Cách trị hôi miệng ở trẻ em

Hôi miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa, dạ dày hay thiếu vi chất.... Sau đây là một trong những nguyên nhất phổ biến nhất các mẹ có thể lưu ý:

1. Nguyên nhân từ răng miệng

- Vệ sinh răng miệng chưa tốt: có nhiều vị trí trong miệng như bề mặt của răng, rãnh giữa răng và nướu, các gai trên bề mặt của lưỡi, là nơi thức ăn dễ bị mắc kẹt và các vi sinh vật phản ứng với thức ăn gây ra mùi hôi. Trẻ thường chưa có thói quen đánh răng hoặc chưa biết đánh răng đúng cách, cha mẹ nên là người hướng dẫn và theo dõi việc vệ sinh răng miệng của trẻ để tránh tình trạng này.

- Sâu răng và áp xe răng: Chỗ răng sâu là môi trường cho sự phát triển của vi sinh vật kèm với việc tích tụ thức ăn gây ra hôi miệng. Để trẻ hết hôi miệng do sâu răng và áp xe răng thì bắt buộc phải đưa trẻ đến gặp nha sỹ để xử lý những vị trí răng sâu.

- Bệnh nha chu (viêm nướu răng): Loại bỏ mảng bám răng không đúng cách và vệ sinh răng miệng kém sẽ gây ra viêm nướu răng và làm hôi miệng.

- Lệch khớp cắn: răng bên ngoài vòm răng, răng chen chúc do hàm nhỏ … có thể làm trầm trọng thêm chứng hôi miệng. Vì lý do này, nhiều trẻ em hoặc cả người lớn, mặc dù không bị sâu răng, nhưng bị hôi miệng do răng bị lệch hoặc sâu răng nhỏ giữa các kẽ răng.

- Khô miệng: Bình thường, chúng ta thở bằng mũi, và trong miệng luôn được "giữ ẩm" và "rửa" sạch bởi nước bọt. Khi thở bằng miệng (nghẹt mũi) hoặc ngáy khi ngủ, hoặc ở trẻ em em thường xuyên mút ngón tay hoặc sử dụng "ti giả",  nước bọt bị "bay hơi" và miệng bị khô, vi sinh vật sẽ phát triển nhanh hơn và gây ra hôi miệng.

Trẻ em hay mút ngón tay thường bị hôi miệng

2. Nguyên nhân bệnh lý

- Dị vật trong mũi: Trẻ em thường hay tò mò và thử những điều mới lạ. Do đó, trẻ có thể nhét một vật lạ vào mũi, ví dụ như một hạt đậu, một mảnh đồ chơi nhỏ … và "để quên", có thể gây ra nhiễm trùng trong mũi và gây ra hôi miệng.

- Amidan: Các hốc rãnh trong amidan (đặc biệt ở những trẻ thường hay bị viêm amydan mủ, amidan phì đại) là nơi dễ bị tích tụ thức ăn, sữa, bánh kẹo … sẽ gây ra mùi cực kỳ "khó chịu" trong miệng.

- Các bệnh lý đường hô hấp: như viêm xoang, hen suyễn và phì đại VA (sùi vòm mũi họng) là những nguyên nhân phổ biến khác gây ra chứng hôi miệng ở trẻ em.

- Các bệnh lý khác: tiểu đường, viêm dạ dày, suy thận, bệnh lý gan và ung thư miệng rất hiếm gặp ở trẻ em.

Tuy nhiên, nếu đã loại trừ các nguyên nhân gây hôi miệng khác nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề hoặc bé có các biểu hiện của bệnh lý, thì nên được khám và kiểm tra.

3. Thuốc

Có một số loại thuốc gây khô miệng như: thuốc kháng histamine, thuốc an thần, thuốc nhóm bệnh thần kinh có tác dụng làm giảm sản xuất nước bọt, làm khô miệng và gây hôi miệng.

Sử dụng kháng sinh không phù hợp và quá mức có thể gây mất vi khuẩn có lợi trong miệng; tạo cơ hội cho nấm miệng phát triển. Sử dụng kháng sinh trong hơn một tháng có thể dẫn đến hôi miệng ở trẻ em.

4. Chế độ ăn uống

Một số thực phẩm có mùi như tỏi, hành và một số loại gia vị mạnh, sau khi được tiêu hóa và hấp thu, các phân tử có mùi vào máu và được bài tiết dần qua phổi và hơi thở, gây hôi miệng.

Thực phẩm giàu protein như thịt đỏ, cá và phô mai sẽ làm trầm trọng thêm chứng hôi miệng. Bên cạnh đó, chế độ ăn ít carbohydrate cũng có thể làm tăng hôi miệng.

Các thức ăn cứng và khô như khoai tây chiên, đồ ăn vặt, kẹo và sô cô la có thể dính trong các rãnh răng, tạo thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, răng bị sâu và kèm theo hôi miệng.

Phòng ngừa và“giải quyết” tình trạng hôi miệng ở trẻ

- Vệ sinh răng miệng bao gồm đánh răng, làm sạch kẽ răng, mặt lưỡi, súc miệng, cho trẻ uống đủ nước, và điều trị viêm xoang được khuyến khích trong việc loại bỏ hôi miệng ở trẻ em.

- Nếu trẻ có thói quen mút ngón tay, nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước. Ti giả nên được khử trùng bằng nước sôi để loại bỏ vi khuẩn.

- Trẻ lớn hơn: nên chải răng hai lần một ngày bằng kem đánh răng có fluoride và lưỡi nên được làm sạch. Dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng.

- Một số loại trái cây và rau quả có thể được dùng để ức chế sự hình thành mảng bám và loại bỏ mùi hôi miệng như: cần tây, cà rốt, rau mùi tây, rau diếp, nấm, rau spina, táo, cam, chanh, quả sung, dâu tây và nho.

- Và uống đủ nước.

Tóm lại, trong hầu hết các trường hợp, hôi miệng ở trẻ em có thể phòng ngừa và điều trị được bằng các biện pháp đơn giản. Nhưng trong những trường hợp bệnh lý như viêm xoang, viêm amidan, bệnh lý đường hô hấp và tiêu hoá, cần phải được theo dõi và đưa trẻ đi khám nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng khác.

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Tin tức liên quan

Hôi miệng ở trẻ nhỏ là vấn đề nhiều bé thường gặp phải, đặc biệt là khi cha mẹ không quan tâm chăm sóc răng của của trẻ. Vậy trẻ bị hôi miệng do những nguyên nhân nào và cách điều trị ra sao? Bài viết dưới đây, Dược Liệu Ngọc Châu sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1.  Nguyên nhân khiến trẻ em bị hôi miệng 

  • Trẻ từ 2 tuổi trở lên lười đánh răng hoặc đánh không đúng cách sẽ kiến vụn thức ăn còn đọng lại. 
  • Bé sơ sinh dưới 18 tháng vệ sinh răng miệng không sạch sẽ: đối với những trẻ chưa biết tự sử dụng, cha mẹ không chú ý vệ sinh răng nướu cho bé hàng ngày
  • Trong chế độ ăn hàng ngày của bé có chứa nhiều hành, tỏi… cũng có thể khiến hơi thở bé có mùi
  • Khô miệng: Khi lượng nước bọt tiết ra không đủ, sẽ khiến vi khuẩn phát triển mạnh hơn và sinh ra mùi hôi.
  • Một số thói quen có hại của trẻ như nhét đồ chơi, thức ăn vào mũi khiến niêm mạc mũi bị tổn thương, dẫn đến bội nhiễm.
  • Bé bị sâu răng, viêm nướu, cao răng nhiều… là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây mùi khó chịu trong khoang miệng. 
  • Nguyên nhân do một số bệnh lý viêm đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi, viêm amidan, viêm xoang…
  • Sau khi tiến hành phẫu thuật amidan, vùng cắt sẽ có mùi hôi khó ngửi nhưng tình trạng này sẽ hết sau khoảng vài tuần. 

2. Cách trị hôi miệng cho bé 

2.1. Súc miệng bằng nước muối 

Nước muối có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây mùi. Do đó, cha mẹ có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối 2 – 3 lần/ngày, để đẩy lùi các tác nhân gây mùi và mang đến hơi thở thơm mát hơn. 

2.2. Dùng chanh và muối 

Hỗn hợp nước chanh và muối có tính sát khuẩn cao, đồng thời có chứa các thành phần dưỡng chất giúp răng lợi chắc khỏe hơn. Do đó, cha mẹ có thể pha hỗn hợp nước cốt chanh với một chút muối và cho bé súc miệng. 

Tuy nhiên, trong chanh có chứa nhiều axit, có thể làm mòn men răng nếu dùng quá nhiều. Do đó, cha mẹ chỉ nên áp dụng cách này cho bé 2 – 3 lần/tuần. 

2.3. Dùng mật ong và bột quế

Bột quế có tác dụng loại bỏ các tác nhân khiến hơi thở có mùi hôi. Kết hợp với mật ong có tính sát khuẩn sẽ giúp cải thiện vấn đề này ở trẻ. Cha mẹ chỉ cần pha mật ong với bột quế theo tỉ lệ 1:1. Sau đó cho bé súc khoảng 3 – 5 phút rồi nhổ bỏ. Cuối cùng làm sạch răng nướu bằng nước sạch.

2.4. Rau mùi tàu

Dùng rau mùi tàu để sắc nước cho trẻ súc miệng cũng là cách giúp khử mùi hôi hiệu quả. Cha mẹ chỉ cần dùng một nắm mùi tàu rửa sạch, sắc với nước cho đến khi thu được nước thuốc đặc. Đợi hỗn hợp nguội thì cho bé dùng hàng ngày. 

2.5. Điều trị nha khoa 

Trong trường hợp miệng trẻ có mùi do các bệnh nha khoa như viêm nướu, sâu răng, viêm tủy… thì cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở nha khoa để được thăm khám và điều trị. Khi bệnh lý được chữa khỏi, hơi thở của bé cũng sẽ trở nên dễ chịu hơn. 

2.5. Chữa trị các bệnh nhiễm trùng

Đối với một số bệnh nhiễm trùng sinh ra mùi khó chịu như viêm amidan, viêm họng… cha mẹ cũng cần phải tiến hành chữa bệnh để loại bỏ mùi trong miệng của trẻ. Tránh trường hợp chủ quan khiến bệnh nặng và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác. 

3. Cách ngăn ngừa trẻ bị hôi miệng 

3.1. Dùng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trẻ em 

Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trẻ em dành cho các bé từ 2 – 6 tuổi

Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trẻ em được chiết xuất từ các vị dược liệu tự nhiên và bổ sung thêm vitamin giúp nuôi dưỡng răng nướu chắc khỏe. Sản phẩm này có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, giúp làm sạch răng và hỗ trợ loại bỏ các mảng bám trên bề mặt răng. Nhờ đó góp phần ngăn ngừa các tác nhân gây hôi miệng hiệu quả. 

Ngoài ra, sản phẩm còn có tác dụng giúp ngăn ngừa một số bệnh lý về răng nướu như sâu răng, viêm lợi, nhiệt miệng, chảy máu chân răng rất tốt. 

3.2. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ 

Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ vệ sinh răng nướu sạch sẽ, để loại bỏ hoàn toàn các vụn thức ăn. Từ đó giúp ngăn ngừa hôi miệng và nhiều bệnh lý về răng lợi khác. 

3.3. Hạn chế ăn các thực phẩm có mùi 

Cha mẹ nên hạn chế cho bé ăn các thực phẩm có mùi như hành, tỏi…. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng thở ra có mùi. Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế các thực phẩm giàu protein như thịt, phô mai vì có thể khiến vấn đề này nghiêm trọng hơn. 

3.4. Uống nhiều nước

Uống đủ nước sẽ giúp duy trì sự ổn định của hoạt động tiết nước bọt, tránh bị khô miệng. Từ đó giúp ngăn ngừa vấn đề hơi thở có mùi hiệu quả. 

Như vậy, bài viết đã giúp cha mẹ hiểu rõ về vấn đề trẻ bị hôi miệng, cũng như cách chữa trị và phòng ngừa bệnh lý này. Cha mẹ có thể chọn phương pháp phù hợp nhất để mang lại hơi thở thơm tho, dễ chịu cho bé.

Nguồn tham khảo / Source

Dược Liệu Ngọc Châu chỉ sử dụng các nguồn có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

//kidshealth.org/en/kids/bad-breath.html

Video liên quan

Chủ đề