mặt bánh gạo sẽ hình thành một lớp giòn và ngon, tuy nhiên khi chẳng may những giọt bên trong bánh gạo đến một lúc nào đó cũng tiếp xúc với dầu nóng và nổ. Thế là nguồn năng lượng này sẽ giải tỏa làm cục bánh gạo bị bể và đẩy dầu văng tung tóe, gây thương tích, tỷ lệ sát thương khá cao.

Trong trường hợp may mắn nhất, cục bánh gạo sẽ có lớp ngoài giòn rụm, khi cắn vào bên trong thì lại dẻo thơm, cộng với hương vị bột phô mai béo thơm. Đây là lý do nhà nhà đổ xô chiên bánh gạo lắc phô mai.

Soái Ca lắc bánh gạo

CÁCH CHIÊN BÁNH GẠO KHÔNG BỊ NỔ

Bài viết đã dài mà bây giờ mới vào vấn đề chính.

Thật sự đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm vì không những là ai chiên được cũng giấu nghề mà cũng chẳng ai dám tin ai trong một tình huống 'ngàn cân treo sợi tóc' với chảo dầu cùng cục bánh gạo có thể phát nổ bất cứ lúc nào.

Theo truyền thuyết thì nhìn chung có 2 luồng phương án chiên chính tồn tại như sau:

1. CHIÊN LỬA NÓNG RỒI VỚT RA NHANH

Nói một cách khách quan, canh đúng lúc trước khi bánh gạo bị nứt và phát nổ thì vớt ra khỏi bếp chiên. Vâng, chính xác là chúng ta phải sử dụng bếp chiên vì bếp sẽ có chức năng điều chỉnh nhiệt độ. Sau khi làm chủ được nhiệt độ thì việc canh đúng thời điểm vớt ra chỉ còn là vấn đề của kinh nghiệm 'xương máu'.

Việc chiên ở nhiệt độ cao và nhanh sẽ làm giảm thiểu thời gian cũng như rủi ro dầu gặp nước nên sẽ hạn chế được việc nổ bánh gạo. Tuy nhiên biện pháp phòng thủ, che chắn là điều đương nhiên để bảo toàn nhan sắc. Có chỗ còn phải lắp lồng kính để ngăn chẳng may bánh gạo nổ dầu văng trúng khách đang đợi mua.

2. LUỘC QUA TRƯỚC RỒI MỚI CHIÊN

Khi luộc lên, bánh gạo sẽ hấp thụ nhiều nước vào và nở to ra. Khi cho qua chiên, lớp giòn bề mặt tuy có hình thành nhưng vẫn không phủ kín được bánh gạo và dầu có thể thâm nhập vào bên trong cục bánh gạo. Hiện tưởng nổ lép bép vẫn xảy ra tuy nhiên thể tích của cục bánh gạo cũng to hơn và có chỗ trống để giải phóng năng lượng và không gây ra nổ mạnh.

Theo kinh nghiệm làm món bánh gạo lắc của một khách hàng đã chia sẻ với Tèobokki, sau khi luộc bánh gạo, bạn có thể lăn qua một lớp bột để phủ kín cục bánh gạo, sau đó mới chiên sẽ giúp giảm tỉ lệ nổ lép bép văng dầu.

Bánh gạo nhân phô mai có phủ lớp bột xù dễ chiên hơn

CHÚC CÁC BẠN MAY MẮN!

Tokbokki là món ăn nổi tiếng của Hàn Quốc đã du nhập vào nước ta từ rất lâu. Với hương vị thơm ngon hấp dẫn, món ăn này đã trở thành món khoái khẩu của nhiều người. Do đó, cách làm tokbokki chiên được khá nhiều người quan tâm nhằm thực hiện ngay tại nhà để thiết đãi cả gia đình. Tokbokki chiên với cách làm đơn giản nhưng hương vị lại rất hấp dẫn. Vì thế, đây là món ăn vặt khá lý tưởng để nhâm nhi cùng người thân hay bạn bè. Đặc biệt, cách làm khá đơn giản nên ai cũng có thể thành công. Do đó, nếu bạn đang muốn trổ tài làm món này chuẩn vị Hàn Quốc thì đừng bỏ qua công thức được chia sẻ dưới đây.

Tokbokki hay còn gọi lại Tteokbokki – đây là món bánh gạo truyền thống của người dân xứ sở kim chi. Món ăn này được bày bán ở khắp mọi nơi trên đất nước Hàn Quốc, bạn có thể tìm thấy chúng tại các cửa hàng món ăn bình dân hay các quán ăn ven đường.

Tokbokki được người dân xứ Hàn lấy cảm hứng từ món tteol jjim – một món ăn cung đình làm từ bánh dày thái mỏng. Chính vì vậy, tokbokki được chế tiến từ bột gạo. Những phần tokbokki trắng mềm, khi ăn có vị dẻo dai, kết hợp cùng với các loại nguyên liệu đậm đà khác đã tạo ra một món ăn thơm ngon nổi tiếng khắp thế giới.

Cách làm tokbokki chiên giòn

Ngoài công thức chế biến tokbokki truyền thống, cách làm tokbokki chiên giòn thơm ngon đã được rất nhiều người yêu thích. Nếu bạn muốn có những đĩa tokbokki vàng thơm để cả gia đình cùng thưởng thức thì đừng bỏ qua công thức chuẩn vị dưới đây.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Để làm ra những chiếc tokbokki vàng giòn thơm ngon, các bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • Bột gạo tẻ: 50 gram
  • Bôt nếp: 150 gram
  • Nước ấm
  • Muối
  • Dầu ăn
  • Bột chiên xù
  • Trứng gà: 2 quả

Các bước làm tokbokki chiên giòn ngay tại nhà

Cách làm tokbokki chiên giòn tại nhà khá đơn giản. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, các bạn hãy làm theo các bước dưới đây.

Bước 1: Trộn bột làm tokbokki

Bạn chỉ cần cho 50 gram bột gạo tẻ cùng với 150 gram bột gạo nếp, thêm một chút muối và trộn đều.

Khi hỗn hợp bột và muối đã được trộn đều, cho nước ấm vừa đủ vào. Nhào đến khi bột dẻo và mịn thì dừng lại.

Bước 2: Hấp bột

Cho bột đã nhào kỹ vào xửng và tiến hành hấp. Hấp đến khi bột chuyển sang màu trắng trong thì tắt bếp.

Bước 3: Nặn bánh tokbokki

Đợi đến khi bột nguội, sử dụng màng bọc thực phẩm để định hình bánh tokbokki.

Bạn nên nặn bánh có hình ống dài, có kích thước khoảng bằng ngón tay. Như vậy, bánh khi chiên sẽ vừa ăn.

Khi bánh đã được định hình, hãy cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 10 phút để bánh chắc lại.

Sau khi đủ thời gian, chỉ cần bỏ bánh ra, dùng dao cắt thành chiếc bánh có độ dài khoảng 5 cm.

Bước 4: Chiên bánh

Đập trứng gà, tách lấy phần lòng đỏ và đánh cho tan.

Cho bột chiên xù ra một chiếc đĩa hoặc chiếc bát.

Tiến hành lăn các chiếc bánh đã cắt lăn qua phần lòng đỏ trứng gà, sau đó đến phần bột chiên xù. Bạn có thể lăn qua bột và trứng hai lần để phần bánh tokbokki được phủ đều.

Tiếp đến chỉ cần đem bánh chiên ngập trong chảo dầu. Chiên đến khi bánh chuyển sang màu vàng thì vớt bánh ra chiếc đĩa có lót giấy thấm dầu trong vài phút để giảm độ ngán khi ăn.

Bước 5: Hoàn thành và thưởng thức bánh tokbokki chiên giòn

Gắp những chiếc bánh ra chiếc đã khác. Có thể trang trí thêm chút rau thơm hay dưa chuột, cà chua cắt tỉa hoa cho đẹp mắt.

Món tokbokki chiên giòn thơm ngon cần đảm bảo phần vỏ bên ngoài khi ăn có vị giòn tan, bên trong có độ dẻo thơm của bột gạo.

Với món tokbokki chiên giòn, bạn có thể thưởng thức với các loại nước sốt cay như tương cà, tương ớt và sốt mayonnaise. Hương vị thơm ngon đặc biệt của tokbokki kết hợp với hương vị cay cay của các loại nước sốt, chắc chắn sẽ khiến các bạn nhỏ yêu thích.

Tham khảo: Cách làm nui chiên giòn, chiên bơ tỏi thơm ngon

Mẹo làm món tokbokki chiên giòn

Để có được những phần tokbokki chiên vàng thơm ngon, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Khi nhào bột, các bạn cần sử dụng đúng tỉ lệ bột nếp và bột tẻ. Nếu bạn muốn làm nhiều bánh tokbokki hơn thì chỉ cần đong bột tẻ và bột nếp theo tỉ lệ 1:3.

Không nên sử dụng riêng bột nếp để làm tokbokki. Bởi bột nếp sẽ khiến bánh rất dính nên gây dính tay. Từ đó, việc việc nặn, cố định hình dạng của bánh trở nên khó khăn.

Trong quá trình chiên tokbokki, các bạn nhớ để lửa nhỏ, chiên khoảng 1-2 phút thì lật bánh để bánh chín vàng đều cả hai mặt.

Khi định hình xong, bạn không nên để bánh tokbokki trong tủ lạnh quá lâu. Bởi nếu để trong thời gian dài, bánh tokbokki sẽ cứng và không có được độ dẻo thơm khi chiên.

Với cách làm tokbokki chiên giòn đơn giản ngay tại nhà vừa được giới thiệu, chắc chắn chị em nào cũng có thể tự tay trổ nấu nướng để cả gia đình cùng thưởng thức. Hi vọng với công thức và cách làm tuyệt vời này, sẽ giúp các chị em thành công với món tokbokki chiên vàng. Đừng quên theo dõi chuyên mục Món ngon mỗi ngày để cập nhật những công thức nấu ăn mới nhất.

Chủ đề