Cách trị lông mọc ngược ở nách

Tìm hiểu chung

Lông mọc ngược là tình trạng gì?

Lông mọc ngược là tình trạng lông cuộn dưới da và đi vào bên trong da thay vì ra bên ngoài. Tình trạng này có thể gây viêm, đau và những vết sưng nhỏ ở vùng da đã mất lông.

Lông mọc ngược là tình trạng phổ biến và thường do việc cạo lông gây ra. Nam giới thường xuất hiện tình trạng này ở những khu vực có râu, bao gồm phần cằm, má và đặc biệt là cổ hoặc trên da đầu nếu họ cắt tóc. Ở phụ nữ, các khu vực phổ biến nhất xuất hiện lông mọc ngược ở chân, nách, mu.

Thông thường, tình trạng này không nghiêm trọng và không cần điều trị, nhưng bạn có thể thấy khó chịu và xấu hổ vì chúng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tránh việc lông mọc ngược bằng cách không cạo. Nếu không được, bạn có thể sử dụng các phương pháp tẩy lông để làm giảm nguy cơ xuất hiện các sợi lông mọc ngược. Lông mọc dưới da mãn tính có thể dẫn đến:

  • Nhiễm khuẩn (do bị trầy xước);
  • Da sạm (tăng sắc tố);
  • Sẹo vĩnh viễn (sẹo lồi);
  • Bướu dao cạo.

>>> Xem thêm: Các cách triệt lông vĩnh viễn an toàn, hiệu quả lâu dài

Triệu chứng thường gặp

Những triệu chứng và dấu hiệu của tình trạng lông mọc ngược là gì?

Các triệu chứng phổ biến của lông mọc ngược bao gồm:

  • Bướu nhỏ, rắn và tròn;
  • Mụn mủ;
  • Da sạm (tăng sắc tố);
  • Đau;
  • Ngứa;
  • Lông chìm.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

>>> Đọc thêm: Triệt lông vĩnh viễn: Những lưu ý nào khi triệt lông?

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ những dấu hiệu sau đây:

  • Lộng mọc ngược mạn tính. Bác sĩ có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng này;
  • Lông mọc nược ở phụ nữ do lông tăng trưởng quá mức (rậm lông). Bác sĩ có thể xác định xem rậm lông có phải là do nội tiết tố nữ bất thường hay không, chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng lông mọc ngược?

Bất cứ ai cũng có thể bị lông mọc ngược, nhưng tình trạng này thường gặp phổ biến hơn ở những người có lông rất xoăn hoặc thô. Da chết có thể làm tắc nghẽn nang lông và khiến lông phải mọc vào bên trong thay vì ra bên ngoài như bình thường.

Ngoài ra, những người có nồng độ hormone giới tính cao có thể khiến lông tăng trưởng quá mức, làm chúng mọc ngược vào trong, đặc biệt là sau khi cạo.

Nhiều người Mỹ gốc Phi, châu Mỹ La Tinh và những người có lông/tóc dày hoặc xoăn mắc phải tình trạng giả viêm nang lông, tập hợp các vết sưng ở khu vực sau khi cạo, wax lông.

Bạn cũng có thể bị lông mọc ngược ở vùng kín nếu:

  • Kéo căng làn da khi cạo: điều này cho phép lông đi lại vào da và không phát triển ra ngoài;
  • Nhổ lông: hành động này có thể để lại một đoạn lông dưới bề mặt da.

Cách trị lông mọc ngược ở nách

Khi lông đi vào trong, làn da sẽ phản ứng như tiếp xúc với dị vật và gây ra tình trạng viêm.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải tình trạng lông mọc người?

Lông mọc ngược là tình trạng sức khỏe rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng lông mọc ngược?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này. Lông xoăn là chính là yếu tố nguy cơ chính khiến cho lông mọc vào trong.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán lông mọc ngược?

Bác sĩ có thể chẩn đoán lông mọc ngược bằng cách nhìn vào làn da và cùng bạn thảo luận về những thói quen loại bỏ lông.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng lông mọc ngược?

Một số cách trị lông mọc ngược: Bác sĩ có thể xem xét điều trị tình trạng này bằng laser, đây là phương pháp điều trị loại bỏ lông tóc ở mức độ sâu hơn và ức chế chúng phát triển trở lại. Bác sĩ cũng có thể kê toa 1 số loại thuốc nhất định để giúp kiểm soát tình trạng này, bao gồm:

  • Thuốc giúp loại bỏ tế bào da chết: retinoids bôi da, chẳng hạn như tretinoin (Renova®, Retin-A®, biệt dược khác), giúp làm sạch các tế bào chết trên da (tẩy da chết). Thuốc này có thể làm giảm tình trạng da dày lên và sạm ở người có làn da đen và dễ bị lông mọc ngược;
  • Kem giảm viêm: bác sĩ có thể chỉ định một loại kem steroid để điều trị tình trạng lông mọc ngược;
  • Kem bôi hoặc thuốc uống để kiểm soát nhiễm trùng: đối với nhiễm trùng nhẹ do gãi, bác sĩ có thể chỉ định một dạng thuốc mỡ kháng sinh. Đối với nhiễm trùng da nặng hơn, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh để uống.

Cách trị lông mọc ngược ở nách

>>> Bạn có thể quan tâm: 5 lý do gây ra tình trạng lông mọc ngược

Biện pháp ngăn ngừa lông mọc ngược

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng lông mọc ngược?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Nên cân nhắc triệt lông vĩnh viễn bằng phương pháp ánh sáng laser: Phương pháp này giúp loại bỏ lông an toàn nhưng không gây kích thích cho da nhạy cảm hơn tình trạng lông mọc ngược
  • Có thể sử dụng tẩy lông bằng hoá chất thay vì cạo lông
  • Rửa vùng da bị ảnh hưởng bằng khăn hoặc bàn chải lông mịn, cọ rửa bằng động tác xoay tròn. Thực hiện trước khi cạo lông và trước khi đi ngủ;
  • Sử dụng một cây kim vô trùng nhẹ nhàng loại bỏ lông mọc ngược;
  • Cạo bằng lưỡi dao đơn và sắc
  • Ngưng cạo, nhổ hoặc tẩy lông cho đến khi tình trạng đã cải thiện;
  • Làm ướt da với nước ấm trước khi cạo râu và thoa một loại gel bôi trơn;
  • Cạo cùng chiều với hướng lông/tóc phát triển;
  • Hạn chế cạo lông giúp làm giảm nguy cơ lông mọc ngược;
  • Dùng nước rửa sạch lưỡi dao sau mỗi lần cạo.
  • Đừng cạo quá mạnh, hãy để lại một chút râu nếu có thể;
  • Nếu sử dụng dao cạo điện, hãy giữ nó hơi cách bề mặt da;
  • Chườm một chiếc khăn mát sau khi cạo để làm giảm kích ứng.

>>> Tham khảo thêm: Chăm sóc da sau laser: Hiểu rõ để tránh bị tác dụng phụ cho làn da

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.