Cách nấu nước đường làm bánh in

Nước đường là thành phần quan trọng giúp vỏ bánh trung thu trở nên mềm mịn, đẹp mắt và thơm ngon hơn. Hãy cùng vào bếp với Nguyễn Kim để học hỏi ngay cách nấu nước đường làm bánh trung thu "bất bại" và “cực chuẩn” ngay tại nhà để đón Tết Trung Thu nhé.

Nước đường làm bánh trung thu được xem nguyên liệu quan trọng nhất trong phần vỏ bánh nướng. Bởi vì nước đường không chỉ quyết định độ ngọt của vỏ bánh trung thu mà còn giúp làm vỏ bánh Trung Thu có độ mềm, màu sắc bắt mắt và thời gian bảo quản lâu dài cho bánh.

Cách nấu nước đường làm bánh in

Thông thường, mọi người thường làm nước đường cho bánh trung thu nướng từ rất sớm. Bởi vì nước đường để qua một thời gian dài thì sẽ trở nên sậm màu hơn, sánh đặc và đậm đà hơn. Do đó, nước đường bánh trung thu lâu ngày sẽ giúp vỏ bánh mềm mại và có màu nâu vàng óng ánh bắt mắt hơn hẳn

Cách chuẩn bị nguyên liệu nấu nước đường “cực chuẩn”

Nguyên liệu cơ bản dùng để nấu nước đường làm bánh trung thu chỉ gồm đường, nước và chanh. Ngoài ra, bạn có thể cho thêm mạch nha và nước tro tàu vào danh sách nguyên liệu nấu nước đường đấy! Và dưới đây là một số kinh nghiệm cần biết trong việc chuẩn bị nguyên liệu để nấu ra được nước đường làm bánh "bất bại" trong dịp Tết Trung Thu này.

1. Chọn đường

Nguyên liệu làm nước đường làm bánh Trung Thu rất đa dạng. Bạn thể dùng đường cát trắng, đường nâu hoặc đường vàng đều được. Tuy nhiên, không nên dùng đường thốt nốt vì mùi vị của loại đường thường rất đậm đặc. Đôi khi, đường thốt nốt sẽ át đi cả mùi vị nhân bánh trung thu.

Nếu bạn không có nhiều thời gian thì đường vàng hay đường nâu sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời. Vì chúng sẽ giúp nước đường nhanh có màu sẫm hơn nên bánh trung thu nướng ra sẽ có màu nâu vàng đẹp hơn.

Ngoài ra, bạn nên chọn mua loại đường được sản xuất tinh luyện, có độ tinh khiết và sạch sẽ cao nên khi nấu sẽ hạn chế bọt và bụi bẩn gây hại sức khỏe. Đồng thời, nước đường làm bánh trung thu được nấu ra sẽ có độ trong hơn và đẹp mắt hơn.

Cách nấu nước đường làm bánh in

2. Chanh

Nước cốt chanh hoặc thơm sẽ giúp khắc phục tình trạng lại đường. Tức là đường không bị cô đặc lại thành hạt li ti bên trong nước đường sau mỗi lần nấu. Ngoài ra, 2 loại trái cây này cũng giúp nước đường có thêm hương vị the mát. Vì vậy, vỏ bánh trung thu cũng thoảng nhẹ mùi thơm mát rất dễ chịu.

Đối với chanh, bạn có thể sử dụng chanh vàng hoặc chanh xanh đều được. Lưu ý không vắt nước cốt quá sát vỏ sẽ làm nước đường bị đắng. Tuy nhiên, để nước đường ngon và thanh hơn thì bạn nên ưu tiên sử dụng chanh vàng nhé!.

Cách nấu nước đường làm bánh in

3. Mạch nha

Mạch nha dùng làm nước đường bánh Trung Thu là loại mạch nha trắng trong hoặc vàng nhạt, có dạng lỏng hơi sánh và vị ngọt vừa phải. Tuyệt đối không dùng mạch nha kẹo loại đặc dính có màu vàng sậm để nấu nước đường vì có thể gây tình trạng lại đường.

Mạch nha giúp nước đường làm bánh trung thu mềm và sánh hơn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bỏ qua nguyên liệu này nếu không tìm mua được đúng loại hoặc không có sẵn tại nhà nhé!

Cách nấu nước đường làm bánh in

4. Nước tro tàu (Lye water)

Nước tro tàu giúp làm mềm nước đường nên cũng giúp vỏ bánh Trung Thu mềm hơn cũng như lên màu nâu vàng đẹp hơn. Trên thị trường hiện đang có 2 loại nước tro tàu thông dụng là:

  • Nước tro tàu tự nhiên: thành phần tro trong nước được nấu từ rơm rạ thiên nhiên.
  • Nước tro tàu công nghiệp: được làm từ tro và nhiều loại thành phần bảo quản khác.

Việc sử dụng nước tro tàu công nghiệp sẽ rất có hại cho sức khỏe người dùng. Và nếu như không tìm được tro tàu thiên nhiên thì bạn có thể bỏ qua nguyên liệu này mà không hề gây ảnh hưởng đến chất lượng nước đường cũng như độ thẩm mỹ của bánh.

Cách nấu nước đường làm bánh in

Hướng dẫn cách nấu nước đường làm bánh Trung Thu lên màu cực chuẩn

Nguyên liệu: Công thức dành cho nấu từ 1 - 1.2kg nước đường:

  • 1kg đường với tỉ lệ 50% đường cát trắng : 50% đường nâu.
  • 1 trái chanh vàng (nặng khoảng 60g-70g).
  • 600ml nước lọc.
  • 20ml mạch nha (không bắt buộc).
  • 5ml nước tro tàu tự nhiên (không bắt buộc).

Các bước nấu nước đường chi tiết

  • Bước 1. Rửa sạch chanh, dùng dao cắt đôi, bỏ hạt rồi vắt lấy nước cốt. Lưu ý không vắt sát vỏ để tránh nước cốt bị đắng và nên giữ lại vỏ chanh sau khi vắt.
  • Bước 2. Đổ đường cát trắng và đường nâu vào một cái xoong, dùng muỗng trộn đều. Đun sôi nước, tắt bếp rồi đổ lượng nước sôi này vào xoong chứa đường. Sau đó, dùng muỗng khuấy nhẹ tay, đều đặn cho đường tan bớt.

Cách nấu nước đường làm bánh in

  • Bước 3. Bắc nồi lên bếp, mở lửa để tiếp tục đun sôi nước đường. Khi nước đường bắt đầu sôi thì hạ lửa vừa đủ để nước sôi lăn tăn. Nếu bề mặt nước đường nổi bọt bẩn thì dùng vợt lọc dầu để vớt bỏ bọt ra ngoài.

Cách nấu nước đường làm bánh in

  • Bước 4. Cho thêm nước cốt chanh cùng vỏ chanh đã vắt nước vào nồi nước đường. Tiếp tục đun sôi hỗn hợp nước đường với lửa nhỏ từ 50-65 phút.

Cách nấu nước đường làm bánh in

  • Bước 5. Khi nước đường đã nấu được khoảng 35-40 phút, bạn thử kiểm tra nước đường nấu đã đạt chuẩn hay chưa. Nếu nước đường vẫn còn hơi loãng thì tiếp tục nấu còn nếu quá đặc thì thêm nước vào và nấu đến khi đạt.
  • Bước 6. Khi đã nấu đạt thì tắt bếp, dùng vợt vớt bỏ vỏ chanh rồi để nước đường nguội dần. Khi nước đường gần nguội, dùng muôi múc từng muỗng đầy và cho vào lọ thủy tinh.
  • Bước 7. Để nước đường đựng trong lọ thủy tinh nguội hoàn toàn thì mới đóng nắp lại. Sau hơn 1 tuần là bạn có thể sử dụng được lượng nước đường này.

Cách nấu nước đường làm bánh in

Một số lưu ý cần nhớ khi nấu nước đường:

Để nấu nước đường làm bánh trung thu đạt chuẩn thì cần nắm vững các lưu ý nhỏ sau:

  • Khi bắc nồi nước đường lên bếp nấu, tuyệt đối không khuấy (kể cả lúc cho chanh vào) để tránh tình trạng bị lại đường.
  • Nếu sử dụng thêm mạch nha và nước tro tàu để nấu nước đường, thì nên cho 2 nguyên liệu này vào nồi nước đường sau khoảng 30 phút kể từ thời điểm cho chanh.
  • Khi nấu, bạn có thể dùng hoặc không cần dùng khăn sạch để lau các hạt đường bám trên thành nồi. Nếu dùng thì cần lau khéo léo để tránh cho các hạt đường rơi trở lại vào bên trong nồi nhé!.
  • Khi cho nước đường vào lọ thủy tinh bảo quản, không nên đổ ào qua vì các hạt đường bám ở thành nồi sẽ trôi theo vào lọ và gây ra hiện tượng lại đường.
  • Nên dùng lọ thủy tinh để bảo quản nước đường và nên tiệt trùng lọ qua nước sôi rồi để thật ráo nước trước khi cho nước đường vào. Việc này giúp nước đường sẽ không bị biến chất khi để lâu ngày cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe hơn.
  • Nước đường nấu đạt chuẩn sẽ có màu vàng sậm hoặc màu nâu cánh gián đẹp mắt. Và cũng đạt được độ sánh mịn vừa phải, không quá loãng cũng không quá đặc.

Cách nhận biết nước đường làm bánh Trung Thu đạt chuẩn

Dưới đây là 3 cách đơn giản để giúp bạn dễ dàng nhận biết nước đường đạt chuẩn hay chưa:

  • Cách 1: Dùng một chiếc đĩa phẳng, múc một ít nước đường và nhỏ vài giọt lên bên trên. Nếu nước đường lan rộng ra liền là nấu chưa đủ thời gian, nếu nước đường khô cứng lại ngay là do nấu quá lâu. Nước đường nấu đạt chuẩn thì khi nhỏ, giọt đường sẽ vẫn giữ được dáng tròn dù có hơi lan ra một chút trong 1-2 giây đầu tiên
  • Cách 2: Chuẩn bị 1 chén nước nhỏ rồi nhỏ vài giọt nước đường vào chén. Nếu giọt nước đường lập tức tan và hòa vào trong nước là nấu chưa đủ. Còn nếu giọt đường gom lại thành viên tròn trong nước là do nấu quá lâu. Nước đường nấu đạt sẽ chìm xuống và lan rộng ra tạo thành hình tròn dưới đáy chén.
  • Cách 3: Dựa vào trọng lượng của nước đường sau khi nấu. Đầu tiên cân trọng lượng của nồi trước khi nấu và sau khi nấu. Sau đó, lấy trọng lượng nồi nước đường sau khi nấu trừ đi trọng lượng ban đầu nếu còn khoảng 1kg - 1.2kg là đạt.

Một số vấn đề khi nấu nước đường làm bánh Trung Thu và cách giải quyết

Nấu nước đường nướng bánh Trung Thu bị lại đường

Nước đường bị lại đường là nước đường xuất hiện một lớp hạt đường màu trắng dưới đáy lọ có dạng hạt li ti. Cách xử lý nước đường bị lại đường: Cho nước đường bị lại đường vào nồi. Thêm một ít nước cùng với nước cốt chanh rồi nấu lại.

Nước đường sau khi nấu, để nguội bị đông cứng lại

Tình trạng này thường xuất hiện khi nước đường bị nấu quá lâu. Bạn có thể ngâm lọ nước đường vào nước ấm cho để nhiệt độ làm tan chảy và lỏng đường bên trong. Sau đó, hòa thêm một ít nước nóng vào lọ nước đường rồi đổ vào xoong để nấu lại.

Hy vọng với cách nấu nước đường làm bánh trung thu “bất bại” ở bài viết trên sẽ giúp bạn thành công tạo ra được những mẻ bánh trung thu đẹp mắt và thơm ngon ngay tại nhà nhé!.

Một số câu hỏi khi nấu nước đường làm bánh trung thu tại nhà

Chào bạn, Nước đường bánh nướng càng để lâu thì làm bánh trung thu sẽ càng ngon hơn. Tuy nhiên, khi kiểm tra nếu thấy có mùi hoặc màu lạ thì nhằm đảm bảo an toàn, bạn nên bỏ đi và nấu lại mẻ nước đường khác nhé!

Chào bạn, như hướng dẫn trong bài viết, việc nấu nước đường khá đơn giản và không mất quá nhiều thời gian. Nước đường được nấu tại nhà vừa đảm bảo vệ sinh vừa thơm ngon không thua gì nước đường bán sẵn.

Chào bạn, nhiều ý kiến cho rằng để nước đường ngon nhất thì nên nấu nước đường trước từ vài tháng đến một năm. Nhưng nếu không có nhiều thời gian chuẩn thì bạn vẫn có thể dùng nước đường mới nấu được cỡ 10-14 ngày. Đảm bảo nước đường làm bánh này vẫn giúp vỏ bánh trung thu mềm mại và lên màu chuẩn nhé!