Cách trị nhức đầu ở bà bầu

Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi, chúng ta vẫn phải áp dụng những cách chữa đau đầu cho bà bầu để bảo vệ sức khỏe thai phụ và thai nhi.

Tại sao bà bầu bị đau đầu?

Chứng đau đầu ở thai phụ có nhiều nguyên nhân khác nhau. Đôi khi nó là biểu hiện thường gặp của một số bệnh từ thông thường đến phức tạp như cảm cúm, tim mạch hay thậm chí là tiền sản giật, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

  • Hormone nội tiết tố thay đổi khi mang thai là nguyên nhân chính dẫn đến chứng đau đầu ở bà bầu.
  • Tình trạng ốm nghén, căng thẳng và mệt mỏi cũng góp phần làm tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.
  • Bà bầu còn bị đau đầu do mắc chứng viêm xoang khi mang thai.
  • Ngoài ra, chế độ ăn uống không lành mạnh tác động không nhỏ đến hệ thần kinh của mẹ bầu.
Chứng đau đầu khi mang thai khiến nhiều bà bầu lo lắng

Ngoài ra, tùy vào thời gian mang thai, bà bầu có thể bị đau đầu do:

  • 3 tháng đầu tiên: Do sự thay đổi hormone, căng cơ, thay đổi vóc dáng, xáo trộn tuần hoàn máu ở cơ thể bà mẹ.
  • 3 tháng cuối: Do trọng lượng của thai nhi tăng lên, cản trở quá trình lưu thông máu lên não.

Một số yếu tố khác làm tăng chứng đau đầu ở bà mẹ là: stress, mệt mỏi, chế độ ăn uống quá nhiều caffein, thiếu ngủ, uống ít nước, đói, hạ đường huyết…

Nhiều bà mẹ xuất hiện chứng đau nửa đầu trong quý I của thai kỳ. Đau nửa đầu có biểu hiện đau nhói một bên đầu, kèm theo khó chịu khác như nôn hoặc buồn nôn.

Ảnh hưởng của chứng đau đầu khi mang thai đến mẹ bầu và thai nhi?

Chứng đau đầu khi mang thai thường “hành hạ” mẹ bầu vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Không ít mẹ bầu nghĩ rằng đây chỉ là triệu chứng bình thường và bỏ qua nhanh chóng.

Tuy nhiên, mẹ bầu có biết đau đầu thai kỳ báo hiệu nguy cơ tiền sản giật, biến chứng xảy ra đa số ở 3 tháng đầu mang thai.

Đi kèm với bệnh này, đó là chứng cao huyết áp, sưng phù cơ thể, thừa protein trong nước tiểu. Nếu không điều trị và cải thiện kịp thời, tình hình sẽ trở nên nguy hiểm khi mẹ bầu tiến về 3 tháng cuối.

Tác dụng phụ của đau đầu, mệt mỏi khi mang thai ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt, lối sống và cả chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu. Theo đó, sức khỏe của bầu và cả sự phát triển của thai nhi bị tác động không tốt.

Chứng đau đầu ở thai phụ có thể ảnh hưởng sức khỏe cả mẹ lẫn bé

Một số cách chữa đau đầu cho bà bầu hiệu quả, an toàn

Chỉ với một số giải pháp đơn giản cộng với chế độ luyện tập, nghỉ ngơi hợp lý, các mẹ bầu sẽ hết đau đầu nhanh chóng.

Đau đầu khi mang thai là một trong những triệu chứng thường gặp ở bà bầu trong thai kỳ. Bà bầu bị đau đầu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của cả hai mẹ con, giảm chất lượng cuộc sống của thai phụ, gây ảnh hưởng đến tinh thần, tính cách và cả trẻ sau sinh. Bài viết dưới đây giới thiệu một số liệu pháp tự nhiên rất an toàn, giúp giảm chứng đau đầu trong thai kỳ hiệu quả.

Bà bầu bị đau đầu – Nguyên nhân

Đau nửa đầu thường đi kèm đau vai gáy, đây là một triệu chứng tự nhiên của cơ thể trong thai kỳ.

Sự thay đổi hormone trong thai kỳ, khiến bà mẹ bầu dễ mệt mỏi, cáu gắt và rối loạn tuần hoàn máu lên não.

Sống trong môi trường ồn ào, hay thay đổi thời tiết đột ngột

Do sự lo lắng, căng thẳng và suy nghĩ nhiều trong thời gian mang bầu.

Thiếu máu làm Oxy lên não kém, dẫn đến tình trạng đau đầu

Mệt mỏi

Nghén

Chế độ ăn uống không hợp lý, quá nhiều caffein, hay để cơ thể bị đói, gây tác động đến hệ thần kinh.

Thiếu ngủ, thường xuyên hoạt động quá sức.

Uống ít nước.

Hạ đường huyết.

Bà bầu bị đau đầu – Một số cách chữa an toàn

Xem thêm:

Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc đau đầu kể cả có nguồn gốc thiên nhiên khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Nếu đau dữ dội và không thể giảm đau bằng các cách thức trên thì cần lập tức thăm khám bác sĩ để có những phương pháp trị bệnh tốt nhất.

Theo Procarevn.vn

Trong thời gian mang bầu, nhiều chị em phụ nữ phải đối mặt với tình trạng đau nhức đầu dai dẳng không khỏi. Tuy nhiên, mẹ bầu không thể tự ý sử dụng thuốc trị đau đầu bừa bãi, điều này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi. Bài viết sẽ mang tới một vài bí quyết trị đau đầu khi mang thai an toàn và hiệu quả.

1. Tại sao phụ nữ mang thai hay bị đau đầu?

Chắc hẳn nhiều người thắc mắc tại sao phụ nữ mang thai thường phải đối mặt với những cơn đau nhức đầu? Trên thực tế, hiện tượng này xảy ra với nhiều nguyên nhân khác nhau, để điều trị dứt điểm, chúng ta cần nắm được nguyên nhân gây bệnh. Trên cơ sở đó, mọi người sẽ áp dụng những bí quyết kiểm soát tình trạng đau đầu khi mang thai mà không cần dùng thuốc.

Hiện tượng đau đầu khi mang thai xảy ra khá phổ biến

1.1. Do những thay đổi tự nhiên trong thai kỳ

Một trong những lý do gây ra hiện tượng đau đầu ở phụ nữ mang thai là do hormone trong cơ thể thay đổi, nhất là trong những tháng đầu tiên của thai kỳ. Thông thường, trong giai đoạn đầu mang thai, chị em sẽ cảm nhận rõ cơn đau nửa đầu. Bên cạnh đó, chị em cũng hay buồn nôn, khó chịu trong người. Một số thống kê đã chỉ ra rằng gần 80% thai phụ phải đối mặt với vấn đề đau nhức đầu khi có thai. Sau ba tháng đầu, tình trạng đau đầu dần thuyên giảm và không ảnh hưởng quá nhiều tới sinh hoạt, sức khỏe của bạn.

Nếu bạn hay bị đau nhức đầu trong 3 tháng cuối của thai kỳ thì nguyên nhân chính là do sự gia tăng trọng lượng của em bé. Cụ thể, thai nhi càng phát triển thì quá trình lưu thông máu trong cơ thể người mẹ có thể chịu đôi chút ảnh hưởng. Chính vì thế máu truyền tới não không đều đặn như bình thường, gây ra hiện tượng đau nhức đầu.

1.2. Do bệnh lý

Các bác sĩ cũng cho biết hiện tượng đau đầu ở phụ nữ mang thai có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng, ví dụ như trầm cảm hoặc viêm xoang. Đối với phụ nữ ngoài 35 tuổi, khi mang thai, bạn nên theo dõi những triệu chứng bất thường. Nếu bị đau nhức đầu liên tục không khỏi, chúng ta nên chủ động đi khám, đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiền sản giật, đây là một tình trạng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, cần phải được tầm soát định kỳ và kiểm soát chặt chẽ nếu mắc phải.

Đau đầu khi mang thai có thể là dấu hiệu của bệnh tiền sản giật

Như vậy mọi người không thể chủ quan với tình trạng đau đầu khi mang thai để bảo vệ sức khỏe cho hai mẹ con.

1.3. Do thói quen sinh hoạt kém lành mạnh

Bên cạnh hai lý do kể trên, thói quen sinh hoạt kém lành mạnh cũng dẫn tới hiện tượng đau nhức đầu ở phụ nữ mang thai. Tốt nhất chị em nên xây dựng chế độ sinh hoạt điều độ, khoa học, như vậy em bé trong bụng sẽ có cơ hội phát triển toàn diện.

Cụ thể, mẹ bầu không nên ăn đêm hoặc sử dụng các loại đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, đồ uống chứa chất kích thích,… Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng các thực phẩm kể trên thường khiến hệ thần kinh căng thẳng, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và gây triệu chứng đau nhức đầu.

2. Bí quyết điều trị tình trạng đau đầu khi mang thai

Không thể phủ nhận rằng hiện tượng đau đầu khi mang thai ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như tinh thần của mẹ bầu. Đó là lý do vì sao chúng ta nên kiểm soát tốt tình trạng đau nhức đầu xảy ra đối với phụ nữ đang mang thai.

Mẹ bầu không nên lạm dụng thuốc để giảm thiểu cảm giác đau nhức đầu

Trên thực tế, mẹ bầu thường ưu tiên sử dụng những bí quyết kiểm soát cơn đau đầu từ dân gian thay vì điều trị bằng thuốc. Nhờ vậy, sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé sẽ không chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Phụ nữ mang thai có thể tham khảo một vài bí quyết kiểm soát cơn đau đầu dưới đây.

2.1. Những bí quyết giúp mẹ bầu thư giãn tinh thần

Trước hết, mẹ bầu nên “bỏ túi” một vài bí quyết nhỏ để tinh thần thoải mái và thư giãn trong suốt khoảng thời gian mang thai. Trong đó tắm nước nóng là một trong những phương pháp thư giãn, giảm đau nhức đầu cực kỳ hiệu quả. Mọi người nên lựa thời điểm thích hợp trong ngày để tắm và thư giãn nhé! Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp kiểm soát cơn đau đầu tạm thời chứ không thể điều trị dứt điểm bệnh.

Bên cạnh đó, nếu bạn bị đau đầu khi mang thai, hãy thử uống một cốc trà gừng ấm nóng và dành thời gian nằm nghỉ ngơi. Sau khoảng 15 - 30 phút, cơn đau sẽ dịu đi đáng kể, tinh thần của mẹ bầu thoải mái, vui vẻ hơn. Ngoài ra, chị em có thể tham khảo và sử dụng các loại túi chườm hoặc các loại tinh dầu giúp tinh thần thoải mái, thư giãn, giảm tình trạng đau nhức đầu.

Mỗi khi bị đau đầu, bạn có thể uống một cốc trà gừng nóng

2.2. Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày

Như đã phân tích ở trên, thói quen sinh hoạt kém lành mạnh là một nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đau đầu của phụ nữ đang mang thai. Các bác sĩ thường khuyến khích mẹ bầu dành thời gian vận động, tập luyện thể dục, thể thao. Thói quen này không chỉ giải tỏa căng thẳng, áp lực về thần kinh mà còn giúp thai phụ sinh nở dễ dàng hơn. Một số môn thể thao phù hợp với phụ nữ mang thai là: thiền, đi bộ hoặc tập yoga,…

Hàng ngày bạn nên cố gắng duy trì tinh thần thoải mái, vui vẻ, bởi vì những căng thẳng, mệt mỏi ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của hệ thần kinh, gây đau nhức đầu ở phụ nữ mang thai.

2.3. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Để kiểm soát tình trạng đau đầu khi mang thai, mọi người nhớ quan tâm và xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học nhé! Một số thực phẩm kiểm soát cơn đau nhức đầu hiệu quả là: khoai tây, quả anh đào,… Mẹ bầu nên tìm mua và bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày nhé! Đặc biệt, để quá trình vận chuyển máu lên não diễn ra thuận lợi, chúng ta nên bổ sung thêm những thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn uống của mẹ bầu.

Mẹ bầu nên quan tâm tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Hy vọng rằng qua bài viết này chúng ta đã “bỏ túi” thêm nhiều bí quyết điều trị đau đầu khi mang thai hiệu quả mà an toàn. Mẹ bầu chỉ sử dụng thuốc khi được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn chi tiết để bảo vệ sức khỏe, sự phát triển của em bé.

Video liên quan

Chủ đề