Cách nuôi cá rô đồng trong thùng nhựa

Cách nuôi cá rô đồng trong thùng nhựa

Thu hoạch cá rô đồng

       I. KỸ THUẬT NUÔI THƯƠNG PHẨM

      1. Địa điểm nuôi

     - Địa điểm nuôi cá rô đồng thương phẩm phải phù hợp với quy hoạch nuôi trồng thủy sản của địa phương hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Cơ sở nuôi cần có một trong các loại giấy tờ sau: quyền sử dụng đất/mặt nước; quyết định giao/cho thuê đất; hợp đồng  thuê quyền sử dụng đất để nuôi trồng thủy sản.

      - Nơi xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nuôi: ít bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm hoặc những nơi ô nhiễm được kiểm soát.  

      - Cơ sở nuôi phải tách biệt với khu dân cư, nhà máy, bệnh viện, có hệ thống cấp nước không bị ô nhiễm đảm bảo tiêu chuẩn cho nuôi trồng thủy sản.

       - Có nguồn điện lưới ổn định hoặc máy phát có công suất phù hợp.

      - Giao thông đi lại thuận tiện để vận chuyển giống, thức ăn, tiêu thụ sản phẩm và thông tin tuyên truyền.

       2. Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị nuôi

       Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cần được thiết kế, vận hành tránh lây nhiễm, tránh mất an toàn lao động, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường xung quanh, cụ thể như sau:

       2.1. Hạ tầng cơ sở

       - Hạ tầng của cơ sở nuôi phải được thiết kế, xây dựng theo đúng quy trình, vận hành, duy trì để phòng ngừa sự lây nhiễm các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và an toàn lao động.

      - Cơ sở nuôi phải có biển cảnh báo tại nơi có nguy cơ mất an toàn lao động, an toàn thực phẩm (điện cao thế, độ sâu, khu cách ly dịch bệnh...).

       - Có ao chứa, lắng diện tích bằng 1/2 - 1/3  diện tích ao nuôi.

     - Bờ ao vững chắc, không sạt lở, không hang hốc, không rò rỉ, cao hơn mức nước cao nhất 0,5m để đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Không trồng cây lớn vì cây lớn sẽ che ánh sáng mặt trời, lá cây rụng xuống làm thối nước gây ô nhiễm môi trường.

      - Đáy ao bằng phẳng, hơi dốc về phía cống thoát để thuận lợi khi thu hoạch và công tác cải tạo ao.

       - Cách bố trí ao trong khu nuôi:

       + Ao nuôi diện tích thích hợp từ 3.000 – 5.000m2

       + Ao chứa diện tích từ 1.000 – 1.500m2

       + Ao xử lý diện tích từ 1.500 – 2.000m2

       - Hệ thống cống hoặc ống dẫn cấp và thoát nước riêng biệt. Không có cống thông giữa các ao nuôi.

      - Khu chứa nguyên liệu có mái che, khô ráo, thông thoáng, phải riêng biệt cho từng loại nguyên vật liệu: có kho chứa thức ăn, thuốc hóa chất, chế phẩm sinh học.

        - Có nhà ở, nhà nghỉ cho người làm việc, WC, khu chứa nước thải sinh hoạt.

        - Có nơi chứa bùn thải

        2.2. Các trang thiết bị

       - Máy bơm nước: bơm nước từ nguồn nước cấp vào ao lắng (bơm cố định và lưu động).

       - Các thiết bị đo chỉ tiêu môi trường nước chủ yếu: pH, ôxy, nhiệt độ, NH3, H2S.

      - Các dụng cụ  thay, cấp nước như giai lưới, túi lưới lọc nước ngăn chặn cá tạp cá dữ, vợt lưới các loại, các loại xô, thùng.

       3. Chuẩn bị ao nuôi

       3.1. Cải tạo ao nuôi

      Việc cải tạo ao có tác dụng rất lớn nhằm tiêu diệt địch hại, mầm bệnh, tạo môi trường sống thuận lợi cho cá, gây nuôi nguồn thức ăn tự nhiên trong ao. Các bước cải tạo ao:

       - Tháo cạn: tiến hành tháo cạn nước trong ao, bắt hết cá tạp, cá dữ, dọn sạch bèo, rác, cỏ. Tu sửa bờ ao và lấp kín các hang hốc là nơi trú ẩn của địch hại. Nếu đáy ao có bùn quá dày phải nạo vét để lại lớp bùn dày khoảng 15 – 20 cm.

      - Bón vôi: cải tạo nền đáy, nâng cao pH ở ngưỡng thích hợp; diệt trừ mầm bệnh, cá tạp, cá dữ và các sinh vật địch hại; làm tơi xốp nền đáy... Lượng vôi bột sử dụng từ 7 – 10 kg/100m2 ao, ở vùng đất chua có thể tăng lên 15 - 20 kg/100m2 ao. Vôi được vãi đều khắp đáy ao và xung quang bờ ao, sau đó cày, xới đáy ao nhưng tránh không để đất chua phèn ở đáy bị đảo lên.

       - Phơi đáy ao: thời gian phơi khoảng 5 – 7 ngày, đến khi mặt lớp bùn nứt chân chim. Nếu ao bị chua hoặc không tát cạn được thì tăng lượng vôi, ngâm nước vôi từ 3 - 5 ngày, sau đó xả bỏ, cấp nước mới.

        3.2. Gây màu nước

      - Khoảng 7 – 10 ngày trước khi thả giống tiến hành gây màu nước bằng một trong những cách sau:

      Cách 1: Gây màu nước bằng cám gạo, bột cá, bột đậu nành ( ủ hỗn hợp trên theo tỷ lệ 2:1:2). Gồm 2 kg cám gạo hoặc cám ngô + 1 kg bột cá + 2 kg bột đậu nành và trộn đều hỗn hợp trên sau đó nấu chín, ủ kín từ 2 – 3 ngày là dùng được.

       - Liều lượng 3 – 4 kg/1.000 m3 nước, bón liên tục trong 3 ngày, cho đến khi ao lên màu đẹp, đạt độ trong 30 – 40 cm thì tiến hành thả giống

        - 7 ngày sau bón bổ sung, liều lượng giảm 1/2 so với ban đầu, căn cứ màu nước để bổ sung.

      Cách 2: Gây màu nước bằng mật rỉ đường, cám gạo, đậu nành (ủ hỗn hợp trên theo tỷ lệ 3:1:3). Gồm 3 kg mật đường + 1 kg cám gạo hoặc cám ngô + 3 kg bột đậu nành và trộn đều hỗn hợp sau đó ủ kín trong 12 giờ là dùng được.

       - Liều lượng 2 – 3 kg/1.000 m3 nước, bón liên tục trong 3 ngày, cho đến khi ao lên màu đẹp, đạt độ trong 30 – 40 cm thì tiến hành thả giống

         - 7 ngày sau bón bổ sung, liều lượng giảm 1/2 so với ban đầu, căn cứ màu nước để bổ sung

       Cách 3: Gây màu nước bằng chế phẩm vi sinh để gây màu nước, tạo nguồn thức ăn tự nhiên với công thức sau:

         1 lit EM gốc + 1 lít mật rỉ đường + 2 kg cám gạo + 10g muối + 46 lít nước sạch  (ủ kín 5-7 ngày) —> 50 lit EM thứ cấp.

      Sử dụng 10 lít EM thứ cấp đánh cho 1.000 m2, 2 ngày đánh 1 lần, chạy quạt liên tục đến khi đạt được màu nước đẹp: màu trà hoặc màu xanh nhạt (màu chuối non), tạo được nguồn thức ăn tự nhiên ban đầu giúp tiết giảm chi phí, hiệu quả kinh tế tăng cao.

      * Lưu ý:

     Không nên sử dụng phân chuồng, phân gà để gây màu nước, vì các loại phân này rất dễ mang theo những mầm bệnh nguy hiểm.

      - Kiểm tra chỉ tiêu môi trường trước khi thả giống:

     + Nhiệt độ: thích hợp nhất cho cá phát triển là 25 – 300C

     + pH: thích hợp cho cá phát triển từ 6,5 – 8,5

    + Oxy hoà tan: Cá rô đồng một trong những loài có khả năng chịu DO ở ngưỡng thấp. Cá rô đồng có khả năng sống được trong môi trường thiếu nước nhiều ngày liền mà không chết nhờ cá có cơ quan hô hấp phụ là hoa khế ở trên đầu. Tuy nhiên DO thích hợp cho cá phát triển 3 - 5mg/l và nếu DO xuống thấp sẽ ảnh hưởng nhiều tới sinh trưởng phát triển của cá.

       3.3. Kiểm soát chất lượng nước cấp, thoát

     3.3.1. Kiểm soát, xử lý nguồn nước cấp: Nước dùng nuôi thương phẩm cá rô đồng đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QVCN 01-80:2011/BNNPTNT (Quy chuẩn Việt Nam về cơ sở nuôi trồng thủy sản thương phẩm – Điều kiện vệ sinh thú y), QCVN 38:2011/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh;

      Yêu cầu một số chỉ tiêu về vệ sinh thú ý đối với nguồn nước ngọt để nuôi thủy sản

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Mức chỉ tiêu
1 Độ trong cm >>30
2

Hàm lượng NH3 trong điều kiện:
pH = 6,5 và tº = 15ºC

pH = 8,0 và tº = 15ºC

pH = 6,5 và tº = 20ºC

pH=8,0 và tº = 20ºC

mg/l

<<2,20<>

<<1,33<>

<<1,49<>

<<0,93<>

3 Dầu mỡ (khoáng)

Không quan sát

thấy váng, nhũ

4

Nguyên sinh động vật và ký sinh

trùng gây bệnh

Cá thể không có

      3.3.2. Kiểm soát, xử lý nguồn nước thoát, vệ sinh môi trường:

     - Kiểm soát tồn dư kháng sinh dưới mức cho phép     

   - Khi có bệnh xảy ra, cơ sở không được thải nước trong ao nuôi, phải xử lý tiêu diệt mầm bệnh trước khi thải ra môi trường ngoài. Nước thải ra môi trường được xử lý không vượt quá giới hạn cho phép của phụ lục B, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QVCN 01-80:2011/BNNPTNT;

        Yêu cầu về một số chỉ tiêu về vệ sinh thú ý đối với nước thải:

TT Thông số Đơn vị Giá trị thông số
1 Mùi - Không khó chịu
2 BOD5 (20ºC) mg/l 50
3 COD mg/l 100
4 Chất rắn lơ lửng mg/l 100
5 Clorua mg/l 600
6 Amoni (tính theo Nitơ) mg/l 10
7 Coliform MNP/100ml 5000

      - Nước thải ra môi trường không bị ô nhiễm hữu cơ ....

     4. Thả giống

     4.1. Mùa vụ: tháng 3 - 4 dương lịch và tháng 8 - 9 dương lịch.

     4.2. Chọn giống

    - Giống phải đảm bảo chất lượng yêu cầu kỹ thuật: Có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất tại cơ sở sản xuất giống đủ điều kiện. Được kiểm dịch đầy đủ theo quy định, đảm bảo chất lượng theo TCVN (theo bảng 7, TCVN 9586:2014 cá nước ngọt – yêu cầu kỹ thuật)

   - Tiêu chuẩn giống tốt: Ngoại hình cân đối, màu sắc tươi sáng, cá khoẻ mạnh, hoạt động nhanh nhẹn, phản ứng nhanh với tiếng động, không xây xát, vây vẩy hoàn chỉnh, không mất nhớt, không dị hình, không mầm bệnh, kích cỡ đồng đều, đảm bảo 5-6 cm (350-400 con/kg).

     - Phương pháp vận chuyển cá:

     + Vận chuyển kín: cá giống được đóng trong các túi nilon có bơm oxy.

    + Vận chuyển hở: cá giống được đựng trong các thùng chứa có sục khí, hoặc đảo nước thủ công. Cá giống trước khi thả nên tắm trong nước muối 2%, tắm trong vòng từ 5 - 10 phút để sát khuẩn cá.

      4.3. Mật độ nuôi

   - Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng ao như: Khả năng cấp thoát nước, độ sâu và khả năng quản lý để tính mật độ thả cho phù hơp, mật độ thả từ  20 - 30 con/m2.

    - Phương pháp thả: trước khi thả phải ngâm bao, túi chứa cá xuống ao từ 15 - 20 phút, thêm từ từ nước ao nuôi vào bao chứa cá, để 5 – 10 phút cho cá quen dần với môi trường ao nuôi rồi dìm miệng túi xuống ao cho cá tự bơi ra. Nên thả cá giống vào buổi sáng hoặc chiều mát. Tránh thả cá vào buổi trưa hoặc lúc trời nắng gay gắt, cá thả sẽ bị hao hụt.

      5. Thức ăn và cách cho ăn

      5.1. Lựa chọn thức ăn

    - Cơ sở nuôi phải xác định thực hiện chế độ cho ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và độ tuổi của cá nuôi.

    - Không sử dụng hoocmon và chất kích thích tăng trưởng trong quá trình nuôi.

   - Quản lý thức ăn, phương pháp cho ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá. Nên chọn loại viên nổi không tan trong nước để hạn chế sự thất thoát thức ăn và ô nhiễm ao nuôi, giai đoạn đầu sử dụng thức ăn cao đạm 30 – 35%, khi cá lớn (trên 100g/con) cho ăn thức ăn có độ đạm 20 - 25%.

      5.2. Cách cho ăn

    - Tùy thuộc kích cỡ cá, giai đoạn sinh trưởng thì số lần, lượng thức ăn, cỡ viên thức ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thời gian, số lần cho ăn, loại thức ăn (cho ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng lúc 7 - 8h và buổi chiều lúc 4 - 5h)

Cỡ cá 

(g/con)

Loại thức ăn

Lượng cho ăn

(% khối lượng)

Ghi chú
5 - 20

Dạng viên mảnh

( 35% đạm)

5-7%
>20 - 100

Dạng viên nổi

(30% đạm)

3 – 4%
> 100

Dạng viên nén

( 20-25% đạm)

2%  

   - Nên cố định chỗ cho ăn và giờ cho ăn.

   - Hàm lượng đạm và cỡ thức ăn thay đổi theo từng giai đoạn.

   - Nên dùng vó để kiểm tra và điều chỉnh lượng thức ăn cho các lần kế tiếp.

   - Định kỳ 1 tháng/1 lần bổ sung Vitamin C với lượng 3 - 5g/kg thức ăn, mỗi lần từ 3 -5 ngày để tăng sức đề kháng cho cá.

    6. Quản lý và chăm sóc ao nuôi

    6.1. Quản lý ao nuôi

   - Theo dõi các yếu tố chất lượng nước (như ôxy hòa tan, pH, NH3…) và sự thay đổi đột ngột của môi trường để có biện pháp xử lý kịp thời.

    Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cá

Nhiệt độ

(0C)

Nước nóng hay lạnh 25 - 30 Nước quá nóng cá sẽ nổi lên tầng mặt Nhiệt độ cao dẫn đến thiếu oxy
Yếu tố Mô tả Khoảng thích hợp Biểu hiện khi điều kiện xấu Chú thích

Oxy hòa tan

(mg/lít)

Hàm lượng oxy trong nước >3 Cá nổi đầu ngớp khí trên mặt nước Cá chậm lớn

Khí độc

NH3

(mg/lít)

Dạng độc của chất đạm trong nước <0,02<> Cá chậm lớn pH và nhiệt độ cao làm tăng tính độc của NH3
pH Chỉ mức độ phèn hoặc độ kiềm của nước 6,5 - 8,5 Nước bị phèn, phiêu sinh vật (tảo...) không phát triển pH thấp làm tăng tính độc của kim loại như Kẽm, Đồng và Nhôm. pH cao làm tăng tính độc của khí NH3
         

     6.2. Chăm sóc

    - Thường xuyên kiểm tra cống, lưới bao quanh bờ ao nếu rách phải tu sửa ngay, đặc biệt chú ý vào giai đoạn mang trứng cá có thể dùng nắp mang leo lên bờ thoát ra ngoài.

   - Cần theo dõi diễn biến thời tiết, khi có thay đổi cần giảm lượng thức ăn, cấp thêm nước hoặc thay nước để hạn chế cá nổi đầu.

   - Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, có biện pháp duy trì ổn định một số yếu tố môi trường nằm trong ngưỡng cho phép: nhiệt độ, pH, oxy hòa tan...

   - Duy trì ổn định hàm lượng ôxy hòa tan trong nước: trong ao bố trí 1 - 2 máy quạt nước hoặc máy sục khí. Vào những ngày không có nắng, cần tăng thời gian vận hành máy. Những ngày nhiều gió, có thể giảm thời gian vận hành nhằm tiết kiệm năng lượng.

   - Chế độ thay nước: trong tháng nuôi đầu cần lấy dần nước vào ao để đạt độ sâu 1,5m nước trở lên. Từ tháng thứ 3 trở đi thay từ 1/3 – 1/2 lượng nước với tần suất 4 lần/tháng. Định kỳ 2 tuần/1 lần bón vôi 1 - 2kg/100m3 nước.

  - Sử dụng chế phẩm sinh học: định kỳ sử dụng (theo hướng dẫn nhãn mác trên bao bì của nhà sản xuất).

  - Bổ sung thêm men tiêu hóa, vitamin (đặc biệt là VitaminC), các chất kích thích miễn dịch: tăng khả năng tiêu hóa, tăng sức đề kháng, tăng trưởng nhanh, chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi của môi trường. Cách bổ sung như sau: Trộn đều các chất cần bổ sung với lượng nước vừa đủ, phun trộn đều lên lượng thức ăn cần cho ăn, để thuốc ngấm trong 10-15 phút và bao ngoài bằng dầu mực rồi cho ăn.

  - Sát khuẩn nước ao nuôi: định kỳ 15 ngày, sử dụng một trong các loại thuốc diệt khuẩn như: thuốc tím 0,5-1kg/1.000m3, iodine 0,2- 0,3L/1.000m3 hoặc các loại thuốc sát khuẩn nước khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

   - Nếu nước ao bị nhiễm bẩn, màu đậm, cần phải thay bớt 30% nước cũ. cấp thêm nước mới. Thường xuyên quan sát hoạt động bơi lội và khả năng bắt mồi của cá. Nếu thấy bất thường cần có biện pháp xử lý cho phù hợp.

    7. Các biện pháp phòng và trị bệnh

    7.1. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp

   - Cải tạo ao triệt để trước khi thả cá giống. Con giống phải đảm bảo quy cỡ, chất lượng. Mật độ nuôi phù hợp với điều kiện từng ao và chế độ quản lý chăm sóc. Giữ môi tr­ường n­ước luôn sạch. Cho cá ăn đủ chất đủ lượng để có sức khoẻ kháng bệnh.

   - Tr­ước khi thả giống nên tắm cho cá giống bằng  nước muối nồng độ 2 - 3%, hoặc dùng thuốc tím( KMnO4 ) nồng độ từ 10 - 15g/ m3. Thời gian tắm trong 5 - 10 phút.

   - Không sử dụng các loại thức ăn bị nấm mốc, kém chất lượng…

   - Vào thời gian giao mùa xuân - hè, thu - đông, cá dễ phát sinh dịch bệnh, nên cho cá ăn thuốc phòng như bệnh sau:

   - Bổ sung Vitamin C vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho cá, liều lượng 3- 5g Vitamin C/kg thức ăn, mỗi lần từ 3-5 ngày.

   - Định kỳ 2 tuần 1 lần té nước vôi hoà loãng xuống ao nuôi để khử trùng và kiềm hóa môi trường nước, liều lượng 2 kg/100 m3 nước

    8. Thu hoạch:

   - Sau khi cá nuôi đạt kích cỡ từ 7 – 10 con/kg  trở lên có thể thu hoạch.

  - Để hạn chế mùi bùn, trước khi thu hoạch 1-2 tuần nên tích cực thay nước, hạn chế sự phát triển của tảo sẽ nâng cao chất lượng cá thương phẩm.

  - Trước khi thu hoạch cá cần chuẩn bị đủ dụng cụ và vật liệu (tấm bạt, rổ, xô nhựa, thùng cách nhiệt, nước sạch, đá sạch, giai, lưới…), tùy theo sản lượng cá thu hoạch mà bố trí nhân lực cho hợp lý.

    - Có 2 phương pháp thu:

   + Phương pháp thu toàn bộ: Tháo 30% lượng nước trong ao, dùng lưới vét có chiều dài tối thiểu bằng chiều dài 1 cạnh bờ ao để kéo thu cá. Chỉ kéo thu cá trên từng phần diện tích ao, khi thu được phần lớn số lượng cá trong ao mới vét toàn bộ diện tích ao, sau đó bơm cạn, thu nốt số còn lại.

   + Phương pháp thu tỉa: tháo cạn nước 40 – 50 cm, kéo lưới thu tỉa cá lớn. Những con còn nhỏ thì giữ lại nuôi tiếp trong thời gian ngắn nữa sẽ cho kích cỡ thu hoạch vì lúc này mật độ cá trong ao thưa cá lớn rất nhanh.

Ks. Nguyễn Văn Thế - Phòng Chuyển giao kỹ thuật thủy sản