Cách tăng doanh thu và lợi nhuận kế toán năm 2024

(ĐTCK) Để ngăn chặn những tác động tiêu cực của việc làm sai lệch giá trị, các DN cần có ý thức cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch cho NĐT.

Theo các chuyên viên kiểm toán và kế toán, việc DN làm sai lệch sự thật trong báo cáo tài chính có thể được thực hiện bằng một số thủ thuật, mà về cơ bản là không trái với các chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng như quốc tế.

Thứ nhất, DN có thể tăng doanh thu và lợi nhuận thông qua việc thực hiện giao dịch vào cuối kỳ kế toán với khách hàng mà không yêu cầu khách hàng thanh toán ngay (do được chiếm dụng vốn nên họ sẵn sàng chấp nhận). Giao dịch này được thừa nhận như là bán hàng trả chậm, chứ không phải là bán hàng qua đại lý và nghiễm nhiên làm tăng doanh số và lợi nhuận của DN trong kỳ. Thủ thuật này thực tế là việc chuyển doanh thu và lợi nhuận của kỳ sau sang kỳ báo cáo.

Thứ hai, DN sử dụng chính sách giá buộc khách hàng tự nguyện tăng doanh số trong kỳ bằng việc thông báo sẽ tăng giá vào đầu năm tài chính năm sau. Khách hàng sẽ phản ứng lại bằng việc sẵn sàng "ôm" sản phẩm của DN để chờ tăng giá. Tuy nhiên, việc này chỉ có thể áp dụng với các sản phẩm đang được ưa chuộng và có tính khan hiếm hoặc hàng hoá thiết yếu.

Thứ ba, ghi nhận trước doanh thu và lợi nhuận đối với các hoạt động có thời gian dài. Thủ thuật này thường được áp dụng trong các DN xây dựng. Doanh thu sản phẩm cung cấp phải mất nhiều năm DN được phép ghi nhận định kỳ (như hợp đồng xây dựng) dựa trên ước tính chủ quan của DN thực hiện biên bản nghiệm thu là DN tiến hành viết hoá đơn và ghi nhận doanh số cũng như lợi nhuận. Thời gian thi công kéo dài suốt nhiều năm tài chính là cơ sở để thực hiện thủ thuật này. DN có thể chuyển doanh thu và lợi nhuận từ năm sau về năm hiện tại và ngược lại.

Thứ tư, lợi dụng các ước tính kế toán. Bằng cách lợi dụng các ước tính kế toán như: các khoản dự phòng, chi phí trả trước, chi phí trích trước và khấu hao tài sản cố định, DN có thể tăng hoặc giảm chi phí theo ước muốn chủ quan để có được con số lợi nhuận mong muốn. Cụ thể: với khấu hao, theo luật định, danh mục tài sản cố định tại DN buộc phải thực hiện khấu hao trong khoảng thời gian nhất định và đây là cơ sở để lựa chọn nhằm tăng hoặc giảm chi phí có thể với chi phí khấu hao; với các khoản dự phòng phải thu, DN được lập dự phòng với các khoản phải thu quá 3 tháng, nhưng quá trình kinh doanh sẽ luôn tạo một nguồn vốn gối đầu mà DN bị chiếm dụng với khách hàng quen thuộc của mình, vì vậy DN có thể ghi nhận các khoản thanh toán công nợ trong các giao dịch gần đây cho các lần mua hàng gần nhất và lần mua hàng xa hơn sẽ được quy vào nợ phải thu khó đòi và lập dự phòng.

Một thủ thuật khác cũng rất đáng lưu ý là việc cắt giảm các chi phí hữu ích như chi phí nghiên cứu và phát triển, quảng cáo, duy tu bảo dưỡng thiết bị… cũng là một cách có thể làm tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, vì các chi phí này có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của DN về lâu dài, nên sử dụng giải pháp này đồng nghĩa với các việc hy sinh các khoản lợi nhuận tiềm năng trong tương lai.

Trong một số tình huống, khi lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh chính không đem lại kết quả như mong muốn, để tăng lợi nhuận, DN có thể bán các khoản đầu tư sinh lời. Động thái này thường được ví như "gặt lúa non". Vì thế, áp dụng biện pháp trên có nghĩa là DN tự bỏ qua tiềm năng sinh lợi lớn từ các khoản đầu tư này trong những năm tiếp theo.

Các thủ thuật trên nhằm làm gia tăng doanh số và lợi nhuận trong kỳ chắc chắn không thể bền lâu. Việc liên tục phải mượn doanh thu của các kỳ sau để đáp ứng được kỳ vọng của NĐT hay vì một mục đích riêng nào đó cuối cùng sẽ gây sức ép mạnh mẽ lên kỳ vọng tăng trưởng và càng về sau càng khó thực hiện. Dù áp dụng thủ thuật nào, về lâu dài đều không có lợi cho NĐT cũng như cho chính DN. Xét trên phạm vi toàn xã hội, hậu quả còn nặng nề hơn, vì bê bối tài chính của một DN không chỉ ảnh hưởng đến riêng DN đó, mà còn làm xói mòn lòng tin của NĐT đối với thị trường. Để ngăn chặn những tác động tiêu cực của việc làm sai lệch giá trị, các DN cần có ý thức cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch cho NĐT. Bên cạnh đó, NĐT cũng cần tỉnh táo để không đẩy mọi việc đi quá xa ngoài tầm kiểm soát.

Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc tăng lợi nhuận mà không cần tăng doanh số chưa? Liệu điều đó có khả thi hay không? Câu trả lời là CÓ, điều đó hoàn toàn có thể làm được, nếu bạn nắm vững công thức & các thành tố tạo nên công thức P/L của một Brand. Để tiếp tục series bài viết về Tài chính ứng dụng, trong bài viết này, Cask sẽ chia sẻ cùng bạn những phương thức giúp cải thiện kết quả tài chính, tăng lợi nhuận dựa vào việc am hiểu cấu trúc P/L của Brand; ưu điểm của các biện pháp này là không tác động hay ảnh hưởng nhiều đến chiến lược Marketing/vận hành của doanh nghiệp mà tập trung tối ưu hóa các nhân tố tài chính.

Thông thường khi muốn tăng lợi nhuận, dân Marketing và Sales sẽ nghĩ ngay đến việc tăng doanh số: bán nhiều hàng hơn thì lợi nhuận sẽ nhiều hơn. Đó là một cách tuyệt vời, tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể làm được dễ dàng – vì:

  1. Có thể bạn phải đầu tư nhiều hơn để mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm mới, nâng cấp đội ngũ bán hàng...
  2. Chưa có cơ hội thị trường rõ rệt để tăng doanh số hay rủi ro cao.
  3. Năng lực bán hàng hiện tại của doanh nghiệp bạn đã gần đạt mức tối đa.
  4. Áp lực cạnh tranh khốc liệt.

Chính những lý do trên là mặt trái của giải pháp tăng doanh số; tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng vẫn là lợi nhuận, khi không thể tăng doanh số, bạn hoàn toàn có thể vận dụng những biện pháp khác dựa vào công thức P/L của Brand; vậy P/L là gì và gồm những thành tố nào?

P/L là viết tắt của Profit – Lợi nhuận & Loss – Khoản lỗ; đây là công thức tính toán kết quả tài chính của một Brand hay một doanh nghiệp sau một giai đoạn kinh doanh nhất định. Chính công thức này sẽ cho bạn biết về mặt tài chính, lợi nhuận của bạn đến từ đâu, những biến số nào tác động đến lợi nhuận. Thông thường, công thức P/L của một doanh nghiệp như sau:

  • GSV (Gross Sales Value - doanh thu gộp) = Giá niêm yết x số lượng sản phẩm bán ra
  • Gross to Net: chênh lệch doanh thu gộp/thuần; gồm tất cả các khoản chiết khấu phải trả cho khách hàng & nhà bán lẻ = NSV (Net Sales Value - doanh thu thuần)
  • COGS (Cost of Goods Sold - giá vốn hàng bán): đây là chi phí dùng vào việc sản xuất ra sản phẩm bán cho người tiêu dùng = GP – Gross Profit: lợi nhuận gộp
  • A&P (Advertising & Promotion): chi phí quảng cáo & Promotion dùng để quảng bá thương hiệu & sản phẩm
  • PBO (Profit Before Overheads): lợi nhuận chưa trừ chi phí chung
  • Overheads: chi phí chung; đây là các chi phí vận hành, không đóng góp trực tiếp cho việc tạo ra sản phẩm: chi phí nhân viên, khấu hao, thuê nhà xưởng... = OP – Operating Profit (lợi nhuận vận hành)

Đọc thêm: P&L – KHÔNG CHỈ LÀ BÁO CÁO LỜI LỖ

Công thức P/L của một Brand sẽ có đôi chút khác biệt, tuy nhiên, nó vẫn giống về cốt lõi với công thức trên. Dựa vào công thức trên, chúng ta sẽ rút ra được những định hướng chính giúp tăng lợi nhuận mà không cần tăng doanh số như sau:

  • Tăng doanh thu gộp – GSV: như trình bày ở trên, ta có GSV = giá niêm yết x doanh số; do doanh số giữ nguyên nên chúng ta có thể tăng doanh thu gộp bằng cách nâng giá bán sản phẩm. Hẳn nhiên, việc tăng giá không phải là biện pháp dễ dàng bởi nó tác động trực tiếp đến túi tiền lẫn tâm lý người tiêu dùng; tuy nhiên, bạn vẫn có thể tăng giá khi mức giá của bạn đang thấp so với các đối thủ cùng phân khúc trong ngành. Khi đó, tăng giá là giải pháp hợp lý & ít rủi ro.

Nếu bạn bán ít nhất 2 sản phẩm hay SKUs, bạn có thể tăng doanh thu gộp bằng cách bán nhiều hơn các sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao và bán ít hơn các sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận thấp; trong khi tổng doanh số các sản phẩm vẫn không đổi.

  • Giảm Gross to Net: bạn có thể cải thiện lợi nhuận bằng cách giảm các khoản chiết khấu cho khách hàng & nhà bán lẻ; biện pháp này tùy thuộc rất nhiều vào sức mạnh thương hiệu của bạn.
  • Giảm giá vốn hàng bán: để giảm giá vốn hàng bán, bạn cần rà soát lại toàn bộ quy trình sản xuất & Logistic để phát hiện những cơ hội giảm chi phí; sau đây là một vài ví dụ gợi ý:

- Giảm chi phí bao bì, đóng gói: chọn loại thùng carton nhẹ hơn, chọn loại vật liệu đóng gói rẻ hơn, mua số lượng lớn để được mức giá rẻ...

- Giảm chi phí vận chuyển: sử dụng bao bì của chính hãng vận chuyển, bố trí nhà kho ở gần khách hàng…

- Tăng năng suất: đầu tư vào công nghệ sản xuất, quản lý nhân sự…

  • Giảm chi phí A&P: nếu công ty bạn có nhiều chi nhánh tại nhiều địa phương, khu vực… bạn có thể phối hợp các chi nhánh cùng thực hiện hoạt động A&P – chẳng hạn: các chi nhánh cùng hợp tác với một Agency; hoặc sản xuất 1 video clip quảng cáo dùng chung cho mọi chi nhánh…
  • Giảm chi phí chung: các khoản chi phí chung gồm nhiều loại khá đa dạng và cách giảm chi phí cũng tương tự như trên.

Đến đây, bạn đã nắm được công thức tính P/L cũng như cách áp dụng P/L để rà soát và cắt giảm các chi phí về sản xuất & Logistic, qua đó tăng lợi nhuận mà không cần phải tăng doanh số. Nếu được áp dụng hợp lý, công thức P/L có thể giúp bạn cải thiện hiệu quả kinh doanh một cách khéo léo.

Tham khảo Khóa học “Finance for Non-Finance Managers” nhằm trang bị năng lực hiểu các loại chi phí của Marketing, Trade Marketing & Sales dưới lăng kính của người quản lý tài chính, nắm vững các công cụ quan trọng giúp tối ưu hoá lợi nhuận sản phẩm, các nhóm sản phẩm và toàn bộ doanh nghiệp, quản lý tài chính để xây dựng ngân sách Marketing, Trade Marketing và mở rộng kênh phân phối, thiết kế được Business Case tài chính trước khi tung sản phẩm mới.

► Thời lượng: 2 ngày (4 buổi)

► Khai giảng ngày: 20/04/2024

► Hình thức học:

  • Offline tại Cask Academy - 102C Cống Quỳnh, quận 1, TP.HCM
  • Online: Microsoft Teams (Ưu đãi 30% học phí)

5 “lỗ hổng mất tiền” khi vận hành hệ thống phân phối

Xây dựng & vận hành kênh hệ thống phân phối trơn tru luôn là mơ ước của mọi doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, phần lớn doanh nghiệp hay bị “mất tiền” trong quá trình vận hành kênh phân phối vì 5 lí do hàng đầu dưới đây. Tập trung cải thiện tốt 5 lí do sau sẽ giúp hàng hóa luân chuyển hiệu quả & chi phí được kiểm soát chặt.

Xem thêm

5 định hướng chiến lược thiết kế & vận hành hệ thống kênh phân phối (Phần 1)

Thiết kế hệ thống phân phối là 1 công việc rất phức tạp, đòi hỏi tư duy chiến lược cao & am hiểu cả chiến lược của Brand, Trade Marketing & Business vì hệ thống phân phối là đường dẫn kết nối giữa sản phẩm & shopper / consumer.

Xem thêm

5 nguyên tắc thiết kế dịch vụ trải nghiệm khách hàng (Service Prototyping)

Ngày nay, trải nghiệm dịch vụ trở thành yếu tố không thể tách rời trong hành trình mua sắm khách hàng (Consumer Journey). Khách hàng đòi hỏi ngày càng cao, họ trả tiền cho 1 món hàng không đơn thuần vì giá trị của sản phẩm vật chất mà bao gồm luôn các dịch vụ trải nghiệm có liên quan trong quá trình mua hàng (hoặc sau khi mua hàng).

Xem thêm

7 tips giúp review kế hoạch kinh doanh 2018 hiệu quả

Một năm qua, bạn đã đầu tư một lượng lớn ngân sách và nhân lực để triển khai các kế hoạch kinh doanh, nhưng chúng lại không thực sự hiệu quả như mong đợi, dẫn đến một số thất bại trong kinh doanh. Đây chính là cơ hội để bạn phân tích lại những thành công và hạn chế của năm cũ nhằm hiểu rõ hơn điều cần thay đổi và điều nên duy trì cho doanh nghiệp thông qua 7 tips dưới đây.

Xem thêm

Tại sao lại cần Tiếp thị đa kênh?

Liệu khách hàng của mình trải qua những bước gì khi tiến hành mua một sản phẩm? Họ mất bao lâu từ lần viếng thăm đầu tiên đến khi ra quyết định mua hàng? Hành trình đó được diễn ra ở những kênh nào? Đây là những câu hỏi mà chủ doanh nghiệp cần trả lời để tiếp cận khách hàng một cách toàn diện ngày nay. Hay nói cách khác là những câu hỏi cơ bản để đưa ra một chiến lược tiếp thị đa kênh đúng đắn cho doanh nghiệp.

Xem thêm

Bộ 3 báo cáo tài chính chủ doanh nghiệp thường xuyên nhầm lẫn

Tiền mặt, tài sản và lợi nhuận là một thứ hay ba thứ hoàn toàn khác nhau? Nói một cách tổng quát, mỗi yếu tố trong ba yếu tố trên đều có một vai trò khác nhau khi phân tích hiệu quả tài chính của một doanh nghiệp, cần phải được nhìn nhận một cách tách bạch để tránh những nhầm lẫn không đáng có.

Chủ đề