Cách quản lý tiền lương của chồng

Phụ nữ trước giờ luôn là người chăm lo cho tài chính gia đình nhưng không phải ai cũng khéo vun vén nên trường hợp vợ đoảng, không thể quản chi tiêu hợp lý do bệnh ghiền mua sắm hay lén giúp đỡ cho gia đình của riêng mình không phải hiếm. Lúc đó, các ông chồng thường phải đứng ra đảm nhận trọng trách này trong gia đình. Do đó, không quá khó để bắt gặp cảnh những ông chồng phát tiền tiêu cho vợ hàng ngày. Tuy nhiên, song song với các trường hợp vợ đoảng thì cũng có nhiều ý kiến cho rằng các ông chồng một khi tay hòm chìa khoá thì trở nên chi li như đàn bà, mất hết vẻ đàn ông. Như trong bài Tiền anh tiền tôi- tiền của chúng ta, tác giả Tố Trâm có nêu một ý: Gặp người chồng nắm giữ và quyết định toàn bộ chi tiêu trong gia đình, người vợ thường cảm thấy khổ sở, thiếu tự tin do phải sống một cách thiếu thốn, mất đi sự thoải mái tự do. Vì thế, hình ảnh người đàn ông lý tưởng cũng dần mất đi trong mắt người vợ và tình yêu cũng theo đó mà lụi tàn.

Vậy, phụ nữ hay đàn ông nên là người giữ trách nhiệm quản lý tài chính trong gia đình?

Trên thực tế, không có một câu trả lời chính xác cho câu hỏi ai là người nên giữ vai trò nhạy cảm này trong gia đình. Điều đó thật ra phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể và suy nghĩ của cá nhân người trong cuộc. Ai cảm thấy mình đảm nhận được thì cứ nhận. Nếu một trong hai người cảm thấy khó khăn trong việc quán xuyến chi tiêu, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của người còn lại. Xã hội hiện nay bình đẳng, phụ nữ cũng ra ngoài làm việc thì không có gì lạ khi đàn ông là người vun vén tài chính cho gia đình. Điều quan trọng nhất không phải ai là người giữ tiền, mà là cách giữ sao cho hợp lý vì không một ông chồng hay bà vợ nào muốn mình đi làm cật lực để kiếm tiền rồi sau đó phải ngửa tay xin người bạn đời của mình từng đồng.

Vì lý do đó, các chuyên gia khuyên rằng các cặp vợ chồng nên ngồi lại và cùng bàn bạc xem đâu là giải pháp tốt nhất cho tài chính của gia đình mình.

Giải pháp quản lý tài chính gia đình hiện đại

Tiền ai nấy giữ, mỗi người tự quản chi tiêu cá nhân và mỗi người lãnh trách nhiệm chi cả cho một số khoản trong gia đình.

Ví dụ như trong nhà, chồng nhận phần lo tiền học cho con và tiền điện nuớc còn vợ lo các khoản chi tiêu khác hàng ngày cho gia đình. Còn lại thì ai chi cho việc gì thì tự quản việc đấy, không ai đụng chạm vào tiền bạc của người kia.

Mặt lợi của việc này là cả hai vợ chồng đều có đóng góp vun vén vào tổ ấm và vẫn giữ được tự do chi tiêu cá nhân. Xét ra cũng rất khó kiểm soát 100% thu nhập của người bạn đời bởi nhiều người ngoài lương còn có thưởng, có lợi nhuận từ kinh doanh bên ngoài nên nếu người kia muốn giấu thì làm sao mà biết được nên thôi không quản là tốt nhất. Một lý do nữa là vì có nhiều người cho rằng giữ tiền của người bạn đời là không hợp lý. Một là gây khó khăn cho người kia khi cần chi tiêu gấp. Hai là một trong hai người giữ hết tiền thì có khi sinh thêm tật xấu. Vợ thì có thể mua sắm hay làm đẹp quá trớn, chồng thì có dễ la cà quán xá, tiêu tiền vào các thiết bị công nghệ. Nên vợ chồng tự giữ tiền có khi còn tốt hơn là một người giữ cho cả hai.

Tuy nhiên, mặt trái của cách này là vợ chồng mất đi sự giao tiếp và gắn bó trong tình cảm vợ chồng. Vợ chồng không thể sống theo kiểu công nghiệp và phân công rõ ràng như thế bởi vợ chồng còn rất nhiều cái chung nhau như con cái, sửa chữa và sắm sửa thêm cho tổ ấm. Không thể rạch ròi từng chút một những việc nhỏ như thế được. Ngoài ra, nếu vợ chồng không quan tâm gì về thu nhập của nhau cũng có thể tạo điều kiện cho sự xuất hiện của những cái xấu như cờ bạc, rượu chè hay lén gửi tiền cho nhà cha mẹ

Mỗi người tự quản chi tiêu cá nhân và mỗi người đóng góp vào quỹ chung cho các khoản chi trong gia đình.

Cách này cũng tương tự như cách trên nhưng thay vì mỗi người nhận trách nhiệm chi trả một số khoản thì bây giờ gộp chung vào một quỹ cho tất cả các khoản. Mặt lợi mặt hại cũng tương tự như cách trên. Ngoài ra, cách này còn có thể phát sinh thêm tranh cãi quyết định ai là người giữ quỹ chung đó và tệ hơn có thể kéo theo nghi ngờ lẫn nhau khi chi tiêu không hợp lý hay thiếu minh bạch.

Vì thế, chuyên gia các vấn đề hôn nhân và gia đình Nguyễn Thị Kim Bắc (tổng đài tư vấn 1088 Bưu điện TP HCM) nhận xét, trường hợp những cặp vợ chồng mà cả hai đều độc lập, tự chủ về kinh tế, có thu nhập cao hoặc có thừa kế, người này không muốn phụ thuộc kinh tế vào người kia. Bà cho rằng, trong gia đình ai giữ tiền không phải vấn đề, một quỹ, hai quỹ không quan trọng bằng việc vợ chồng có niềm tin với nhau và có trách nhiệm với gia đình. Tương tự như ý kiến của bà Kim Bắc, tiến sĩ tâm lý Vũ Gia Hiền (Hội Khoa học Tâm lý và Giáo dục TP HCM) mặc dù không tán đồng quan điểm mỗi người một quỹ nhưng cũng đồng ý rằng quan trọng là vợ chồng thì nên có ý thức thông báo cho nhau về các khoản thu nhập đồng thời hỗ trợ giám sát lẫn nhau. Từ đó, tình cảm vợ chồng càng thêm gắn bó, giảm thiểu tối đa nguy cơ cho các tật xấu ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng.

Tóm lại, câu trả lời tốt nhất ở đây là cả hai cùng giữ.

Sở hữu ngay Tài khoản thanh toán Timo

Chỉ với 2 phút đăng ký trên điện thoại

Miễn phí hoàn toàn phí chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, gửi tiết kiệm

Mở tài khoản ngân hàng online miễn phí, dễ dàng

Hạn mức rút tiền mặt không giới hạn, chuyển khoản tối đa 1,5 tỷ VND

Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Giao dịch ngân hàng dễ dàng mỗi ngày với Tài khoản thanh toán Timo!

7 lời khuyên của các chuyên gia, cởi mở thoả thuận cách quản lý tài chính trong gia đình

#1 Công khai thu nhập

Ngoài thu nhâp hang tháng, còn có những khoản thu bất ngờ như thưởng hay công việc làm them. Những khoản này người kia không thể biết được 100% nên không khó để làm quỹ đen. Nhưng tốt nhất là luôn công khai những khoản này, qua đó vợ chồng cùng biết để tích lũy và sử dụng tài chính hiệu quả hơn.

#2 Cần có một khoản dự phòng nho nhỏ

Khoản tiết kiệm nhỏ này rất hữu ích khi mà gia đình, con cái bất ngờ cần đến như tiền mừng hay trong trường hợp ốm đau. Lúc đó gia đình vẫn có thể xoay sở được mà không làm ảnh hưởng tới việc chi tiêu hàng ngày.

#3 Theo dõi ngân sách thu, chi từng tuần, từng tháng

Việc này không phải là chi li trong đời sống mà nó là kinh nghiệm thực tế để mỗi gia đình điều tiết được tài chính một cách hiệu quả hơn.

#4 Không nên cố định chi tiêu hàng tháng, phải linh hoạt nhất là những tháng có phát sinh

Trong chi tiêu hang ngày, cần có sự cân đối theo thời giá thị trường, vì lương không tăng, trong khi giá cả biến đổi gằng ngày, nên bắt buộc phải linh hoạt, nhưng trên tinh thần cân đong đo đếm cẩn thận.

#5 Cần có khoản tiết kiệm

Khoản tiết kiệm có thể nhỏ nhưng rất cần để làm đảm bảo khi về già. Có nhiều cách như mỗi tháng dành một khoản trong thu nhập của hai vợ chồng để gửi tiết kiệm, hoặc mua bảo hiểm

#6 Mỗi người vẫn cần có tài khoản riêng biệt nhằm chi tiêu cá nhân

Tài khoản này nên được phải công khai, thống nhất trên một số nguyên tắc nhất định mà cả hai cùng đồng thuận sau khi đã chi cho các khoản chi hàng tháng và các khoản tiết kiệm bắt buộc. Chúng sẽ dành cho chi tiêu cá nhân như gặp gỡ bạn bè, tiếp khách của mình, phụ giúp gia đình

#7 Phải giải quyết ngay những bất đồng về tài chính

Trong cuộc sống hàng ngày không thể tránh khỏi những bất đồng giữa các thành viên trong gia đình về một vấn đề nào đó như chi tiêu cho cá nhân không hợp lý, minh bạch, cái gì cần được ưu tiên. Do vậy cần có sự trao đổi và thống nhất rõ ràng về tài chính giữa các thành viên trong gia đình trên nguyên tắc bình đẳng và cùng sẻ chia.

Tài chính thường là nguyên nhân khiến cho hôn nhân đổ vỡ nhưng chỉ cần vợ chồng cởi mở trao đổi và tin tưởng nhau thì vấn đề nhạy cảm này không thể thể làm rạn nứt tình cảm vợ chồng được.