Cách tập vật lý trị liệu ngón tay lò xo

Ngón tay lò xo là bệnh thường gặp ở những tuổi trung niên, phụ nữ thường gặp hơn nam giới. Bệnh mang tính đặc thù nghề nghiệp, thường gặp ở những người làm nghề phải sử dụng ngón tay nhiều như giáo viên, nhân viên văn phòng, người hay đánh máy, chơi golf, chơi tennis

Phục hồi chức năng hội chứng ngón tay lò xo

I.Đại cương

Đây là loại bệnh lý viêm gân thường gặp, viêm bao gân gấp ngón tay phì đại và quá sản sủn sợi ở bề mặt tiếp xúc của gân và bao gân làm cho bao gân dày lên hình thành cục xơ ở gân làm chít hẹp đường hầm của gân. Sự chít hẹp làm gân di truyển khó khăn và nhiều khi bị kẹt khiến ngón tay không cử động được và do lực duỗi ngón tay thường yếu hơn không thắng được tắc nghẽn này nên ngón tay thường ở tư thế gấp (có nơi gọi là ngón tay cò súng). Nếu cứ duỗi thụ động thì sẽ nghe thấy tiếng bật

II. Chẩn đoán

1.Các công việc chẩnđoán

1.1.Hỏi bệnh:Hỏi bệnh nhân thường xuất hiện đau ở gốc ngón tay tại vị trí bao gân bị đau? Đôi khi bệnh nhân khó cử động ngón tay.

1.2.Khám lâm sàng và lượng giá chức năng

Những triệu chứng đau và khó gập hoặc duỗi ngón tay, nặng hơn vào buổi sáng sau khi ngủ dậy,ban ngày học tập và làm việc triệu chứng có giảm nhiều.

Khi làm động tắc gập-duỗi ngón tay bệnh nhân cảm nhận được tiếng bật. Ngón tay có thể không duỗi thẳng hoặc không gấp được ngón tay mặc dù bệnh nhân cố gắng hết sức(thường là để quá lâu không điều trị).

Giai đoạn sớm bệnh nhân có thể có sưng đau.

Sờ dọc gân gấp có thể sờ thấy hạt sơ nhỏ, cục sơ có thể di động theo động tác gấp-duỗi ngón tay.

1.3.Các chỉ định cận lâm sàng

Chụp X-Quang quy ước:Rất hiếm khi có tổn thương trên X-Quang

Các xét nghiệm cơ bản.

Xét nghiệm máu lắng.

2.Chẩn đoán xác định

Dựa và triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng

3.Chẩn đoán phânbiệt

Viêm khớp màng ngón tay: Đau vùng gốc ngón tay nhưng có dấu hiệu ngón tay lò xo (thường sưng, nóng, đỏ, đau nhiều khớp bệnh cảnh của viêm khớp dạngthấp).

Giai đoạn sau liệt co cứng DUYPUYTREN (thường bị co cứng các ngón tay ở cả 2 bàn tay do sơ hóa giải cân bàntay).

4.Chẩn đoán nguyên nhân

Rất khó chẩn đoán nguyên nhân chủ yếu dựa vào các nguyên nhân của bệnh viêm gân.

III. Phục hồi chức năng và điều trị

1.Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị

Giảm đau chống viêm gân gấp

Giải phóng tình trạng tắc nghẽn bao xơ gân gấp.

Trả lại chức năng ngón tay.

2.1.Giai đoạn có viêm gân gấp: Chườm lạnh, tập thụ động, chủ động ngón tay có triệu chứng ngày 3lần.

2.2.Giai đoạn không còn viêm

Dùng nhiệt nóng, dùng phương pháp điện phân dẫn thuốc

Sóng ngắn điềutrị.

Tập gập duỗi ngón tay nhiều lần theo tầm khớp đốt ngón tay hoặc khớp bàn ngón.

Tập kéo dãn gân gấp sau khi đã điều trị nhiệt nóng.

3.Thuốc điều trị

Thuốc chống viêm không steroid

Thuốc tiêm Corticoid tại chỗ đau.

4.Các điều trị khác

Khi điều trị nội khoa không có kết quả, người ta có thể điều trị ngoại khoa để giải phóng các sơ hóa chèn ép gân gấp.

IV. Theo dõi và tái khám

Tránh các yếu tố có nguy cơ cao có thể gây nên bệnh lý trên : các nguy cơ viêm khớp dạng thấp, điều trị cơ bản khi được phát hiện bệnh. Tránh các vi chấn thương hoặc chấn thương trực tiếp vùng ngón tay.

Video liên quan

Chủ đề