Cách vẽ miệng nam

Các chi tiết như mắt, mũi, miệng luôn đóng vai trò quan trọng nói lên cái hồn của nhân vật. Trạng thái của nhân vật bao gồm: vui. buồn, giận dữ...vv được thể hiện rất rõ qua các chi tiết.Mỗi nhân vật đều có những đặc điểm riêng khác biệt. Có người có khuôn mặt ngắn, mắt to, mũi nhỏ hoặc mặt dài, mũi dài, miệng rộng..vv.
I, MIỆNG
1. Sau đây là một số đặc điểm chung của Miệng (môi)
- Môi bình thường: Môi trên mỏng hơn môi dưới, khóe miệng cân bằng, chiều rộng của miệng rộng hơn cánh mũi một chút.
- Môi dày: Môi trên và môi dưới dày như nhau và tổng độ dày của 2 môi lớn hơn tổng độ dày của dáng môi bình thường.
- Môi mỏng: Môi trên và môi dưới mỏng như nhau và tổng độ dày của 2 môi nhỏ hơn tổng độ dày của dáng môi bình thường.
2. Yếu tố chi phối đến đặc điểm của miệng (môi)
- Nhân trung: Nhân trung rộng, dài hoặc hẹp sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ của môi trên, tuy nhiên ta có thể thấy một số yếu tố đi kèm như: nhân trung rộng, sâu thường đi với đôi môi dày còn nhân trung dài,mỏng thường đi với đôi môi mỏng.
- Cấu tạo hàm răng: Khi hàm răng đều thì môi sẽ ở trạng thái bình thường, trường hợp răng đều nhưng hơi nhô ra sẽ khiến môi bị đẩy ra phía trước. ở hàm răng bị hô thì môi bị thay đổi rất lớn thậm chí không thể khép kín phá vỡ hình dáng cấu trúc của môi.
- Hình dáng môi trên: Ở một số khuân mặt môi trên nơi tiếp xúc với môi dưới có các đặc điểm như:
+ Giữa môi gấp khúc, 2 bên khóe môi thẳng
+ Giữa môi gấp khúc, 2 bên khóe môi cong xuống ( hình chữ M )
+ Giữa môi thẳng, 2 khóe môi cong lên trên
+Giữa môi thẳng, 2 khóe môi cong xuống dưới

Cách vẽ miệng nam


3. Khi vẽmiệng:Nên chú ý đến hình dáng tổng thể, hướng của miệng

Cách vẽ miệng nam

Cách vẽ miệng nam



Để diễn tả được trạng thái của miệng cần chú ý đến đường giữa 2 môi, cong lên trên hay xuống dưới, buồn hay vui...vv
Có thể theo các bước hướng dẫn vẽ bên dưới cho 3 góc: chính diện, nghiêng 3/4 và góc nghiêng 1/2

Cách vẽ miệng nam



Giai đoạn hoàn thiện vần chú ý đến sắc độ của môi, cụ thể: Môi trên đậm hơn môi dưới, nhấn đậm vào đường giữa môi, khóe môi, gầm môi bên dưới.

Cách vẽ miệng nam




II, TAI
1. Đặc điểm chung của tai:
- Vành tai trên mỏng hơn vành tai dưới
- Vách ngăn tai
- Lỗ tai
- Chiều dài của tai bằng với chiều dài của mũi


Cách vẽ miệng nam



2. Các yếu tố chi phối đến đặc điểm của tai:
- Tai quá ngắn hoặc dài
- Vành tai quá rộng
- Tai quá nhỏ hoặc to so với khuân mặt


Cách vẽ miệng nam




3.Khi vẽ tai: Nên chú ý đến các chi tiết chính, có một số chi tiết có thể lược bỏ như vành tai bên trong. Nên chú ý đến sắc độ đậm nhạt vì nó quyết định sự thành công trong việc diễn tả chi tiết tai. So với các chi tiết trên khuân mặt thì tai là chi tiết nên vẽ đơn giản, không cần quá chi tiết.


Cách vẽ miệng nam

III, MẮT
1. Đặc điểm chung của mắt:
- Cầu mắt trên, dưới
- Mí mắt trên, dưới
- Tròng mắt, con ngươi
- Khoảng cách giữa 2 mắt là 1 con mắt, tổng độ rộng khuân mặt là 5 con mắt.


Cách vẽ miệng nam



2. Các yếu tố chi phối đến đặc điểm của mắt:
- Mắt quá ngắn hoặc dài
- Đuôi mắt cụp xuống hoặc xếch lên
- Mí trên một hoặc hai mí


Cách vẽ miệng nam

Cách vẽ miệng nam



3.Khi vẽ mắt:Nên vẽ cấu tạo của toàn bộ mắt bên trong hốc mắt của xương sọ. Hướng nhìn quyết định vị trí con ngươi. Mắt nhìn lên hoặc xuống, độ đậm nhạt của 2 mí ( mí trên làm đậm hơn mí dưới ), đuôi mắt cụp hay xếch lên.

Cách vẽ miệng nam


Vẽ mắt ở góc nghiêng 3/4 nên chú ý đến khoảng cách của mắt, hướng con ngươi nhìn để tránh tình trạng mắt bị lác, hay quá gần nhau.

Cách vẽ miệng nam

Cách vẽ miệng nam

Cách vẽ miệng nam



IV: MŨI
1. Đặc điểm chung của mũi:
- Ấn đường vừa phải
- Sống mũi thẳng hoặc gãy
- Đầu mũi to hoặc nhỏ
- Cánh mũi - to - rộng - dày hoặc mỏng- nhỏ - hẹp
- Cánh mũi khoằm xuống
- Cánh mũi và đầu mũi hếch lên trên.


Cách vẽ miệng nam



2. Các yếu tố chi phối đến đặc điểm của mũi:
- Mũi quá ngắn hoặc dài
- Cánh mũi và đầu mũi cụp xuống hoặc xếch lên
- Đầu mũi quá to
- Cánh mũi quá to
3. Cách vẽ mũi :Có thể theo các bước hướng dẫn vẽ bên dưới cho 3 góc: chính diện, nghiêng 3/4 và góc nghiêng 1/2



Cách vẽ miệng nam

Hướng sáng quyết định độ đậm nhạt của mũi. Thường sống mũi nhô lên vì vậy sắc độ sáng hơn 2 bên cánh mũi. Gầm mũi thường tối do gập xuống, sắc độ tối nhất là lỗ mũi.

Trên đây là một số đặc điểm và cách vẽ những chi tiết chính trên khuôn mặt. Ngoài ra, khi đã dựng xong các chi tiết chính, lúc lên bóng cần chú ý đến hướng sánh sáng tác động lên khuôn mặt. Bởi hướng sáng cũng sẽ tác động lên sắc độ các chi tiết trên khuôn mặt.

Cách vẽ miệng nam


>>> Các phong cách tả chân dung (p1)
>>> Các phong cách tả chân dung (p2)
>>> Chân dung và giải phẫu học